HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Nâng Cao Ý Thức...(Giải Nén Giùm) (Trang 25 - 33)

nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠOĐỨC HỒ CHÍ MINH ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Đạo đức là cái gốc của con người, đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển: Đạo đức, theo nghĩa chung nhất là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm các nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng được xã hội thừa nhận. Có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và toàn xã hội.

Đạo đức là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng dân tộc trong phạm vi đất nước. Truyền thống đạo đức cơ bản của dân tộc Việt Nam: yêu nước; tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng; cần cù, siêng năng, thích ứng, sáng tạo; lòng nhân nghĩa.

Bác Hồ khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng, Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là

một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Bác ví đạo đức là nguồn nuôi

dưỡng và phát triển con người như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối; Bác viết: “ Cũng như sông có nguồn mới có nước,

không có nguồn thì sông cạn; cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trong thử thách, Bác Hồ khẳng định: “ Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước; khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phát khiêm tốn, mới “ lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo”.

Tuy nhiên, sau những thành công vang dội của Đảng ta, của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến thần thánh và những thành tựu sau hai mươi năm đổi mới; Đảng ta đang đối mặt với những nguy cơ, thách thức lớn đó là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối

sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Những suy thoái đó biểu hiện: chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng, vụ lợi có xu hướng ngày càng gia tăng; tham nhũng, đưa và nhận hối lộ, bòn rút, lãng phí của công diễn ra ở nhiều ngành nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương có chiều hướng gia tăng và trở thành quốc nạn. Vụ án tham nhũng, đưa và nhận hối lộ gần đây nhất mà các phương tiện thông tin công bố là vụ PMU 18 làm thất thoát tiền của nhà nước, của nhân dân hàng ngàn tỉ đồng, đã phá hoại chính sách kinh tế- xã hội của đất nước, đã kiềm hãm sự phát triển kinh tế, gây lo ngại cho các nhà đầu tư trong nước lẫn ngoài nước.

Một bộ phận cán bộ, đảng viên quan liêu, xa dân; lãnh đạo vô cảm trước những khó khăn, bức xúc, những yêu cầu, đòi hỏi chính đáng của nhân dân và các doanh nghiệp; lối sống thiếu trung thực, cơ hội, “chạy chọt” vì lợi ích cá nhân, gây mất đoàn kết nội bộ. Lời nói không đi đôi với việc làm: nói và làm trái với nghị quyết của Đảng, phát ngôn tùy tiện vô nguyên tắc. Suy thoái về đạo đức trong quan hệ gia đình, quan hệ cá nhân và xã hội; tranh chấp tài sản, ngược đãi ông bà, lừa đảo bạn bè, lối sống buông thả, tệ ma túy, cờ bạc. Đạo đức nghề nghiệp sa sút kể cả những nghề được xã hội tôn vinh.

Sự suy thoái đạo đức được xem như quốc nạn dẫn đến những tác hại không nhỏ: giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước đối với nhân dân; giảm đi sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong Đảng; phá hoại hạnh phúc gia đình; suy giảm nguồn nhân lực của đất nước làm thiệt hại nền kinh tế của đất nước. Nếu nguy cơ này không được đẩy lùi trong thời gian sớm thì sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa ở nước ta

Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết. Đảng lãnh đạo nhân dân ta xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, đây là trách nhiệm nặng nề nhưng vẻ vang vì vậy phải xây dựng một nền tảng đạo đức vững chắc. Cần phải học tập và làm việc theo đạo đức Hồ Chí Minh là cấp bách và quan trọng.

Việc học tập đạo đức Hồ Chí Minh là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức

Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

Trung với nước, hiếu với dân

Trung với nước: Trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước và phát triển đất nước làm cho đất nước “sánh vai với các cường

quốc năm châu”. Nước là của dân, dân là chủ đất nước; trung với

nước là trung với dân, vì lợi ích của nhân dân “ Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân”.

Hiếu với dân: Cán bộ Đảng, cán bộ nhà nước “ Vừa là người

lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Trung với nước hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng

Bác Hồ dạy “ Tận trung với nước, tận hiếu với dân” tức là phải gắn bó với dân, gần dân, dựa dân, lấy dân làm gốc. Nắm được tâm tư của nhân dân, chăm lo: dân sinh, dân trí, dân chủ

