Tổng mức đầu tư xây

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng tại Tổng công ty Sông Hồng (Trang 38)

IV Chi phí tư vấn đầu tư xây

A Tổng mức đầu tư xây

dựng dự án 1,315,126,477,440 117,450,470,544 1,432,726,947,984 B Chi phí quyết toán dự án

hoàn thành 894,286,005 89,428,600 983,714,605

1 Chi phí thẩm tra, phê duyệt

quyết toán 512,899,326 51,289,933 564,189,259

2 Chi phí kiểm toán 381,386,678 38,138,668 419,525,346

C Dự phòng phí 143,371,066,259

* TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

DỰ ÁN 1,577,081,728,848

* Lãi vay trong thời gian

xây dựng 444,569,748,998

* TỔNG CỘNG 2,021,651,477,846

(Nguồn: Phòng Đầu tư thị trường – Tổng công ty Sông Hồng) Nhìn chung các bước tính toán chi phí công trình đều đạt mức chính xác nhất định. Phương án kinh doanh, phân bổ vốn được lập khá hợp lý và chấp hành theo các thủ tục quản lý của Nhà nước.

2.4.3. Quản lý chất lượng của dự án

sát chất lượng của dự án, đảm bảo cho dự án được hoàn thành đáp ứng tiêu chuẩn đặt ra. Đây là vấn đề hết sức phức tạp, nó biểu hiện từ khi bắt đầu một công cuộc đầu tư cho đến khi kết thúc.

Công tác quản lý chất lượng của Tổng công ty Sông Hồng được thể hiện qua một số nội dung sau:

- Công tác giám sát tư vấn

Các dự án xây dựng dân dụng mà Tổng công ty đang thực hiện hiện nay đều là những dự án lớn, phức tạp nên dù Tổng công ty có phòng kế hoạch đầu tư, phòng thẩm định nhưng công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định dự án , lập thiết kế kĩ thuật, thiết kế thi công của dự án này Tổng công ty đều phải thuê tư vấn.

Tổ chức tư vấn chỉ được nhận thầu lập dự án đầu tư, khảo sát thiết kế, thẩm định thiết kế, giám sát thi công xây dựng, kiểm định chất lượng xây dựng, nghiệm thu công trình xây dựng trong giới hạn quy định và phải chịu sự kiểm tra của Tổng công ty, các cơ quan quản lý về xây dựng. Mặt khác, tổ chức tư vấn thiết kế phải thực hiện giám sát trong suốt quá trình thực hiện, hoàn thiện, nghiệm thu và đưa vào khai thác sử dụng dự án.

- Quản lý chất lượng công tác xây lắp

Trong giai đoạn chuẩn bị cho công tác xây lắp Tổng công ty sẽ tiến hành đấu thầu lựa chọn các nhà thầu theo hình thức đấu thầu cạnh tranh, hạn chế, chỉ định... để lựa chọn nhà thầu thực sự có năng lực có hồ sơ dự thầu đáp ứng được tốt nhất các yêu đưa ra trong hồ sơ mời thầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, về giá.

Trong giai đoạn thực hiện công tác xây lắp Tổng công ty bố trí cán bộ kỹ thuật hoặc thuê tổ chức tư vấn có chứng chỉ hành nghề thực hiện giám sát chất lượng của vật liêụ vật tư đầu vào, tính pháp lý của các đơn vị cung cấp hoặc tham gia tiến trình thực hiện, giám sát kỹ thuật xây dựng đảm bảo các đơn vị thi công phải thực hiện đúng theo thiết kế được duyệt tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của Nhà nước và các điều khoản hợp đồng kinh tế đã ký kết. Đồng thời các đơn vị xây lắp cũng phải có biện pháp đảm bảo

chất lượng công trình.

- Công tác nghiệm thu chất lượng dự án

Ban quản lý dự án của Tổng công ty phối hợp với các tổ chức tư vấn có trách nhiệm tổ chức công tác giám sát nghiệm thu kịp thời khối lượng và chất lượng các hạng mục của dự án do các nhà thầu thực hiện, công tác này được thể hiện bằng hệ thống biên bản nghiệm thu theo quy định của nghị định 17 về quản lý chất lượng do BXD ban hành. Nếu phát hiện ra những yếu tố sai sót Ban quản lý dự án phải thương thảo ngay với nhà thầu để làm rõ cácvấn đề và đưa ra các biện pháp hạn chế sai sót. Mặt khác, công việc nào không đạt chất lượng Ban quản lý dự án có quyền yêu cầu tổ chức sửa chữa theo quy định hoặc từ chối nghiệm thu.

Nội dung công tác nghiệm thu:

• Kiểm tra hiện trạng đối tượng nghiệm thu.

• Kiểm tra các tài liệu và kết quả thí nghiệm, đo lường để xác định khối lượng và chất lượng của vật liệu kết cấu hoặc bộ phận công trình.

