IV. 12 Địa hình, địa thế
V.1.1 Về tự nhiên
Vào khoảng những năm 70 núi Sóc Sơn chỉ toàn sim mua và cỏ dại. Chiến tranh cùng sự góp sức của bàn tay người đã tàn phá hết rừng ở đây. Rừng nguyên sinh với các cây lá rộng thường xanh nhiệt đới cùng nhiều loài lâm sản, cây thuốc quý giá vốn nổi tiếng Sóc Sơn một thời đã không còn.
Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn – Ông Ngô Đại Ngọc cũng cho biết, những năm 1990 trở về trước, ở Sóc Sơn toàn đồi núi trọc. Hiện nay, người dân đã trồng mới những khu rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nhưng chỉ chủ yếu là cây ngoại nhập như bạch đàn, thông, keo tai tượng...
Gần 30 năm qua, từ 234ha ban đầu, nay Sóc Sơn đã có gần 4.500ha rừng . Bởi vậy, TP Hà Nội đang quy hoạch rừng Sóc Sơn trở thành rừng phòng hộ môi trường. Nhưng cũng theo ông Ngọc, nếu muốn trở thành rừng phòng hộ môi trường thì phải đưa các loài cây bản địa của Việt Nam vào để cải tạo đất, làm phong phú rừng và nâng cao chất lượng của rừng.
Khu vực đền Gióng có khung cảnh núi, rừng và nhiều hồ nước tự nhiên và là khu du lịch sinh thái văn hóa mang tính lịch sử với tổng diện tích 274 ha. Cũng như toàn huyện Sóc Sơn, hiện nay, các loài cây trong rừng ở đây chủ yếu là các loài cây mọc nhanh, nhằm mục đích chủ yếu là phủ xanh đồi trọc, nhưng giá trị kinh tế lại không cao, không có tác dụng tăng cường độ phì nhiêu của đất cũng như đa dạng hóa sinh học. Thảm thực vật hiện tại không phù hợp với cảnh quan của Đền Gióng cổ kính, thiêng liêng cũng như không đáp ứng được các tiêu chí bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và các chức năng khác của rừng nhiệt đới.
V.1.2Về kinh tế, xã hội
Kinh tế có bước phát triển nhảy vọt. Năm 2004 tăng 9,9%; năm 2005 đạt 12,6%; năm 2006 đạt 10,9%; năm 2007 đạt xấp xỉ 16% (trước khi ban hành nghị quyết, tốc độ tăng trưởng của huyện là 9%/năm). Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp đạt tốt (năm 2004 tăng 20,1%, 2005 tăng 21,2%, năm 2006 tăng 19%, năm 2007 tăng xấp xỉ 50%). Ngành dịch vụ năm 2004 tăng 5,1%, năm 2005 tăng 11,2%, năm 2006 tăng 7,1% và năm 2007 tăng 8,1%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Hiện nay, công nghiệp là 44,5%; dịch vụ là 34,4%; nông nghiệp 21,1%. Về cơ bản đạt mục tiêu của Nghị quyết (1) và chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch số 61/KH-UB của UBND thành phố (tỷ trọng lao động phi nông nghiệp từ 23,8% năm 2003 tăng lên 30,5% năm 2007). Hết năm 2007, trên địa bàn Sóc Sơn có 451 doanh nghiệp, trong đó 39 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật được triển khai tích cực, hệ thống đường giao thông được quan tâm đầu tư theo yêu cầu của nghị quyết và kế hoạch của thành phố. Các ngành dịch vụ thương mại, vận tải, viễn thông... phát triển mạnh, chợ ở các trung tâm thị trấn, thị tứ đã được đầu tư cải tạo, xây mới. Số máy điện thoại cố định hiện nay đã đạt bình quân 16,2 máy/100 dân. Tăng trưởng ngành dịch vụ trên địa bàn những năm gần đây đạt trên 10%/năm.
Hệ thống thủy lợi đã được đầu tư nâng cấp toàn bộ các trạm bơm; cứng hóa 12 km mặt đê toàn tuyến sông Cầu; trên 80% kênh chính được cứng hóa, diện tích tưới tiêu chủ động được nâng lên 80%.
Sản xuất nông nghiệp tuy gặp khó khăn về thời tiết, dịch bệnh nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng bình quân 2,57%. Bước đầu có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 42,7% lên 45% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp; giảm 600 ha diện tích trồng lúa chuyển sang cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Diện tích cây công nghiệp tăng: cây công nghiệp ngắn ngày tăng 200 ha so với năm 2004, diện tích cây chè đạt 600 ha (tăng 75 ha so với năm 2004). Huyện đang xây dựng vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn tại xã Thanh Xuân diện tích 50 ha, diện tích cây ăn quả đạt 1.085 ha (tăng 60 ha so với năm 2004).
Về chăn nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 721 ha (tăng 120% so với năm 2004), tiến hành triển khai dự án nuôi thủy sản tại vùng trũng phía Đông Bắc Sóc Sơn. Đàn bò đạt 2,37 vạn con tăng 5,1% so năm 2004 và cơ bản đạt mục tiêu đề ra (Theo Kế hoạch số 61/KH-UB, mục tiêu đạt 2,4 vạn con); giá trị sản xuất trên diện tích canh tác tăng từ 29,5 triệu đồng/ha lên 36,5 triệu đồng/ha (mục tiêu Kế hoạch 61 năm 2007 là 40 triệu/ha).
Các chỉ tiêu về văn hóa - xã hội, được nâng cao. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được quan tâm chỉ đạo, các hoạt động văn hóa - thể thao được đẩy mạnh ở vùng nông thôn, hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở được tăng cường, đã có 118/199
thôn, làng xây dựng được nhà văn hóa, trung tâm văn hóa - thể thao; 15 thôn làng đạt danh hiệu Làng văn hóa cấp thành phố, 115 thôn làng đạt Làng văn hóa cấp huyện, các hộ dân đều có ti-vi. Triển khai đầu tư xây dựng các dự án văn hóa xã hội: Chùa Non Nước, xây dựng Học viện Phật giáo, quản lý khai thác Đền Sóc góp phần thu hút đông đảo nhân dân về thăm quan.
Công tác giáo dục - đào tạo của Sóc Sơn đạt được những kết quả tích cực, hệ thống trường học được quan tâm đầu tư, đã hoàn thành xóa phòng học cấp 4 ở bậc tiểu học và trung học cơ sở, được thay thế hoàn toàn bằng phòng học kiên cố, đáp ứng 100% nhu cầu học 2 buổi/ngày cho học sinh tiểu học và gần 40% học sinh trung học cơ sở.
Hoàn thành xây mới 2 trường trung học phổ thông (THPT), có thêm 3 trường THPT dân lập, đang triển khai xây dựng trung tâm giáo dục thường xuyên, chuẩn bị khởi công trung tâm dạy nghề, cải tạo mở rộng trường THPT Đa Phúc, Trung Giã, hoàn thành giải phóng mặt bằng Trường trung học chuyên nghiệp đa ngành của huyện. Chất lượng giáo dục được nâng lên, riêng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở vào THPT tăng từ 58% năm 2003 lên 78% năm 2006 và năm 2007 dự kiến 92%.
Sự nghiệp phát triển y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, nâng cấp hệ thống y tế cấp xã. Đã có 23/25 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm: tỷ lệ sinh hằng năm đều giảm. Năm 2006 tỷ lệ sinh là 1,785% (giảm 0,105% so với năm 2003), tỷ lệ sinh con thứ ba là 12,39% (giảm 2,22% so với năm 2003). Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 19,2% (theo chuẩn mới - giảm 2,5% so với năm 2005).