Đánh giá phương pháp tính khấu hao và kế toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Bàn về phương pháp tính khấu hao và kế toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp.doc (Trang 27 - 31)

2.1. Đánh giá phương pháp tính khấu hao và kế toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp trong các doanh nghiệp

2.1.1. Ưu điểm

Xuất phát từ những yêu cầu của công tác quản lý, cũng như sự đòi hỏi mạnh mẽ phải hội nhập của nền kinh tế với khu vực và quốc tế, cũng để ngày càng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế thì nhà nước đã ngày càng có những văn bản điều chỉnh các quy định trong công tác kế toán tài chính.

Việc ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong đó có chuẩn mực số 03, 04 là các chuẩn mực về TSCĐ hữu hình và vô hình, đã làm cho công tác kế toán về TSCĐ ngày càng được hoàn thiện thêm, đặc biệt có các vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm trong đầu tư quản lý sử dụng và thu hồi vốn đối với TSCĐ cũng như ảnh hưởng của nó tới xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc ban hành quyết định số 100/2005/QĐ-BTC trong đó có 2 chuẩn mực 03, 04, các chuẩn mực này đã có nhiều điểm phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhất là với hệ thống chuẩn mực kế toán của các nước Tây Âu và ngày càng phù hợp hơn với đặc điểm của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam.

Việc quy định thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao (tuy phải thực hiện nhất quán trong nhiều kỳ) nhưng đã cho phép xem xét lại định kỳ, thường là cuối năm tài chính nếu thời gian hữu ích không còn phù hợp hoặc có sự thay đổi đáng kể trong cách thức sử dụng tài sản thì được điều chỉnh thời gian sử

dụng hữu ích, tỷ lệ khấu hao và thay đổi phương pháp khấu hao cho năm hiện hành và những năm tiếp theo.

Việc ban hành thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 đã nâng giá trị về tiêu chuẩn TSCĐ từ 5 triệu đồng lên 10 triệu đồng việc đó đã tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp đẩy nhanh việc thu hồi vốn đầu tư đối với những tài sản của doanh nghiệp. Cùng với việc mở rộng hơn các phương pháp khấu hao cũng đã góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng cho phù hợp với những đặc điểm của TSCĐ và đặc điểm của doanh nghiệp.

- Về cách tính khấu hao: Theo thông tư 203/2009/TT-BTC thì khấu hao tròn ngày; TSCĐ tăng ngày nào thì tính khấu hao luôn ngày đó, TSCĐ giảm ngày nào thì thôi tính khấu hao ngày đó. Trong khi quyết định số 166 cũ thì tính khấu hao tròn tháng; TSCĐ tăng hoặc giảm tháng này thì tháng sau mới tính hoặc thôi tính khấu hao. Điều này giúp cho việc xác định giá trị hao mòn của TSCĐ chính xác hơn việc tính khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng, tròn năm.

- Về khung khấu hao của các TSCĐ: Theo thông tư số 203/2009/TT-BTC thì thời gian trích khấu hao nhanh hơn, còn theo quyết định 166 cũ thì thời gian trích khấu hao TSCĐ chậm.

Như vậy chế độ tài chính hiện hành về việc trích khấu hao TSCĐ theo thông tư số 203/2009/TT - BTC của Bộ tài chính áp dụng trong các doanh nghiệp là phù hợp với tình hình phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Vì trích khấu hao TSCĐ theo quyết định mới sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu hồi được vốn đầu tư vào TSCĐ nhanh hơn để tái tạo TSCĐ.

2.1.2. Tồn tại

Tổ chức hoạch toán khấu hao tài sản cố định không chỉ có ý nghĩa góp phần nâng cao chất lượng quản lí và hiệu quả sử dụng mà còn có ý nghĩa thiết

thực trong việc đầu tư sản xuất. Việc tính toán khấu hao TSCĐ là công việc mang tính chủ quan, nó phụ thuộc vào quan điểm của người quản lí. Do đó lợi nhuận cũng mang tính chủ quan vì khấu hao được tính vào chi phí của doanh nghiệp nên nếu doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận thì giảm mức khấu hao và ngược lại nếu doanh nghiệp muốn giảm lợi nhuận thì tăng mức khấu hao hàng năm lên. Đây chính là sai lầm trong cơ chế quản lý của nhà nước ta, do vậy đã gây ra không ít tiêu cực trong việc áp dụng, quản lý TSCĐ và tính thuế của cả doanh nghiệp và Nhà nước.

