Kết Hợp Lean với Các Hệ Thống Khác

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề sản xuất tinh gọn và việc ứng dụng Lean tai Viet Nam (Trang 43)

2.5.1 Hệ Thống Sản Xuất Toyota

Mặc dù bắt nguồn từ Hệ thống Sản xuất Toyota (TPS), Lean đã được nhiều công ty đón nhận và vì thế đã được mở rộng phạm vi hơn so với TPS. TPS có thể được xem là cách triển khai lean thuần túy cho một công ty cụ thể. Trong hệ thống TPS, các chủđề chính được nhấn mạnh bao gồm:

• Chuẩn hoá quy trình – Tất cả các quy trình sản xuất đều rất cụ thể về nội dung công việc, chuỗi sự kiện, thời gian và kết quả. Mục tiêu là loại trừ

những khác biệt trong cách công nhân thực hiện công việc.

• Bàn giao trực tiếp – Mọi điểm kết nối giữa khách hàng với nhà cung cấp phải hoàn toàn trực tiếp, và phải luôn luôn được thể hiện một cách rõ ràng, có-hay-không, để truyền đạt yêu cầu sản xuất giữa nhà cung cấp và khách hàng. Điều này đảm bảo nhà cung cấp phải chịu trách nhiệm tới mức tối đa và luồng thông tin được tối ưu.

• Luồng sản xuất - Đường đi của mỗi sản phẩm và dịch vụ phải thật đơn giản và rõ ràng, với luồng sản xuất đã định trước. Điều này có nghĩa là sản phẩm không được đưa tới nhân viên hay máy còn trống kế tiếp, mà được đưa tới một nhân viên hay máy cụ thểđã định và nhân viên hay máy này nên được

đặt ở vị trí càng gần nguồn cung cấp càng tốt.

• Giao quyền cho công nhân trong cải tiến quy trình - Tất cả các cải tiến phải

được thực hiện dựa theo phương pháp khoa học, dưới sự giám sát của một chuyên viên, nhưng nên bắt nguồn từ cấp thấp nhất trong tổ chức. Toyota khuyến khích công nhân đề xuất các cải tiến cho quy trình sản xuất bằng cách triển khai thử nghiệm, nhưng bất cứ thay đổi nào trong quy trình sản xuất đều phải được định nghĩa chi tiết theo chuẩn mực của Toyota về

Chuẩn Hoá Công Việc, như mô tảở trên. 2.5.2 Lean Six Sigma

Six Sigma là một phương pháp luận có hệ thống nhằm cải tiến đột phá quy trình sản xuất bằng cách xác định những nguyên nhân gây ra biến động trong quá

trình sản xuất và dẫn đến phế phẩm, để rồi sau đó loại trừ các biến động này và giảm thiểu phế phẩm. Vì loại trừ phế phẩm cũng là một mục tiêu then chốt của

Lean nên các công cụ về thống kê và giải quyết vấn đề của Six Sigma có thể được sử dụng khi triển khai Lean . Thông thường khi hai phương pháp này

được triển khai đồng thời, người ta gọi đó là “Lean Six Sigma”. 2.5.3 Lean và ERP

ERP là một phần mềm hoạt động trong môi trường công nghiệp, giúp doanh nghiệp điều hành một cách dễ dàng và hiệu quả các công việc của quá trình sản xuất. Hệ thống ERP liên tục cập nhật thông tin giữa các phòng ban. Khi có yêu cầu, các thông tin đó sẽ được chuyển tới nhà quản lý dưới dạng các báo cáo một cách ngắn gọn và gần như tức thời. Với hệ thống ERP, nhà quản lý có thể kiểm soát và điều phối tất cả các hoạt động trong công ty. Hầu hết các phần mềm ERP

đều được thiết kế cho hệ thống sản xuất theo mô hình “push” và được hoạch định tập trung.

ERP là một phương pháp giúp cho việc hoạch định và kiểm soát có hiệu quả những nguồn lực cần để mua vật tư, chế tạo, vận chuyển, giao hàng trong một công ty sản xuất, phân phối hoặc dịch vụ. Một hệ thống tích hợp ERP quản lý các quá trình kinh doanh cần cho mỗi đơn hàng và đánh giá tác động của việc thực hiện đơn hàng đó đến tồn kho và sản xuất. Module sản xuất của một giải pháp ERP, chẳng hạn, giúp giảm thời gian hoạch định/ tái hoạch định và vì vậy làm cho hệ thống linh hoạt hơn giúp công ty sản xuất nhanh hơn và hiệu quả hơn. Module phân phối quản lý giúp kiểm soát mọi thứ từ mua sắm vật tư cho đến việc đóng gói, vận chuyển thành phẩm.

