- “ Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một
-Thư viện bài giảng điện tử trên nền Google
Trước kia, ở các vùng đồng bằng, nông thôn muốn có nước dùng thì phải đào giếng. Giếng thường được đào sâu khoảng 3 đến 10m đến mạch nước ngầm.
Trong giếng luôn có nước, nước dùng hết lại đầy. Người xưa thường dùng đá ong, đá xanh hoặc gạch nung để xây quanh miệng giếng với chiều cao khoảng 1m để tránh nguy hiểm cho trẻ em, xúc vật rơi xuống giếng...Cả làng(tương đương 1 bản ở miền núi) thường dùng chung 1 giếng, là nơi sinh hoạt tắm giặt, lấy nước về nhà dùng đặc biệt là trong các dịp lễ tết hàng năm; giếng còn có ý nghĩa về mặt tâm linh, phong thủy nên giếng làng thường được cả làng chọn vị trí để đào. Sau này theo nhu cầu sinh hoạt của mỗi nhà mà giếng được đào ở từng gia đình. Cuộc sống ngày càng phát triển làm cho nguồn nước ngầm không còn được sạch sẽ như trước kia nên người ta xây dựng nên hệ thống nước điện qua máy lọc. Vì thế ở các thành phố, đô thị lớn ngày nay chuyển sang dùng nước máy thay cho nước giếng. Chỉ có những vùng trung du hoặc thung lũng mới dùng giếng để lấy nước. Hoặc ở những vùng trồng hoa màu, giếng cũng được đào để lấy nước tưới rau. Còn ở những vùng núi thường khó đào giếng vì nhiều đất đá, lại ở trên cao nên đào phải thật sâu mới đến mạch nước ngầm. Nên ở đây người ta thường dùng nước suối.
Cái giếng
Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông Giếng tót thanh thơi rất lạ lùng Cầu trắng phau phau hai ván ghép Nước trong leo lẻo một dòng thông
Cỏ gà lún phún leo quanh mép Cá diếc le te lội giữa dòng Giếng ấy thanh tân ai đã biết
Đố ai dám thả nạ rồng rồng
Hồ Xuân Hương
Cái giếng làng
Cái giếng đầu làng của em Dưới khóm dừa xanh toả bóng êm
Em đi gánh nước đôi vai mịn Đòn gánh cong cong uốn dẻo mềm
Cái giếng đầu làng của anh Một buổi trưa hè trời trong xanh Em múc trao anh gàu nước mát Mặt nước hoà đôi bóng chúng mình
Cái giếng đầu làng của bà con Nước trong như lọc, vị thơm ngon
Nơi hàng ngày hẹn hò gặp gỡ. Câu chuyện làm ăn chuyện xóm thôn Cái giếng đầu làng của người bốn phương
Lau giọt mồ hôi dừng bên đường Uống ngụm nước đựng trong lòng nón Nghe thấm tràn tình nghĩa quê hương...
Cái giếng đầu làng. Cái giếng đầu làng Em như kỉ niệm, trong như ngọc
Một mảnh lòng tôi ở miền Nam - Bọn giặc Mỹ rải đầy thuốc độc!
Tế Hanh
Giếng làng:
“Tròn tròn giếng nước gốc đa Ai gần nhớ ít, ai xa nhớ nhiều”.
Có nhiều nơi, cùng một làng mà có nhiều người con gái đẹp nước da trắng ngần, các xóm khác lại không. Người ta đồn rằng, do ăn nước xóm nên có nước da đẹp. Hay nhiều người mắt toét hoặc trẻ con bụng ỏng đít beo (dạng suy dinh dưỡng), các cụ cũng đổ tại nước giếng đấy thôi. Còn có hiện tượng cùng một làng, mà hai xóm kề nhau lại có tiếng nói, âm sắc nặng nhẹ khác nhau. Người ta cũng cho rằng tại nước giếng đó mà. Chẳng rõ thực hư thế nào, xem ra nước giếng thật hết sức quan trọng, liên quan nhiều đến sức khỏe và tâm linh của con người.
Do nước giếng làng quan trọng và quý giá như vậy, nên ngày xưa, khi chưa có nguồn nước máy, ít có phương tiện dự trữ nước mưa, nhiều làng ở xa sông suối, nước ăn uống chủ yếu nhờ vào nước giếng. Do vậy, mọi người phải có ý thức sử dụng nước giếng tiết kiệm. Người ta không thể dùng nước giếng để tắm, giặt, rửa ráy… những việc đó đã có nước đồng, nước sông, nước ao hồ. Chẳng ai bảo ai, từ trẻ con đến người lớn, ai cũng không dám xuống giếng rửa chân tay, mặt mũi, dụng cụ lao động; muốn dùng phải múc nước giếng ra xa. Hơn nữa, nước giếng cũng là nguồn nước chính dùng trong việc thờ cúng tổ tiên, thần thánh, nên việc giữ cho nước giếng luôn trong sạch trở thành trách nhiệm của mọi cá nhân và cả cộng đồng. Nhiều làng có ghi những điều khoản bảo vệ giếng trong hương ước. Đây cũng là nếp sống văn hóa bao quanh giếng của một làng cụ thể. Nhất là khi hạn hán, nước giếng có làng trơ đáy, dân phải chạy vạy sang làng khác xin nước. Hay khi trái gió trở trời, nước một số giếng vẩn đục, đổi màu… nhiều cư dân ở đó đã lý giải theo kiểu thần thánh hóa sự vật, thế nên mới có câu chuyện về những thần giếng hay giếng làng có ma.
