Hội nông dân và các tổ trưởng tổ vay vốn theo NQLT 2308:

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng thông qua Tổ vay vốn theo Nghị quyết 2308 tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Nghĩa Hành (Trang 29)

I. Những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại:

2.Hội nông dân và các tổ trưởng tổ vay vốn theo NQLT 2308:

Tăng cường hợp tác, đẩy mạnh quan hệ sâu rộng chặc chẽ đối với hội nông dân và các tổ trưởng tổ vay vốn trong công tác tín dụng, phối hợp để thực hiện việc đôn đốc thu hồi nợ.

Thường xuyên nắm bắt thông tin để thành lập các tổ vay vốn mới phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của nông dân.

Sắp xếp, cơ cấu lại các tổ vay vốn không hiệu quả như sáp nhập hoặc thay đổi tổ trưởng hoặc phân chia địa bàn tổ theo cụm dân cư cho phù hợp để dễ quản lý.

Thường xuyên họp các tổ trưởng tổ vay vốn để phổ biến công tác, thu thập thông tin, củng cố đội ngũ tổ trưởng và nêu rõ trách nhiệm của tổ trưởng tránh tình trạng tham mưu cho vay vì tình cảm cá nhân, vì cả nể gây khó khăn cho việc thu hồi nợ sau này.

Nâng mức cho vay tín chấp thông qua tổ vay vốn để phù hợp với xu hướng kinh tế hiện nay.

Cho phép thành lập tổ vay vốn với số tổ viên được nâng lên là 60 hộ tuỳ theo tình hình thực tế của địa bàn.

Kích thích tinh thần làm việc của hội nông dân và các tổ trưởng như tặng quà trong các dịp lễ tết, tạo điều kiện ưu đãi khi đi vay hay một số các dịch vụ khác. Đồng thời tăng mức chi hoa hồng cho hội nông dân và tổ trưởng như sau:

- Tổ trưởng tổ vay vốn: 3,6%/Tiền lãi thực nộp vào Ngân hàng. - Hội nông dân xã: 1,6%/Tiền lãi thực nộp vào Ngân hàng.

- Còn lại 0,8% Tiền lãi thực nộp vào Ngân hàng chi cho Hội nông dân 3 cấp: Huyện, Tỉnh, Trung ương.

Đưa ra các biện pháp mạnh khi tổ trưởng không nhiệt tình trong công việc hoặc gây khó khăn cho Ngân hàng dẫn đến nợ xấu tăng hay tồn nợ lãi kéo dài.

Hội nông dân xã và tổ trưởng cần phải cứng rắn và mạnh tay trong đối với các hộ có thái độ chây ỳ, bất hợp tác trong việc trả nợ.

NQLT 2308 được đưa vào áp dụng đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho người dân trong việc phát triển kinh tế, tăng thu nhập. Đồng thời cũng là một kênh để Chi nhánh tăng trưởng dư nợ tín dụng và mở rộng các dịch vụ Ngân hàng khác. Điều này sẽ đưa chi nhánh NHNo&PTNT huyện Nghĩa Hành tiếp tục phát triển vững mạnh trong thời gian tới.

LỜI KẾT

Qua quá trình thử việc, tìm hiểu và thực hiện báo cáo này tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Nghĩa Hành tôi đã nhận thấy tác dụng và hiệu quả to lớn của NQLT 2308 đối với sự phát triển của hệ thống Nông nghiệp – Nông thôn, đặc biệt là đối với người nông dân cũng như hoạt động của Ngân hàng. Hoạt động tín dụng thông qua tổ vay vốn theo tinh thần Nghị quyết 2308 là một hoạt

động thường xuyên và chủ yếu nhất trong công tác tín dụng đồng thời cũng mang lại rất nhiều lợi nhuận cho chi nhánh bên cạnh các hoạt động khác.

Qua bài báo cáo thử việc này tôi cũng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong công tác tín dụng để có thể vận dụng linh hoạt từ lý thuyết sang công việc thực tế của tôi sau này

Vì thời gian có hạn và cũng còn hạn chế thực tiễn nên trong quá trình thử việc tôi cũng chưa nắm bắt tình hình thực tế được nhiều. Kính mong Ban Giám đốc, Lãnh đạo Phòng Tín dụng và các CBCNV trong chi nhánh bỏ qua và chỉ bảo thêm cho tôi trong quá trình làm việc sau này.

Nếu được tuyển dụng tôi xin cam kết sẽ chấp hành nghiêm chỉnh và tuân thủ đầy đủ mọi quy định của Ngành và của chi nhánh đề ra. Tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao để góp phần đưa chi nhánh NHNo&PTNT huyện Nghĩa Hành ngày càng phát triển vững mạnh.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của Ban Giám Đốc, lãnh đạo phòng Tín dụng cũng như toàn thể các CBCNV tại chi nhánh trong thời gian tôi thử việc và quá trình thực hiện báo cáo này.

Nghĩa Hành, ngày 21 tháng 02 năm 2011 Nhân viên thực hiện

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng thông qua Tổ vay vốn theo Nghị quyết 2308 tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Nghĩa Hành (Trang 29)