2. Khuyến nghị
2.2. Đối với cơ quan BHYT và các cơ quan liên quan
- Đa dạng hóa các hình thức và nội dung tuyên truyền BHYTTN cho xã hội, cho mọi người cùng hiểu đúng và thực hiện tốt chính sách. Mục tiêu công tác tuyên truyền BHYTTN là nâng cao nhận thức cho người dân, hướng tới mở rộng đối tượng, giúp mọi người hiểu rõ bản chất nhân đạo cộng đồng và quyền lợi nghĩa vụ khi tham gia. Hiện nay BHXH đang tổ chức hoạt động đại lý phát hành thẻ BHYTTN, họ chính là cầu nối hữu hiệu để đưa chính sách BHYT đến với người dân, nếu phát huy tốt kênh thông tin này cùng với những hình thức thường sử dụng lâu nay.
- Tăng thời lượng phát sóng của các phương tiện thông tin đại chúng về các chuyên mục riêng của BHYT nói chung và của BHYTTN nói riêng, cần phổ biến nhiều hơn các loại hình BHYT ở trên địa bàn để mọi người dân được học tập, tiếp thu.
- Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng cho hệ thống đại lý thu BHYTTN ở các xã và đại lý thuộc hệ thống bưu điện để làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia BHYT.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các ngành liên quan để tổ chức thu và phát hành thẻ BHYT kịp thời; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý BHYT; tổ chức tốt công tác KCB, nâng cao chất lượng dịch vụ KCB cho người có thẻ BHYT nói riêng và người dân nói chung nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thời gian tới. - Y tế tuyến cơ sở cần tạo mọi điều kiện tốt nhất cho cơ sở y tế tuyến trạm, bệnh viện đa khoa huyện để phục vụ nhân dân KCB BHYT thuận lợi nhất; bên cạnh đó điều chỉnh nơi đăng ký KCB ban đầu linh hoạt theo đặc điểm địa lý của địa phương, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh BHYT.
- Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính trong tiếp nhận hồ sơ, khám chữa bệnh và thanh quyết toán BHYT, giảm phiền hà cho người
78
dân. Tăng cường công tác giáo dục cho công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh phải có chữ Tâm trong việc giải quyết các chế độ chính sách BHXH - BHYT cho dân.
- Tăng cường sự phối hợp với các Hội đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và huyện, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh… để tổ chức tuyên truyền, gắn kết trách nhiệm của toàn xã hội về việc thực hiện mua thẻ BHYT cho các đối tượng thuộc tổ chức quản lý, đồng thời kiến nghị Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh đưa tỷ lệ hộ gia đình có thẻ BHYT vào tiêu chuẩn xét danh hiệu Gia đình văn hóa, khu phố (thôn, bản) văn hóa một cách thích hợp.
- Phối hợp giữa bảo hiểm xã hội với các ngành liên quan và các địa phương cần chặt chẽ hơn. Việc thực hiện BHYTTN, tiến đến BHYT toàn dân có ý nghĩa rất lớn, nhưng để thực hiện được còn phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp, vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể, địa phương và ở chính từng người dân.
- Mở rộng đối tượng tham gia BHYTTN theo nguyên tắc cộng thể cộng đồng, phát huy vai trò của các cấp đảng ủy, chính quyền đoàn thể trong vận động nhân dân tham gia BHYTTN. Phát triển BHYTTN theo chiều sâu nhằm đảm bảo tính bền vững, đồng thời triển khai theo diện rộng tại các xã, phường, quận huyện trong cả nước cả nước. Hình thức thực hiện theo các nhóm đối tượng như học sinh, sinh viên, hội viên hội, đoàn thể, thân nhân của người lao động hoặc của hội viên hội đoàn thể theo đó cần xác định tiềm năng tham ga BHYTTN ở từng nhóm đối tượng sẽ giúp chúng ta phân loại các đối tượng đưa vào chương trình mở rộng và phát triển BHYT.
- Cần có một hệ thống pháp luật quy định rõ ràng mức đóng góp của từng nhóm đối tượng. Các nhóm đối tượng khác nhau tham gia BHYTTN sẽ đóng phí theo nguyên tắc phù hợp với từng tình hình kinh tế xã hội theo từng
79
khu vực thành thị, nông thôn của từng địa phương, khả năng đóng góp của người dân, có kế hoạch hỗ trợ tiền đóng BHYT cho một bộ phận dân cư cận nghèo./.