Đạo đức của Cụ Hồ được cấu thành từ ba mệnh đề, trong đó, mệnh đề thứ nhất là: Trung với nước, Hiếu với dân. Nếu như ngày xưa “ trung quân vương và hiếu phụ mẫu” (trung thành với vua, hiếu thảo với cha mẹ), đòi hỏi những gì thì ngày nay nội dung trung với nước, hiếu với dân cũng đòi hỏi như vậy; thậm chí còn cao hơn nữa. Bởi thế, nếu đã trung với nước, hiếu với dân thì suốt đời phải tận tụy, quên mình phục vụ nước nhà, phục vụ nhân dân. Đây là cái đức lớn nhất, cái gốc của nhân cách Cụ Hồ, là điều mà đồng bào ta và nhân dân thế giới ngợi ca

Yêu thương con người, sống có nghĩa có tình:

Thủ tướng Phạm văn Đồng đã viết: “ Những tư tưởng lớn của

Hồ Chủ tịch là những tình cảm lớn. Trong đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch, cũng như trong đời sống hàng ngày của mình, Hồ Chủ tịch đối xử với người luôn có lý, có tình. Bác Hồ muôn vàn yêu thương đối với đồng chí, đồng bào. Trong tình yêu đó, có chỗ cho mọi người, không quên sót một ai và sắp xếp cho mỗi người vị trí chiến đấu, cũng như lo lắng chu đáo cho mỗi người việc làm, đời sống và học tập, vừa nghiêm khắc đòi hỏi, vừa thương yêu dìu dắt...Đối với kẻ lầm đường, lạc lối, lòng Hồ Chủ tịch còn rộng hơn biển cả, Người dạy phải khoan hồng, vui

mừng đón rước những đứa con vì cảnh ngộ mà lạc bầy”-Trích “

Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của giáo sư Trần Văn Giàu (báo An Ninh Thế Giới ngày 29/8/2007)

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Đối với người lao động thì lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh; không lười biếng, không ỉ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ “ Lao động là nghĩa

vụ thiêng liêng, là nguồn sống, là hạnh phúc của mỗi chúng ta”.

Tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của dân, của nhà nước và của bản thân mình; tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ “

không sa sỉ, không phung phí, không bừa bãi, không phô trương hình thức”. Đối với người lãnh đạo thì phải trong sạch “ luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”; ngay thẳng, không tà,

đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao, tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết. Rất mực công bằng, công tâm, vô tư là không được lòng riêng, thiên tư, thiên vị; đem lòng chí công vô tư đối với người đối với việc.

Tinh thần quốc tế trong sáng: Đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung: đấu tranh giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột. Đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì mục tiêu chung: hợp tác cùng có lợi. Đoàn kết với nhân dân tiến bộ vì hòa bình, công lý, tiến bộ; đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước.

Những tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện:

Trọn đời phấn đấu giải phóng dân tộc: Bác Hồ viết: “ Bài

học chính trong đời tôi là tuyệt đối và hoàn toàn cống hiến đời mình cho sự nghiệp giải phóng và thống nhất Tổ Quốc, giải phóng giai cấp công nhân và dân tộc bị áp bức, cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, cho sự hợp tác anh em và hòa bình giữa các dân tộc”, và Bác đã làm đúng như vậy. Bác Hồ được sinh ra trong

cảnh nước mất và lớn lên trong hoàn cảnh các phong trào cách mạng bị khủng hoảng về đường lối cứu quốc; Bác đã ra đi tìm đường cứu

nước. Với hai bàn tay trắng, Bác đã bôn ba khắp thế giới, tiếp xúc với nhiều học thuyết, nhiều chủ nghĩa và học thuyết nào phục vụ cho lý tưởng giành lại độc lập cho dân tộc, hạnh phúc ấm no cho nhân dân đều được Người khai thác và vận dụng. Chính lý tưởng ấy đã giúp Người vượt qua bao khó khăn thử thách “ giàu sang không quyến rủ, uy vũ không khuất phục, nghèo khó không chuyển lay”

Ý chí và nghị lực tinh thần to lớn vượt qua thách thức khó khăn để đạt được mục đích cách mạng: Có lẽ đoạn văn sau đây của nhà báo La-cót-tơ là tiêu biểu cho công luận quốc tế nhận xét một cách khách quan rằng:

“ Trong ngót nửa thế kỷ, ông Hồ Chí Minh lãnh đạo một cuộc chiến đấu chưa từng có, về biến chuyển của chiến thuật và tình huống, về tính đa dạng của cách xử trí, về những hy sinh phải chấp nhận, về sức mạnh yếu khác nhau một trời một vực ở mặt vũ khí. Bị tòa án thực dân xử tử hình, mươi lần thoát khỏi lưu đài và máy chém, khi thì mặc áo vàng nhà sư Thái Lan, khi thì mặc quân phục đệ bát lộ quân Trung Quốc. Và giành được chính quyền rồi, ông Hồ phải liên tiếp đương đầu với hai đế quốc phương Tây. Thời nay có nhà cách mạng nào đủ gan lớn mật đầy để chống đối trật tự của các liệt cường với một quyết tâm bền bỉ đến thế? Ông Hồ đã hồi sinh một dân tộc, tái tạo một quốc gia, lãnh đạo hai cuộc chiến tranh, về cơ bản là chiến tranh của những người bị áp bức. Cuộc chiến đấu của ông chống Mỹ tỏ rõ các giới hạn của sức mạnh kỹ thuật khi đương đầu với con người”(báo An ninh thế giới ngày 26/8/2007)

Tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân: Bác Hồ có tình thương bao la với mọi kiếp người, bao số phận con người.