• Kiểm tra toàn bộ đối tượng dự án và chất lượng của các hạng mục hoặc toàn bộ công trình so với thiết kế được duyệt.

• Kiểm tra các kết quả về an toàn vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động thực tế của công trình so với các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng của Nhà nước, của tập đoàn và những điều khoản quy định tại hợp đồng.

• Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn thành công trình. • Kiểm tra việc bảo đảm các quy định pháp lý.

•Sau khi kiểm tra nếu dự án hoàn thành có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế, quy chuẩn xây lắp và tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn về phòng cháy chất nổ, vệ sinh môi trường, có đủ hồ sơ hoàn thành công trình thì Tổng công ty sẽ lập biện bản nghiệm thu dự án.

trách nhiệm của nhà thầu về chất lượng công trình trước Tổng công ty và pháp luật. Nhà thầu có nghĩa vụ thực hiện sữa chữa các hư hỏng do mình gây nên trong thời hạn bảo hành. Ngoài ra người cung cấp tài liệu, số liệu khảo sát thiết kế phục vụ xây lắp, nghiệm thu, giám định công trình cho người giám sát xây dựng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm do mình thực hiện.

2.4.4. Quản lý rủi ro của dự án

Quản lý rủi ro là quá trình xác định những rủi ro có thể xảy ra, từ đó phân tích và đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục chúng. Rủi ro trong dự án đầu tư là yếu tố bất lợi, phụ thuộc vào hoàn cảnh, nói một cách khác khi yếu tố không chắc chắn cộng với các yếu tố bất lợi thì rủi ro sẽ xảy ra.

Môi trường hoạt động đầu tư xây dựng dân dụng chứa đựng các yếu tố bất định cao, thời gian đầu tư thường kéo dài, quy mô dự án thường rất lớn, thời gian vận hành các kết quả đầu tư diễn ra trong nhiều năm, nhiều công trình tồn tại lâu dài, vĩnh viễn. Đây là những lý do khiến các dự án xây dựng dân dụng của Tổng công ty CP Sông Hồng thường có độ rủi ro cao.

Những rủi ro mà Ban quản lý dự án Tổng công ty CP Sông Hồng thường gặp phải như: Quy trình lập và thẩm định dự án không chuẩn, khả năng tài chính hạn hẹp, sai sót trong bản thiết kế hay bản thiết kế không đồng bộ, tương thích giữa các bộ phận, dự toán xây dựng có đơn giá không phù hợp với giá thị trường hiện tại, giá bỏ thầu quá thấp, tiêu cực và để lộ thông tin nhạy cảm trong quá trình thầu, chậm giải phóng mặt bằng, xung đột với người dân sống xung quanh công trình, chậm tiến độ xây dựng, tăng chi phí xây dựng, thiếu các thiết bị phục trợ và an toàn…

Mỗi rủi ro của dự án sẽ được Phòng Đầu tư – Thị trường xác định nguyên nhân, tính toán mức độ ảnh hưởng đến công trình sau đó đưa ra giải pháp khắc phục và rút ra kinh nghiệm cho những dự án tiếp theo.

2.5. Đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng tại Tổngcông ty CP Sông Hồng công ty CP Sông Hồng

2.5.1. Những kết quả đạt được

Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng tại Tổng công ty CP Sông Hồng đang ngày một hoàn thiện và dần thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc giúp đỡ các cấp lãnh đạo của Tổng công ty có thể theo dõi hiệu quả, chỉ đạo kịp thời các dự án, đem lại những kết quả hết sức khả quan. Năm 2011 Tổng công ty CP Sông Hồng đã vượt qua các thử thách để hoàn thành tốt nhiệm vụ SXKD với tổng giá trị SXKD thực hiện đạt 5.049 tỷ đồng, doanh thu thực hiện đạt 5.049 tỷ đồng, giá trị đầu tư 530.7 tỷ đồng, lợi nhuận 23.13 tỷ đồng đảm bảo việc làm cho hơn 7000 người lao động với thu nhập bình quân gần 5 triệu đông/ người/ tháng. Cùng với đó, Tổng công ty CP Sông Hồng rất quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, cơ cấu định hướng phát triển, xác định lợi thế cạnh tranh thị trường, xác định giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển, cơ cấu lại mô hình sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tái cấu trúc tài chính…Bên cạnh đó, công tác quản lý chất lượng, quản lý kế hoạch, tiếp thị đấu thầu, tài chính, đào tạo tuyển dụng đều được thực hiện có hiệu quả, các công trình cơ bản hoàn thành mục tiêu tiến độ như đã cam kết với chủ đầu tư. Tổng công ty cơ bản hoàn thành mục tiêu, tiến độ, đảm bảo chất lượng, các công trình xây lắp như: dự án I1, I2, I3 Thái Hà, công trình CT1A, CT1B thuộc dự án phát triển đô thị Hà Nội, công trình Nhà thi đấu TDTT Thành phố Đà Nẵng, công trình CT3 khu đô thị Trung Văn, Khu nhà biệt thự tại Trung tâm hội nghị Quốc gia…Tổng công ty cũng đã tham gia đấu thầu nhiều công trình với giá trị trúng thầu 1.295 tỷ đồng trong đó có nhiều gói thầu có giá trị lớn như: Gói thầu xây lắp khối nhà chính thuộc dự án Bệnh viện đa khoa 800 giường tỉnh Bắc Giang…