80
Danh mục tài liệu tham khảo
1. LG. Nguyễn Duy Anh, (2007), Luật Bảo hiểm xã hội và toàn bộ các văn
bản liên quan, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
2. TS. Trịnh Hòa Bình và các cộng sự (2006), “Bảo hiểm y tế - Nhu cầu và khả năng mở rộng ở nông thôn”, Viện xã hội học.
3. Bộ Y tế - Bộ Tài Chính (2007): Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-
BTC ngày 30/3/07, Hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện.
4. Bảo hiểm y tế Việt Nam (2002): Qúa trình hình thành và phát triển Bảo
hiểm y tế Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội.
5. Bảo hiểm y tế Việt Nam: Chính sách BHYT hiện nay của một số nước trên thế giới.
6. Chính phủ (2005): Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 ban hành
Điều lệ Bảo hiểm y tế.
7. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Trần Ngọc Duyến và cộng sự, (2004), Mở rộng Bảo hiểm y tế tự nguyện
tiến tới Bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đề tài nghiên
cứu khoa học, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
9. Lê Ngọc Hùng,(2009), Lịch sử và lý thuyết Xã hội học, NXB ĐHQG Hà
Nội.
10. Quốc hội CHXHCN Việt Nam (2008) Luật số 25/2008/QH12 : Luật Bảo
hiểm y tế.
11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2008), Nghị quyết số 18/2008/QH12
ngày 03/6/2008 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
81
12. Nguyễn Khang, Kinh nghiệm BHYT một số nước trên thế giới, Tạp chí
Bảo hiểm xã hội.
13. Đặng Thảo (2008), Bảo hiểm y tế ở Pháp – Kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 7(155).
14. Phạm Đình Thành và cộng sự, (2004), Các giải pháp cơ bản để tiến tới thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân, đề tài nghiên cứu khoa học, Bảo hiểm
xã hội Việt Nam.
15. Phạm Đình Thành (2007), "Những vấn đề cơ bản của Luật BHYT", Tạp chí Bảo hiểm xã hội.
16. Nguyễn Minh Thảo(2008), “Nhu cầu tham gia BHYT của người dân quận
Tây Hồ chưa có BHYT và một số yếu tố liên quan”, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Đại học y tế công cộng.
17. Hoàng Kiến Thiết và các cộng sự (2008) “Tổ chức thực hiện chính sách
BHYT ở Việt Nam trong tình hình mới”, đề tài nghiên cứu khoa học, Bảo
hiểm xã hội Việt Nam.
18. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
19. Ủy ban nhân dân xã Tam Quang (2012), Báo cáo tình hình thực hiện kinh
tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 của xã Tam Quang.
20. Ủy ban nhân dân thị trấn Hòa Bình (2012), Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2012 Phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT - XH, QP - AN năm 2013 của thị trấn Hòa Bình.
21. Uỷ ban nhân dân huyện Tương Dương (2012), Báo cáo kết quả thực hiện
82
năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 của huyện Tương Dương.
83
PHỤ LỤC
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
KHOA XÃ HỘI HỌC
Đề tài: Bảo hiểm y tế tự nguyện – Những phân tích xã hội học (Nghiên cứu trƣờng hợp thị trấn Hòa Bình và xã Tam Quang, huyện Tƣơng Dƣơng, tỉnh Nghệ An) PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
Kính thưa ông/bà,
Chúng tôi là học viên cao học thuộc khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đang tiến hành nghiên cứu việc tham gia bảo hiểm y tế của người dân tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Nếu ông/bà vui lòng tham gia vào nghiên cứu này, chúng tôi kính mong nhận được ý kiến của ông/bà qua việc trả lời các câu hỏi sau đây. Ông/bà có thể từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào mà ông bà không muốn trả lời. Những thông tin do ông/bà cung cấp được đảm bảo bí mật, và chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của ông/bà! Địa điểm khảo sát:
Họ tên điều tra viên:………....Phỏng vấn ngày………. Họ tên giám sát viên:……….………..……….Ngày kiểm tra ………. Mã số bảng hỏi:………..
CÁC CÂU HỎI CÁC PHƢƠNG ÁN TRẢ LỜI
Câu 1. Ông/bà có nghe/biết
thông tin về bảo hiểm y tế tự nguyện (BHYTTN) không?
