1. Các thí nghiệm biến nạp ở vi khuẩn
Năm 1928, Frederick Griffith đặt nền tảng cho việc xác định DNA là vật chất di truyền thông qua thí nghiệm biến nạp (transformation) trên phế
cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae. Các vi khuẩn kiểu dại có vỏ bọc bằng polysaccharide mọc thành các khuẩn lạc hay dòng đặc trưng bằng dạng nhẵn (S: smooth); chúng được coi là độc (virulent) vì có khả năng gây viêm phổi làm chuột chết. Một nòi đột biến của nó mất khả năng hình thành vỏ bọc và mọc thành các khuẩn lạc bé, xù xì (R: rough); chúng là các vi khuẩn không độc (avirulent).
Griffith tiến hành các thí nghiệm khác nhau và nhận thấy rằng: (1) Nếu tiêm các vi khuẩn sống nòi S, chuột chết; (2) Nếu tiêm các vi khuẩn sống nòi R, chuột sống; (3) Nếu tiêm các vi khuẩn sống nòi S đã bị giết chết bằng nhiệt, chuột sống bình thường; (4) Nhưng khi tiêm hỗn hợp gồm các vi khuẩn nòi R còn sống và vi khuẩn nòi S đã bị giết chết bằng nhiệt, kết quả bất ngờ là chuột chết. Từ mẫu máu của các con chuột chết này ông đã phân lập được các vi khuẩn nòi S còn sống. Điều đó chứng tỏ rằng bằng
cách nào đó các mảnh vỡ tế bào vi khhuẩn nòi S bị giết bởi nhiệt đã xâm nhập vào tế bào R sống và làm biến đổi nó thành vi khuẩn S sống và gây
độc. Quá trình này gọi là biến nạp và chất trong mảnh vỡ tế bào S đã gây sự biến nạp đặc thù đó được gọi là tác nhân biến nạp (transformating agent). Vậy bản chất của tác nhân này là gì?
Nòi S sống Nòi R sống Nòi S chết S chết + R sống
Hình 5.1 Thí nghiệm của Griffith (từ trái sang là 1-4 nhưđã mô tả trong bài).
Trong hơn mười năm trời kể từ sau thí nghiệm của Griffith, Oswald Avery cùng với MacLeod và McCarty đã tiến hành trở lại thí nghiệm biến nạp này nhưng trong ống nghiệm (in vitro). Họ tinh chiết các thành phần của tác nhân gây biến nạp và cho các enzyme khác nhau tác động thăm dò lên hoạt tính của chất chiết này. Kết quả cho thấy hoạt tính của chất chiết chỉ bị phân hủy bởi deoxyribonuclease (DNase) - enzyme có khả năng phân cắt làm suy thoái chỉđối với DNA, mà không bị tác động phân hủy của ribonuclease (RNase) - enzyme làm suy thoái chỉ các RNA, cũng như
của các protease (như trypsin và chymotrypsin) - enzyme phân giải protein. Vào năm 1944, nhóm nghiên cứu của Avery đã chứng minh được rằng: DNA là vật chất mang thông tin di truyền, chứ không phải protein.
2. Tính ổn định của hàm lượng DNA ở các sinh vật bậc cao
Trước khi Avery và cs công bố kết quả này, đa số các nhà hóa sinh học vẫn tin rằng gene chính là protein. Vì vậy sau kết quả hiển nhiên đó, nhiều nhà khoa học vẫn còn nghi ngờ tính phổ quát của nó.
Vào lúc này, các nghiên cứu bản chất hóa học của nhiễm sắc thể đã khẳng định rằng, hầu hết DNA được khu trú trong các nhiễm sắc thể ở
(USA) và của R.Vendrely (France) cho thấy hàm lượng DNA mỗi bộ
nhiễm sắc thể lưỡng bội luôn luôn ổn định đối với một cơ thể nhất định và bằng hai lần hàm lượng DNA mỗi tế bào tinh trùng đơn bội. Chẳng hạn, các số liệu tương ứng ở bò là xấp xỉ 6,6 và 3,3 picogam (1pg =10-12g).
3. Các thí nghiệm ở virus
3.1. Thí nghiệm Hershey-Chase
Năm 1952, Alfred D.Hershey và Martha Chase tiến hành các nghiên cứu đánh dấu đồng vị phóng xạ ở loại thể thực khuẩn (bacteriophage,
thường nói gọn là phage) gọi là T2 vốn ký sinh ở vi khuẩn Escherichia coli. Phage này chứa một lõi DNA và lớp vỏ bảo vệ bằng protein. Dựa vào
đặc điểm nguyên tử lưu huỳnh (S: sulfur) chỉ có trong protein và nguyên tử phosphor (P) chỉ có trong nucleic acid, họ đã đánh dấu protein bằng chất đồng vị phóng xạ S35 và DNA bằng P32 bằng cách cho các phage này sinh trưởng trên các môi trường có S35 và sinh sản khi có S32. Các virus
đánh dấu được sử dụng để theo dõi thành phần nào từ virus ban đầu đã đi vào tế bào chủ và sau đó xuất hiện trong các phage thế hệ con.
DNA Vỏ virus Vỏ virus Hạt
virus
Hình 5.2 Thí nghiệm Hershey-Chase. (a) Phage bám ở bề mặt ngoài màng tế
bào vi khuẩn; (b) bơm lõi DNA vào trong và để lại lớp vỏ protein bám ở ngoài; (c) tái bản, phiên mã và tổng hợp hàng loạt protein của virus; (d) lắp ráp lõi + vỏ để tạo ra các virion; (e) enzym lysozyme phá hủy vách tế bào vi khuẩn và phóng thích các phage thế hệ con.
Kết quả cho thấy trong các phage thế hệ con chỉ có hầu như DNA dạng ban đầu và không hề có protein dạng này (hình 5.2). Hơn nữa, lớp vỏ
protein dạng ban đầu bám ở bên ngoài màng tế bào vi khuẩn, không thực hiện chức năng nào sau khi DNA đã được tiêm vào trong vi khuẩn. Như
vậy, vật chất di truyền của phage T2 là DNA, chứ không phải protein. 3.2. Thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền của một số virus là RNA
Sau này, năm 1956 A.Gierer chứng minh rằng RNA được tinh sạch từ
virus đốm thuốc lá (tobacco mosaic virus = TMV) có khả năng lây nhiễm khi không có bất kỳ protein nào thuộc virus. Kết quả phân tích các virus thế hệ con cho thấy chúng hoàn toàn giống với các virus sinh ra từ sự cho lây nhiễm bằng các virus còn nguyên vẹn. Bằng chứng RNA là thành phần di truyền của TMV cũng đã được Fraenkel Conrat và B.Singer tái xác nhận năm 1957 trong thí nghiệm "lắp ráp chéo" giữa lõi RNA và vỏ
protein của hao kiểu TMV là S và HR.