Có những thành tích như vậy phải kể đến sự cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong đó có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ Ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án đã tiến hành quản lý dự án theo quy trình phù hợp với tình hình thực tế của Tổng công ty. Quy trình quản lý dự án ngày càng hoàn thiện thì hiệu quả các dự án ngày càng cao, góp phần không nhỏ trong hoạt động sản xuất

kinh doanh của Tổng công ty.

2.5.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng của Tổng công ty Sông Hồng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định có ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả và giá trị của dự án. Những hạn chế có thể kể ra như là:

- Công tác chỉ đạo, giám sát của Ban lãnh đạo Tổng công ty đối với cấp dưới: Công tác chỉ đạo còn thiếu kiên quyết, chưa dứt khoát dẫn tới chậm trễ ở một số khâu, vẫn còn tình trạng thụ động trong khâu quản lý, cấp dưới chờ cấp trên phê duyệt, cấp trên thì chưa quyết định dứt điểm làm chậm tiến độ của dự án.

Nguyên nhân: Tổng công ty CP Sông Hồng tiền thân là công ty Nhà nước, vì vậy những tồn tại như quan liêu, phức tạp trong điều hành, giải quyết công việc là khó có thể tránh khỏi.

- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý:

Vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong năng lực chuyên môn của các cán bộ quản lý, họ chưa thực sự đáp ứng được hết những yêu cầu mà Tổng công ty đã đặt ra, tác phong công tác cũng là một trong những hạn chế còn tồn tại, họ giao khoán nhiệm vụ cho các ban quản lý dự án, các đơn vị thi công mà không có sự chỉ đạo sát sao, cụ thể từng công việc.

Nguyên nhân: Trong khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển cung cấp nhiều máy móc thiết bị hiện đại, thì các dự án cũng ngày một phức tạp hơn, đặt lên vai các nhà quản lý thêm nhiều đòi hỏi mới về kĩ năng, trình độ cũng như sự khéo léo. Vì vậy cần có thêm thời gian để các nhà quản lý có thể thích nghi được với những thay đổi chóng mặt này.

- Công tác đầu tư còn nhiều lúng túng, chưa có bước đột phá mới về công nghệ mới trong quản lý đầu tư. Với mức độ cạnh tranh ngày càng ác liệt, sự phát triển ngày càng hiện đại trong khâu quản lý dự án thì Tổng công ty CP Sông Hồng phải không

ngừng nỗ lực học hỏi kĩ thuật mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường.

- Công tác huy động vốn cho dự án:

Các dự án xây dựng dân dụng đều là những dự án có nhu cầu về vốn lớn, thời gian hoàn vốn lâu vì vậy việc huy động vốn cho dự án là công việc tối quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên trên thực tế việc thu hút và sử dụng nguồn vốn vẫn gặp nhiều khó khăn, khả năng cân đối nguồn vốn chưa hiệu quả, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Đây cũng là vấn đề đang gặp phải rất nhiều hiện này ở các tổ chức bởi các dự án tồn tại nhiều rủi ro, thời gian hoàn vốn kéo dài khiến các tổ chức tín dụng không yên tâm khi đầu tư vốn, hơn nữa sự kém năng động, ỷ lại trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ vốn của một số cán bộ Tổng công ty cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc huy động vốn.

- Công tác quản lý chất lượng, quản lý chi phí, quản lý tiến độ, rủi ro của dự án cũng còn tồn tại một số hạn chế

Mặc dù các công tác quản lý đều được Tổng công ty vạch ra một cách cụ thể và khoa học nhưng có đi vào thực tế mới thấy vẫn còn nhiều khó khăn còn tồn tại, nhiều vấn đề mà chưa thể lường hết được trong kế hoạch. Các tình trạng như sai lệch tiến độ, vượt tổng mức dự toán, chất lượng công trình sau nhiều năm đi xuống… vẫn còn tồn tại. Đây là vấn đề nan giải, gây nhiều khó khăn, thiệt hại và vẫn đang là vấn đề đau đầu cho Tổng công ty CP Sông Hồng nói riêng cũng như ngành xây dựng nói chung.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝDỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DÂN DỤNG TẠI TỔNG CÔNG TY DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DÂN DỤNG TẠI TỔNG CÔNG TY

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng tại Tổng công ty Sông Hồng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w