1. Đã nghe/biết thông tin về BHYTTN (chuyển câu 2)
2. Chưa nghe/biết thông tin về BHYTTN (dừng cuộc phỏng vấn)
Câu 2. Ông/bà nghe/ biết thông
tin về BHYTTN từ nguồn
1. Cơ quan bảo hiểm
84
thông tin nào? (báo, đài, ti vi…)
3. Chính quyền địa phương 4. Nhân viên y tế
5. Các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp (Hội phụ nữ, hội nông dân. …)
6. Người thân/bạn bè/hàng xóm/đồng nghiệp
7. Ý kiến khác (ghi rõ………)
Câu 3. Theo ông/bà thì việc
tham gia BHYTTN được hưởng quyền lợi gì?
1. Được khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng
2. Được khám thai định kỳ, sinh con
3. Được khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh
4. Chỉ phải trả một phần chi phí khám chữa bệnh
5. Được thanh toán chi phí KCB đối với dịch vụ kỹ thuật cao.
6. Ý kiến khác(ghi rõ………)
Câu 4. Hiện nay ông/bà có tham gia BHYTTN không?
1. Có (chuyển câu 6)
2. Không (chuyển câu 5, sau đó chuyển câu 10)
Câu 5. Tại sao ông/bà không tham gia BHYTTN?
1. Không biết mua ở đâu 2. Không đủ tiền mua
3. Khỏe mạnh nên không cần BHYTTN 4. Cán bộ y tế thiếu nhiệt tình trong khám chữa bệnh bằng thẻ BHYTTN
5. Chất lượng khám chữa bệnh bằng dịch vụ BHYTTN chưa tốt
85
BHYTTN rườm rà, phức tạp 7. Thấy không cần thiết
8. Ý kiến khác (ghi rõ………..)
Câu 6. Tại sao ông/bà lại tham
gia bảo hiểm y tế tự nguyện?
1. Để giảm chi phí khi khám chữa bệnh 2. Để hưởng các quyền lợi do bảo hiểm y tế tự nguyện mang lại
3. Do ngành y tế/bảo hiểm tuyên truyền 4. Do chính quyền/đoàn thể vận động
5. Thấy người khác tham gia thì cũng tham gia
6. Ý kiến khác (ghi rõ………..)
Câu 7. Khi đi khám/chữa bệnh
ông/bà có thường xuyên sử dụng thẻ BHYTTN không?
1. Thường xuyên 2. Thỉnh thoảng 3. Chưa bao giờ
Câu 8. Tại sao ông/bà không thường xuyên sử dụng thẻ BHYTTN khi khám bệnh?
1. Chưa khi nào ốm đau nặng/cần chi phí lớn nên chưa dùng
2. Thái độ của nhân viên y tế chưa nhiệt tình 3. Chất lượng khám chữa bệnh chưa tốt 4. Chất lượng/số lượng thuốc không đảm bảo
5. Thủ tục thanh toán chưa thuận tiện 6. Ý kiến khác (ghi rõ………)`
Câu 9. Tại sao có thẻ BHYTTN nhưng khi ốm đau ông/bà chưa sử dụng?
1. Chưa khi nào ốm đau nặng/cần chi phí lớn nên chưa dùng
2. Thái độ của nhân viên y tế chưa nhiệt tình 3. Chất lượng khám chữa bệnh chưa tốt 4. Chất lượng/số lượng thuốc không đảm bảo
86
5. Thủ tục thanh toán chưa thuận tiện 6. Ý kiến khác (ghi rõ………)
Câu 10. Ông/bà đánh giá như thế nào về dịch vụ khám chữa bệnh bằng thẻ BHYTTN so với khám việc khám chữa bệnh không sử dụng thẻ BHYT?
1. Khám/chữa bệnh bằng thẻ BHYTTN thì thái độ của nhân viên y tế không nhiệt tình bằng khám/chữa bệnh không sử dụng thẻ BHYT
2. Khám/chữa bệnh bằng thẻ BHYTTN thì chất lượng khám chữa bệnh không tốt bằng khám/chữa bệnh không sử dụng thẻ BHYT 3. Khám/chữa bệnh bằng thẻ BHYTTN thì chất lượng/số lượng thuốc không đảm bảo bằng khám/chữa bệnh không sử dụng thẻ BHYT
4. Khám/chữa bệnh bằng thẻ BHYTTN thì thủ tục thanh toán phiền hà hơn so với khám/chữa bệnh không sử dụng thẻ BHYT 5. Ý kiến khác (ghi rõ……….)