Một người nhân ái, vị tha, khoan dung nhân hậu hết mực vì con người: Bác viết “ Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau

khổ riêng và gọp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”. Như phần lớn các nhà

của Cụ Hồ- được thể hiện qua từng lời nói, từng việc làm của Cụ suốt cả đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi.

Trong tiềm thức của Cụ Hồ- thương người đồng nghĩa với nhân ái. Vậy nhân ái của Cụ Hồ khác gì với nhân ái của Khổng Mặc, hay chỉ là một mà thôi? Đương nhiên là khác không nhỏ. Nguyễn Tất Thành- Anh Ba bồi bếp, rồi thủy thủ con tàu buôn ấy có một tâm hồn nhạy cảm, xót xa từng thân phận của những người cùng khổ mới có những nét bút làm xúc động lương tâm con người đến thế khi anh mô tả một cuộc hành trình theo kiểu Lunch ở đất Mỹ. Nếu không có trái tim đập cùng nhịp với những người thất thế cô đơn, làm sao viết chuyện một cụ già ở Epinettơ, Pari, đã mất hết nhà cửa, vợ con trong cuộc đại chiến, đang ngày ngày chờ từng bát cháo từ thiện?

Lòng thương người của Nguyễn Ái Quốc đồng nghĩa với tình thương dành cho các dân tộc bị xích xiềng thực dân. Tình thương của người không chỉ là cảm thông mà là chỉ dẫn cho người lao động và các dân tộc bị áp bức biết tự mình cởi ách nô lệ, chớ không phải mòn móng ngựa, bánh xe để du thuyết cho vương hầu.

Đi tìm và khai phá con đường cách mạng, Nguyễn Ái Quốc luôn đặt vấn đề tự do song song với hạnh phúc của dân tộc. Có người Mỹ nói: Cụ Hồ vừa là Oasinhtơn, vừa là Lin-con. Đúng mà chưa đủ vì Cụ Hồ còn đi xa hơn nữa với tấm lòng nhân ái thiết thực. Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ phải trải qua nạn đói khủng khiếp do Pháp- Nhật gây ra. Trong tình cảnh vô cùng khó khăn ấy, Cụ Hồ chủ trương phát động nhân dân tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Bản thân người gương mẫu mỗi tháng nhịn ăn ba bữa để góp gạo cứu đói, và Cụ Hồ đã đổ lon gạo dành dụm của mình vào hũ gạo tiết kiệm của muôn dân như mọi người dân bình dị. Những việc làm vì thương người, thương dân của Cụ Hồ sao có thể kể xiết. Ngay cả khi đi chiến dịch biên giới, Người không chịu cưỡi ngựa mà cùng đi bộ với 7 cán bộ, chiến sĩ, để ngựa thồ hành lý đỡ cho anh em. Khi đi thăm trại tù binh về, Cụ không còn áo khoát vì đã cho tên quan ba thầy thuốc bị rét cóng. Hiếm có một lãnh tụ như vậy. Cụ Hồ đích thực có một tình thương mênh mông dành cho bao kiếp người, bao số phận con người.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo có năng suất, có chất lượng, có hiệu quả. Biết quý trọng công sức tài sản lao động của tập thể, của nhân dân. Không sa hoa lãng phí, phô trương hình thức, biết sử dụng tiền vốn, vật tư, lao động của tập thể, của nhà nước, của mình có hiệu quả

Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chống lối sống thực dụng; loại bỏ thói chạy theo danh vọng, địa vị, giành giực quyền lợi. Thẳng thắn, trung thực bảo vệ chân lý, bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng, bảo vệ người tốt; kiên quyết chống bệnh lười biếng, chống lối sống hưởng thụ; nói đi đôi với làm; đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.

Chống chủ nghĩa cá nhân: Nâng cao đạo đức cách mạng, thực hiện “ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản thân tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, luôn đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu; luôn khiêm tốn với mọi người, không tự cao, tự đại; lắng nghe ý kiến đóng góp

Một phần của tài liệu Nâng Cao Ý Thức...(Giải Nén Giùm) (Trang 25 - 33)