ERP cung cấp chính xác, đúng lúc và nhanh chóng những thông tin định hướng sản xuất cho việc lập kế hoạch và kiểm soát tác vụ. Những khả năng tổng hợp, so sánh, phân tích và đưa ra thông tin chất lượng cao làm cho việc ra quyết

định tốt hơn. ERP hình thành xương sống giao dịch của một doanh nghiệp và làm việc như là một chất bôi trơn thông tin, thúc đẩy việc trao đổi dữ liệu giữa bộ phận của doanh nghiệp thông qua sự thống nhất về các quá trình chủ chốt.

Cũng xin lưu ý rằng các hệ thống ERP thường bao gồm một số tính năng không liên quan đến hoạch định sản xuất – ví dụ như kế toán, phân tích tài chính, quản lý nhân sự, quản lý bán hàng, v.v.... Các tính năng này có thểđem lại nhiều lợi ích cho công ty và không gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng triển khai lean

Áp dng nguyên tc Lean “8 lãng phí” vào ERP

• Sản xuất thừa: Chỉđiều độ những gì cần thiết dựa trên Điều độ sản xuất tổng thể (MPS) và Hoạch định nhu cầu vật tư (MRP).

• Thời gian chờ: Giảm thời gian điều độ (lập kế hoạch và điều độ hàng ngày hoặc mỗi ca).

• Tồn kho: - Loại bỏ lượng tồn kho an toàn. - Làm theo đơn đặt hàng.

• Vận chuyển: Sử dụng những kỹ thuật tinh gọn không phải kiểm soát phân xưởng bằng thống kê (SFC).

• Thao tác: - Tối thiểu hóa công việc điều độ.

- Tối thiểu hóa hoặc loại bỏ việc báo cáo về sản xuất và lao

động.

• Qui trình: Loại bỏ việc sử dụng SFC, thay bằng JIT và Kanban.

• Sai sót: - Cơ sở dữ liệu chính xác. - Thông tin:

Việc ứng dụng nhuần nhuyễn các nguyên tắc của Lean có thể biến đổi ERP thành Lean ERP với các đặc điểm như sau :

ERP truyn thng Lean ERP

Lập kế hoạch sản xuất dựa vào sự kết hợp các đơn đặt hàng thực tế và dự báo bán hàng Sản xuất chỉ dựa vào đơn đặt hàng thực tế nhận được Thời gian lập kế hoạch và sản xuất có thể ngắn trong vài tuần nhưng cũng có thể dài trong một năm hoặc hơn. Trung bình thường vào khoảng 12 tuần Lập kế hoạch và điều độ sản xuất dựa trên năng lực sản xuất hàng ngày và các đơn đặt hàng thực tế nhận được Các sản phẩm được sản xuất hàng loạt lớn để đạt được hiệu suất cao Sản xuất theo mô hình hỗn hợp trong đó hàng hóa có thể được Hình 6 : Kết Hợp Lean và ERP

về lâu về dài sản xuất theo loạt nhỏ hoặc đơn chiếc

Các sản phẩm được di chuyển xuyên suốt nhà máy theo loạt với những nguyên công riêng rẻ được hoàn thành trước khi di chuyển đến nguyên công tiếp theo

Do mỗi nguyên công được hoàn thành trên một bộ phận

đơn lẻ, mỗi bộ phận được di chuyển đến nguyên công tiếp theo trong dòng công việc liên tục

Vận hành dựa trên khái niệm các trung tâm gia công

Yêu cầu chuyền sản xuất phải

được cân bằng với các thời gian định mức và chu kỳ sản xuất được đồng bộ hóa

Mua sắm vật tư dựa vào điều độ

sản xuất đã dự báo thông qua hệ

thống ERP truyền thống

Kanban được sử dụng để xác

định nhu cầu mua vật tư và phụ

tùng

2.5.4 Lean và ISO9001:2000

ISO9001:2000 là một hệ thống quản lý chất lượng giúp đảm bảo rằng công ty có một hệ thống cơ bản để đáp ứng yêu cầu chất lượng của khách hàng một cách nhất quán. So với ISO9001:2000, Lean có thể được xem như một hệ thống quản lý tính hiệu quả nhằm làm giảm tất cả sự lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất. Mặc dù các mục tiêu này cũng trùng lắp trên nhiều phương diện,

đặc biệt cả hai đều nhằm giảm thiểu mức phế phẩm đến tay khách hàng, nói chung hai hệ thống vẫn có nhiều điểm khác biệt quan trọng.

Ví dụ, một công ty có thể tuân thủ 100% theo ISO9001:2000, nhưng mức

độ lãng phí và kém hiệu quả vẫn còn cao. Một cách phân biệt quan trọng là ISO9001:2000 đòi hỏi các quy trình trong công ty phải đạt tới một tiêu chí tối thiểu, trong khi Lean nhắm tới cải tiến quy trình liên tục và cung cấp một loạt phương pháp đểđạt được các cải tiến này.

Nhìn chung, ISO9001 được xem như một nền tảng tốt cho Lean và cả hai phương pháp đều bổ sung cho nhau.

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề sản xuất tinh gọn và việc ứng dụng Lean tai Viet Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)