7. Kết cấu của đề tài
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đời sống văn hóa tinh thần
thần của tỉnh Đồng Tháp
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc 13 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, có diện tích 337 400 hecta và dân số 1 666 467 người. Là một tỉnh nằm vắt qua sông Tiền. Sông Tiền từ Campuchia chảy xuống chia Đồng Tháp thành hai khu vực phía Bắc và phía Nam. Phía Bắc là Đồng Tháp Mười mênh mông giáp với hai tỉnh Long An và Tiền Giang, gồm các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, huyện Cao Lãnh, thị xã Hồng Ngự và thành phố Cao Lãnh. Phía Nam là khu vực nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, giáp ranh với tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, gồm các huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và thị xã Sa Đéc.
Về mặt hành chính, tỉnh Đồng Tháp có 9 huyện, 138 xã, phường và thị trấn, có 2 thị xã và 1 thành phố. Có đường biên giới quốc gia với Campuchia dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu (Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước). Hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 45 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.
Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa; nhóm đất phèn; nhóm đất xám; nhóm đất cát. Trước đây đa số các diện tích ẩm, lầy thấp ở Đồng Tháp Mười được bao phủ bởi rừng rậm, cây tràm được coi là đặc thù
45
của Đồng Tháp Mười. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi.
Về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có cát xây dựng các loại, phân bố ở ven sông, cồn hoặc các cù lao, là mặt hàng chiến lược của tỉnh trong xây dựng. Sét gạch ngói có trong phù sa cổ, trầm tích biển, trầm tích sông, trầm tích đầm lầy, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với trữ lượng lớn. Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía Nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt. Có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp.
Tỉnh có nhiều điểm du lịch, như khu di tích Gò Tháp, khu di tích Xẻo Quýt, Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Vườn Quốc gia Tràm Chim, Vườn cò Tháp Mười, Làng hoa cảnh Tân Quy Đông (Vườn hồng Sa Đéc)…
Về lợi thế kinh tế, đó là sản lượng lúa hàng năm cung cấp khoảng 3000 tấn/ năm gạo xuất khẩu. Thuỷ sản được xác định là thế mạnh thứ hai, sau cây lúa của tỉnh, đã có bước phát triển khá cả về quy mô, phương thức nuôi trồng và chất lượng sản phẩm thuỷ sản. Nguồn nguyên liệu nông - thuỷ sản dồi dào của tỉnh chính là lợi thế để phát triển ngành công nghiệp chế biến. Năm 2002, ngành này đã đạt khoảng 1.370 tỷ đồng, chiếm 88,5% tỷ trọng của ngành công nghiệp.
Đất nước và con người Đồng Tháp cũng là một trong những nơi tiêu biểu cho đất nước con người vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền tây Nam Bộ.
- Đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay
Cho đến nay đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa. Nhưng tựu trung lại, nói tới văn hóa là nói tới con người và nói tới phát huy những năng lực bản
46
chất người của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Tiếp cận một cách cụ thể hơn thì, văn hóa là sự phát huy các năng lực bản chất của con người, là sự thể hiện đầy đủ nhất chất người, nên văn hóa có mặt trong bất cứ hoạt động nào của con người, từ hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, cư xử, giao tiếp, thậm chí đến cả những suy tư thầm kín của mỗi cá nhân. Hoạt động văn hóa là hoạt động sản xuất ra các giá trị vật chất và giá trị tinh thần nhằm giáo dục con người hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ và khả năng sáng tạo ra chân, thiện, mỹ trong đời sống của từng con người cũng như của cả xã hội. Hồ Chí Minh nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [50, tr. 431]. Quan niệm của Hồ Chí Minh cho thấy văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, là động lực giúp con người sinh tồn, là mục đích cuộc sống loài người.
Năm 1988, tại lễ phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, tổng giám đốc Unesco Federico Mayor đưa ra định nghĩa: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình” [77, tr.23]
Qua các định nghĩa trên, nhận thấy yếu tố cốt lõi của văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Với ý nghĩa đó có thể khái quát:
47
Văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử bằng lao động của mình trên cả hai lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Từ đó ta có thể hiểu, văn hóa tinh thần là tổng thể những giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử bằng lao động của mình trên lĩnh vực sản xuất tinh thần.
Nói đến đời sống là nói đến “sinh hoạt”, nói đến “hoạt động”. C. Mác viết: “Cuộc sống là gì nếu không phải là hoạt động sống” [49, tr.233]. Như vậy, nói đến đời sống văn hóa tinh thần là nói hoạt động của con người trên lĩnh vực tinh thần – hoạt động sản xuất, trao đổi và tiêu dùng giá trị tinh thần diễn ra trên các lĩnh vực tư tưởng, phong tục tập quán, nghệ thuật, giáo dục, tín ngưỡng – tôn giáo.