Mặc dù đã quy định khá rõ về khung thời gian sử dụng cho từng nhóm TSCĐ nhưng việc quy định này chưa chính xác. Mặt khác khi xác định khung thời gian cho các loại TSCĐ thì cần chú ý đến mục đích sử dụng của TSCĐ bởi vì cùng một TSCĐ nhưng trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh có tốc độ hao mòn hữu hình cao, hoặc sản xuất số lượng sản phẩm với công suất lớn thì thời gian sử dụng TSCĐ này phải nhanh hơn khi nó được sử dụng trong môi trường có tốc độ hao mòn chậm.

Một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mặc dù đã có quy định về việc áp dụng khấu hao nhưng đa phần các doanh nghiệp chỉ áp dụng một phương pháp khấu hao duy nhất là khấu hao theo đường thẳng. Điều này là không tốt không phù hợp với sự phát triển kinh tế làm cho hiệu quả kinh doanh không cao, không đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Ngoài ra, việc phân loại và quản lý TSCĐ còn nhiều vấn đề chưa hợp lý nên việc trích khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp không thể tránh khỏi những vướng mắc.Thực tế hiện nay một số doanh nghiệp đã khấu hao hết nguyên giá mà vẫn được sử dụng trong các doanh nghiệp. Những TSCĐ đã khấu hao hết

nguyên giá vẫn còn giá trị sử dụng đến 55-60% trong tổng số TSCĐ. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phân tích hoạt động kinh tế.

Giá trị thu hồi ước tính của TSCĐ là chỉ tiêu nói lên số tiền có thể thu được khi tiến hành thanh lý những tài sản đã hết khấu hao. Một trong những đặc điểm cơ bản của TSCĐ là dù tài sản có cũ, lạc hậu, hư hỏng… tới mức nào thì vẫn còn một lượng giá trị cố định có thể thu hồi được, kể cả trong trường hợp 100% giá trị của TSCĐ đã được khấu hao hết nhưng tài sản vẫn có thể được thu hồi dưới dạng phế liệu.

Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố định trung bình hàng năm =

của tài sản cố định Thời gian sử dụng

Theo công thức này giá trị thu hồi của TSCĐ không được tính đến. Như vậy làm cho cách tính đơn giản. Song việc không đưa giá trị thu hồi vào công thức xác định mức khấu hao là một sự thiếu sót rất lớn vì các nguyên nhân sau:

- Trên thực tế có nhiều TSCĐ khi thanh lý sẽ thu hồi hoặc bán được với số tiền lớn, chẳng hạn như: nhà cửa, ô tô, nếu không tính tới giá trị thu hồi thì chính là đã gián tiếp làm cho mức khấu hao được hạch toán vào chi phí sản xuất cao hơn thực tế.

- Do việc tính khấu hao mang tính chủ quan nên việc sử dụng giá trị thu hồi ước tính sẽ làm cho TSCĐ không bao giờ được phép khấu hao hết nguyên giá.

- Việc sử dụng chỉ tiêu giá trị thu hồi còn có tác dụng trợ giúp đắc lực cho quản trị tài chính khi tiến hành công tác thanh lý TSCĐ.

- Theo chế độ kế toán của các nước tiên tiến (kể cả kế toán Mỹ), người ta vẫn đưa giá trị thu hồi vào công thức xác định mức khấu hao, ngay cả khi sử dụng

phương pháp khấu hao nhanh hay khấu hao theo sản lượng thì giá trị thu hồi được coi là một chỉ tiêu giới hạn để khống chế mức khấu hao luỹ kế của TSCĐ.

Chính vì vậy, những doanh nghiệp có tỉ trọng TSCĐ đã hết khấu hao thì đương nhiên chỉ tiêu mức khấu hao hàng năm sẽ nhỏ. Điều không hợp lý này sẽ dẫn tới cơ cấu chi phí hay giá thành sẽ thay đổi, lợi nhuận thay đổi…gây khó khăn, phức tạp cho việc phân tích hoạt động kinh tế.

Không những thế, hiện nay trong các doanh nghiệp cả nhà nước và tư nhân còn tồn đọng rất nhiều tài sản đã hết khấu hao nhưng chưa được xử lý còn nằm trong kho của doanh nghiệp gây lãng phí lượng tiền của rất lớn của nhà nước. Lượng TSCĐ này đã khấu hao hết song cũng không được thanh lý. Đây cũng chính là biểu hiện của sự thiếu sót khi không đưa giá trị thu hồi của TSCĐ vào công thức tính khấu hao TSCĐ.

Ngoài ra phương pháp khấu hao nhanh là một phương pháp ưu việt, cho phép doanh nghiệp thu hồi vốn đầu tư nhanh nhưng ở Việt Nam phương pháp này mới đang thí điểm ở một số DN thuộc ngành công nghệ cao.

Một phần của tài liệu Bàn về phương pháp tính khấu hao và kế toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp.doc (Trang 27 - 31)