Có nhiều nơi, cùng một làng mà có nhiều người con gái đẹp nước da trắng ngần, các xóm khác lại không. Người ta đồn rằng, do ăn nước xóm nên có nước da đẹp. Hay nhiều người mắt toét hoặc trẻ con bụng ỏng đít beo (dạng suy dinh dưỡng), các cụ cũng đổ tại nước giếng đấy thôi. Còn có hiện tượng cùng một làng, mà hai xóm kề nhau lại có tiếng nói, âm sắc nặng nhẹ khác nhau. Người ta cũng cho rằng tại nước giếng đó mà. Chẳng rõ thực hư thế nào, xem ra nước giếng thật hết sức quan trọng, liên quan nhiều đến sức khỏe và tâm linh của con người.
Do nước giếng làng quan trọng và quý giá như vậy, nên ngày xưa, khi chưa có nguồn nước máy, ít có phương tiện dự trữ nước mưa, nhiều làng ở xa sông suối, nước ăn uống chủ yếu nhờ vào nước giếng. Do vậy, mọi người phải có ý thức sử dụng nước giếng tiết kiệm. Người ta không thể dùng nước giếng để tắm, giặt, rửa ráy… những việc đó đã có nước đồng, nước sông, nước ao hồ. Chẳng ai bảo ai, từ trẻ con đến người lớn, ai cũng không dám xuống giếng rửa chân tay, mặt mũi, dụng cụ lao động; muốn dùng phải múc nước giếng ra xa. Hơn nữa, nước giếng cũng là nguồn nước chính dùng trong việc thờ cúng tổ tiên, thần thánh, nên việc giữ cho nước giếng luôn trong sạch trở thành trách nhiệm của mọi cá nhân và cả cộng đồng. Nhiều làng có ghi những điều khoản bảo vệ giếng trong hương ước. Có nhiều nơi, cùng một làng mà có nhiều người con gái đẹp nước da trắng ngần, các xóm khác lại không. Người ta đồn rằng, do ăn nước xóm nên có nước da đẹp. Hay nhiều người mắt toét hoặc trẻ con bụng ỏng đít beo (dạng suy dinh dưỡng), các cụ cũng đổ tại nước giếng đấy thôi. Còn có hiện tượng cùng một làng, mà hai xóm kề nhau lại có tiếng nói, âm sắc nặng nhẹ khác nhau. Người ta cũng cho rằng tại nước giếng đó mà. Chẳng rõ thực hư thế nào, xem ra nước giếng thật hết sức quan trọng, liên quan nhiều đến sức khỏe và tâm linh của con người.
Do nước giếng làng quan trọng và quý giá như vậy, nên ngày xưa, khi chưa có nguồn nước máy, ít có phương tiện dự trữ nước mưa, nhiều làng ở xa sông suối, nước ăn uống chủ yếu nhờ vào nước giếng. Do vậy, mọi người phải có ý thức sử dụng nước giếng tiết kiệm. Người ta không thể dùng nước giếng để tắm, giặt, rửa ráy… những việc đó đã có nước đồng, nước sông, nước ao hồ. Chẳng ai bảo ai, từ trẻ con đến người lớn, ai cũng không dám xuống giếng rửa chân tay, mặt mũi, dụng cụ lao động; muốn dùng phải múc nước giếng ra xa. Hơn nữa, nước giếng cũng là nguồn nước chính dùng trong việc thờ cúng tổ tiên, thần thánh, nên việc giữ cho nước giếng luôn trong sạch trở thành trách nhiệm của mọi cá nhân và cả cộng đồng. Nhiều làng có ghi những điều khoản bảo vệ giếng trong hương ước.
Ngoài ra, giếng làng còn là nơi các cụ già thường ngồi chơi, ngắm cảnh, hóng mát. trò chuyện với nhau về mùa màng, đình đám và cả chuyện nhân tình thế thái gần xa. Còn trẻ nhỏ, chiều mát cũng rủ nhau ra chơi đùa, chạy nhảy, đánh cù, đánh đáo, thả diều quanh giếng làng… thật vui nhộn. Nhiều giếng làng lại ở vị trí bên gốc đa, bên đình, chùa, góp phần làm nên một không gian văn hóa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với mọi tầng lớp, mọi thế hệ của làng.
Đất nước, làng quê đang chuyển mình đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nước máy sẽ dần thay thế nước mưa, nước giếng nhưng chắc chắn nước giếng vẫn còn nhiều tác dụng dài lâu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và hình ảnh những chiếc giếng làng cùng không gian văn hóa của nó mãi mãi vẫn còn in đậm trong tâm trí, trong ký ức của nhiều người.