Đời sống văn hóa tinh thần không phải là một cơ cấu tĩnh tại, một hệ thống đóng kín, nằm im mà là tổng thể đang vận động của các giá trị tinh thần được thực hiện và thể hiện thông qua hoạt động của con người trên các lĩnh vực khác nhau của sự sản xuất, trao đổi và tiêu dùng tinh thần.
Ở Đồng Tháp hiện nay, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân vô cùng phong phú. Đời sống vật chất của nhân dân khá lên, người dân có nhiều thời gian dành cho việc thờ cúng, đi lễ chùa. Các di tích được sửa sang, mở rộng và xây mới. Tổ chức tôn giáo nào cũng tích cực xây dựng lại mới và trùng tu tôn tạo lại nơi thờ tự khang trang, quy mô lớn hơn nơi thờ tự cũ. Bên cạnh bàn thờ tổ tiên và các thần linh tôn giáo thì người dân Đồng Tháp còn thờ một số vị thần linh khác như thờ thần tài, thờ ông địa, ông táo, thờ tổ nghề, thờ ông độ mạng, thờ bà mẹ sanh… Trong các gia đình chủ nhà là người cao tuổi, trình độ học vấn thấp, theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hay theo PGHH là những gia đình thờ nhiều gia thần. Hầu hết các gia đình làm nghề kinh doanh đều thờ Ông Địa và Thần Tài, các gia đình tiểu thủ công phần lớn đều thờ tổ nghề (tiên sư). Nhiều gia đình còn thờ bàn thiên. Bàn
48
thiên là dấu vết còn lại của tín ngưỡng cổ sơ thờ trời đất, thể hiện quan niệm “cha trời, mẹ đất”, “trời tròn, đất vuông”. Vuông, tròn là khái niệm âm dương lúc sơ khai, đồng thời cũng mang ý nghĩa cầu mong sự tốt đẹp. Đời sống văn hóa tinh thần ở Đồng Tháp phong phú còn phải kể đến các lễ hội như lễ hội Gò Tháp. Lễ hội Gò Tháp hàng năm diễn ra tại khu di tích văn hóa lịch sử Gò Tháp thuộc ấp 4, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười và thường kéo dài trong ba ngày 14, 15 và 16. Một năm tổ chức hai lần vào rằm tháng ba và tháng mười một âm lịch. Lễ hội chính tập trung ở miếu Bà Chúa Xứ (vào tháng ba) và đền thờ Thiên Hộ Dương – Đốc Binh Kiều (vào tháng mười một). Song, từ xưa đã có lệ khi cúng bà thì kiến ông và ngược lại. Hai đối tượng đều được bái tế với nghi thức riêng ở hai điện thờ riêng biệt, song khách hành hương khó có thể phân biệt kỳ nào là lễ chính dành cho vị nào. Trong tâm thức của người dân, thần cũng có quan hệ láng giềng như người phàm. Bà Chúa Xứ là chủ cũ của xứ sở này, nên khi cúng hai ngài thì phải biết đến bà chủ đất. Còn hai ngài tuy không được nhà vua sắc phong nhưng được dân làng thờ phụng với tư cách thần thành hoàng bổn cảnh, mặc nhiên là chủ đất mới, nên bà chủ đất cũ phải kiêng nể hai ngài. Đến ngày lễ hội người dân “làm heo trắng cúng bà, làm gà cũng thần nông”. Tục cúng này bộc lộ tín ngưỡng có nội dung kết hợp giữa tục cúng chủ đất cũ (Bà Chúa Xứ) với tâm thức cầu mong được mùa trong nông nghiệp. Nhưng trong thực tế người dân đến với lễ hội và khấn nguyện bà dưới dạng thần tài để cầu tài lộc, buôn may bán đắt, cầu được che chở, tai qua nạn khỏi…Hiện nay, hàng năm, lệ cúng Bà Chúa Xứ là nội dung lớn thứ nhì, sau nội dung chính là thờ phụng hai ngài Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều, góp phần thu hút khách hành hương từ các nơi. Người dân nông thôn ít được thưởng thức văn hóa nghệ thuật chuyện nghiệp, vì thế với họ thì lễ hội truyền thống và những yếu tố cấu thành nó mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Lễ hội đã đáp ứng cả những nhu cầu chung mang tính cộng đồng
49
lẫn nhu cầu riêng tư của cá nhân con người từ giữ gìn truyền thống văn hóa, tăng cường giao lưu cộng đồng, tấm lòng đối với những thế hệ trước… đến việc vui chơi thưởng ngoạn và cầu ước cho nguyện vọng riêng.