Câu 11. Theo ông/bà mức đóng phí bảo hiểm y tế tự nguyện hiện nay như thế nào?
1. Phù hợp 2. Quá cao 2. Quá thấp 3. Không biết
4. Khác (ghi rõ………..) THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI TRẢ LỜI
Câu 12. Xin ông/bà cho biết tuổi của mình? ……….. tuổi Câu 13. Trình độ học vấn của ông/bà? 1. Tiểu học trở xuống (1) 2. Trung học cơ sở (cấp 2) 3. Trung học phổ thông (cấp 3) 4. Trung học chuyên nghiệp 5. Cao đẳng, đại học, trên đại học
87
Câu 14. Nghề nghiệp mang lại
thu nhập chính của ông/bà?
1. Sản xuất nông nghiệp 2. Lâm nghiệp
3. Chăn nuôi
4. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp 5. Kinh doanh buôn bán
6. Lao động tự do
7. Nghề khác (ghi rõ………..)
Câu 15. Thu nhập bình quân trên đầu người trên/tháng?
1. Từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống 2. Trên 400.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng 3. Trên 520.000 đến dưới 1000.000 đồng/người/tháng 4. Từ 1000.0000 đến dưới 3000.000 đồng/người/tháng 5. Từ 3000.0000 đến dưới 6000.000 đồng/người/tháng 6. Từ 6000.0000 đến dưới 10.000.000 đồng/người/tháng 7. Từ 10.000.0000 đồng/người/tháng trở lên
Câu 16. Ông/bà thuộc dân tộc
kinh hay dân tộc thiểu số? 1. Dân tộc thiểu số 2. Dân tộc kinh
Câu 17. Giới tính của người trả
lời?
1. Nam 2. Nữ
88
GỢI Ý PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho ngƣời có BHYTTN)
Nội dung chính cuộc trao đổi xung quanh vấn đề tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Những thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận các thông tin và cơ quan quản lý liên quan.
Phần 1. Mở đầu
1. Xác định đối tƣợng phỏng vấn
Người tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện
2. Giới thiệu về nghiên cứu
Kính thưa Ông/bà!
Nghiên cứu này của chúng tôi được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức của người dân về bảo hiểm y tế tự nguyện cũng như thực trạng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân hiện nay. Thông qua đó đề xuất một số giải pháp đối với việc triển khai bảo hiểm y tế toàn dân.
Trân trọng cảm ơn ông/bà !
3. Một số thông tin cơ bản
3.1 Phỏng vấn viên giới thiệu tên, cơ quan làm việc
3.2 Tên người được phỏng vấn, chức vụ, tuổi, trình độ học vấn/chuyên môn kỹ thuật
3.3 Ghi chép thông tin về buổi phỏng vấn
- Ngày tiến hành phỏng vấn; thời gian bắt đầu, kết thúc - Nơi diễn ra cuộc phỏng vấn (tại nơi làm việc, nhà riêng…) - Địa chỉ nơi phỏng vấn
Phần 2. Nội dung chính
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƢỜI THAM GIA BHYTTN
1. Một số thông tin cá nhân: tuổi, giới tính, trình độ học vấn… 2. Xin cho biết công việc trước đây anh/chị đã từng làm?
II. ĐÁNH GIÁ VỀ BHYTTN
A. Đánh giá về quy trình/ thủ tục BHYTTN
1. Anh/chị tham gia đóng BHYTTN từ khi nào? Thời gian đóng BHYTTN? Lý do anh/chị tham gia đóng BHYTTN là gì?
2. Trước khi tham gia đóng BHYTTN anh/chị có được tư vấn, tuyên truyền/giới thiệu gì về BHYTTN này không? Nếu có qua nguồn nào? 3. Quá trình đóng BHYTTN của anh/chị có khó khăn gì không?
89
4. Khi thực hiện các thủ tục, quy trình hưởng BHYTTN anh/chị có tìm hiểu thông tin về nó hay không? Nếu có qua nguồn nào?
5. Anh/chị có nhận được sự tư vấn/hướng dẫn của các nhân viên BHYTTN về các vấn đề có liên quan đến việc hưởng BHYTTN hay không?