1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức các hội nghị chuyên đề để các đơn vị có điều kiện học hỏi, chia sẻ và nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
Tham mưu với các cấp quản lý, tạo điều kiện thuận lợi về trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các trường trong tỉnh, có chính sách khuyến khích, ưu tiên đầu tư cho những đơn vị có thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT trong đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Đối với các trường THPT
Đầu tư phòng máy, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác dạy học và kiểm tra đánh giá có sự hỗ trợ của CNTT.
Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp quản lý giáo dục và phối hợp với phụ huynh học sinh để tăng cường hơn nữa việc đầu tư các trang thiết bị CNTT phục vụ cho giáo dục như: phòng máy tính, máy chiếu, bảng tương tác, các phần mềm.
Bố trí giáo viên phụ trách phòng máy vi tính và có chế độ phù hợp cho giáo viên.
Sắp xếp thời khóa biểu các phòng máy cho phù hợp với tình hình thực tế về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và học sinh.
Bồi dưỡng thường xuyên cho GV về việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá.
Lồng ghép vào các môn học vấn đề khai thác, sử dụng các sản phẩm của CNTT. Tạo điều kiện để HS có thể sử dụng máy tính, Internet, các thiết bị và phần mềm Tin học để phục vụ việc học tập của mình.
3. Đối với giáo viên
Có ý thức trách nhiệm về sự giữ gìn, bảo vệ tài sản chung của nhà trường cũng như sáng tạo để khai thác hiệu quả phòng máy vi tính.
Giáo viên bộ môn tin học áp dụng các quy trình được đề xuất trong đề tài vào công tác dạy học ở đơn vị mình và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Sách giáo khoa Tin học 10. NXB Giáo dục.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa Tin học 10. NXB Giáo dục.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009). Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tin học THPT. NXB Giáo dục.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009). Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá có sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin cho giáo viên cấp Trung học phổ thông. Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN.
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010). Tài liệu Tập huấn giáo viên – dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tin học cấp THPT.
[6] Vũ Đăng Khôi. Bài giảng và hướng dẫn thực hành môn Tin học 10 từ năm học 2004-2005 đến 2012-2013. Trường THPT Long Thành – Đồng Nai.
[7] Vũ Đăng Khôi. Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tin học cấp THPT. Chuyên đề báo cấp tỉnh năm học 2011-2012.
[8] Vũ Đăng Khôi. Kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến môn Tin học cấp THPT và THCS. Chuyên đề báo cấp tỉnh năm học 2013-2014.
NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên)
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT LONG THÀNH Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
Long Thành, ngày 21 tháng 5 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013-2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHÒNG MÁY VI TÍNH TRONG DẠY HỌC TIN HỌC Ở TRƯỜNG THPT.
Họ và tên tác giả: VŨ ĐĂNG KHÔI. Chức vụ: Tổ phó chuyên môn Đơn vị: trường THPT Long Thành
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn Tin học
- Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác:
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại
Tôi xin cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔCHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)