Tục thờ đại càn (thờ nữ thần biển), là một dạng tín ngưỡng ngư nghiệp, được hình thành trong quá trình giao tiếp văn hóa giữa các dân tộc Việt, Hoa, Chăm, là một dạng sinh hoạt văn hóa độc đáo mang đậm nét bản địa. Tục cúng cầu ngư thường được diễn ra vào lúc cao điểm của mùa cá là vào tháng 12 âm lịch. Hình thức tế lễ dù mỗi nơi có khác nhau, nhưng nội dung tín ngưỡng cầu ngư vẫn thể hiện ước vọng được thần cho nhiều cá. Thường trong tế lễ có cảnh múa bóng. Bà bóng đầu đội mũ lim cô, mặc áo màu đỏ viền xanh, hoặc vàng viền đỏ, chân mang tất, đầu đội một cái mâm trên có kết hình ngôi tháp. Vừa múa vừa đọc một bài kệ tùy theo hoàn cảnh mà mời các vị thần thích hợp đến chứng kiến buổi lễ và ban phước lành cho chủ lễ và dân làng. Ngoài hình thức tế lễ cộng đồng, ở Đồng Tháp còn có hình thức cúng cầu ngư cá thể, đó là những gia đình hàng năm khi xong mùa cá thì thường tổ chức cúng cầu ngư rất lớn ở Gò Tháp.
Cúng lề, bao gồm giỗ hội và giỗ tổ dòng họ. giỗ hội là ngày làm giỗ hàng năm cho ông bà thuộc đời thứ tư trở về trước. Hàng năm các vị này được cũng giỗ chung một lần gọi là giỗ hội. Ngày giỗ có thể là ngày qua đời của vị tổ dòng họ, nhưng thực tế ít ai còn nhớ đến ngày này nên người ta chọn một ngày nào đó trong năm vừa có ý nghĩa, vừa thuận tiện cho mọi người trong họ về dự. Ngày làm giỗ hội thường được chọn sau tết nguyên đán hoặc một ngày trong tháng chạp. Vì vậy nên giỗ hội còn gọi là giỗ chạp. Nội dung khấn bái thể hiện rõ tính chất giỗ chung, giỗ hội ở mọi dòng họ. giỗ hội là để tưởng nhớ về các bậc tiên liệt của dòng họ mà con cháu đời sau không thể cúng riêng từng vị được. Các dòng họ hàng năm còn có ngày giỗ tổ, đó là ngày làm cho con cháu nhớ về tổ tiên. Hiện nay, còn nhiều dòng họ bảo tồn
50
việc cúng lề và nghi thức độc đáo mà chỉ có một số ít có thể giải thích được ý nghĩa của nó, còn đa số chỉ biết rằng nó có liên quan đến tổ tiên mà thôi. Thường người dân kết hợp cúng lề với cúng đất. Cúng đất là cúng chủ thổ, cúng tạ thổ, cúng chủ đất cũ. Trong tâm thức của lưu dân Nam bộ trong buổi đầu khai hoang, vùng đất mới này trước kia đã có chủ, nên tục cúng tạ thổ cầu an ở quê cũ cũng được họ thực hiện ở đây nhằm tạ ơn trời đất, thánh thần, tổ tiên, vong linh người khuất để cầu được sự an lành.
Uống nước nhớ nguồn, nhớ công lao tổ tiên ông bà trong gia đình, những người có công khai hoang lập làng, chiến đấu chống thiên tai, thú dữ, bệnh tật, chống quân xâm lược cướp nước, giữ yên bờ cõi xóm làng…là truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Truyền thống đó được phát huy mạnh mẽ ở Nam bộ. Trong gia đình đều có bàn thờ tổ tiên ông bà, khắp các thôn ấp làng xã đều có đình, miễu hoặc đền thờ. Như đền thờ ông Đỗ Công Tường, người có công lập chợ Cao Lãnh. Đền thờ Thượng tướng Quận công Trần Văn Năng, người có công chống quân xiêm. Đền thờ ông Huỳnh Công Huy, người có công lập làng Tân Thành…Người dân không những thần hóa những vị có công trong việc khai hoang, lập ấp mà còn mang những vị có công ở quê cũ và thờ cúng với quy mô khác nhau, tùy theo công đức của vị đó và tình hình kinh tế của dân làng.
Ngoài hai công trình văn hóa tưởng niệm có tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước, tình cảm con người là khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh thì tỉnh còn đầu tư tôn tạo nhiều công trình di tích, các khu du lịch trên địa bàn tạo ra những điểm vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu cho người dân trong các dịp lễ tết như khu di tích lịch sử văn hóa Gò Tháp, khu di tích cách mạng Xẻo Quýt, khu du lịch vườn quốc gia Tràm Chim, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng. Chăm lo đời sống tinh thần và thể chất của nhân dân tỉnh đã đầu tư xây dựng khu liên hợp thể dục thể thao, xây nhà thiếu nhi, tu bổ công viên, nhà văn hóa, khu vui chơi, giải trí, làm nơi
51
hưởng thụ văn hóa lành mạnh, rèn luyện thân thể hàng ngày cho nhân dân lao động. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã được phát động rộng rãi, được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, mang lại hiệu quả lành mạnh, với số lượng gia đình đăng ký và đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa ngày càng cao đã chứng minh chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Các