Ảnh hưởng của đạo Phật đối với văn hoá triều Lý

Một phần của tài liệu tiểu luận Ảnh hưởng của đạo Phật đối với chính trị và văn hoá triều Lý (Trang 26)

3.1. Ảnh hưởng của đạo Phật đối với văn học:

Văn học là một bộ phận của văn hoá, nhưng văn học lại là một ngành nghệ thuật sử dụng sản phẩm của văn hoa là ngôn từ, văn tự phản ánh mọi mặt đời sống văn hoá bằng hình tượng, gây xúc cảm thẩm mỹ cho người đọc, cho xã hội. Có thể thấy, cho đến thời Lý, Phật giáo trở thành chủ đạo trong mọi mặt sinh hoạt văn hoá xã hội. Trong tình hình ấy, mọi xúc cảm sáng tạo văn học về đề tài Phật giáo thực sự hoà nhập vào văn hoá, tư tưởng của thời đại, nên thời kỳ này văn hoá chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Phật giáo, lấy Phật giáo là nguồn cảm hứng sáng tác. Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến văn học có thể nhìn từ hai bình diện: Ảnh hưởng đến văn hóa dân gian và văn học viết.

* Ảnh hưởng đến văn hoá dân gian:

Đạo Phật vào nước ta với Khâu Đà Na, nhưng đạo Phật muốn tồn tại phải đồng hoá với tín ngưỡng dân gian bản địa. Trong thần thoại Việt Cổ, chúng ta tìm thấy hình ảnh những nữ thần thị tộc là biểu tượng của lực lượng tự nhiên: Mưa gió, sấm chớp…Đến khi Phật giáo được truyền bá vào, những hình ảnh này

Lịch Sử

được thay bằng những tên quen thuộc: Phật, rồng…Trong hệ thống truyện cổ tích còn đến ngày nay, hình ảnh các ông Phật, ông Bụt hiền hậu từ bi, cứu khổ cứu nạn vẫn là những hình ảnh quen thuộc với mọi tầng lớp nhân dân Đại Việt. Các câu chuyện cổ tích gắn liền với lịch sử dân tộc: Tấm Cám, nàng Man Nương, Thánh Dóng…đều mang hơi hướng Phật giáo. Trong truyện Tấm Cám có sự đồng hoá giữa Tấm và nguyên phi Ỷ Lan. Tấm đồng hóa với tín ngưỡng dân gian, được thờ trong một số chùa Bắc Ninh với tên là bà Tấm, Phật Quan Âm. Nhưng, Tấm cũng chính là Ỷ Lan. Hình tượng cô Tấm dịu hiền trong truyện cổ tích thành Ỷ Lan do: Xuất thân Ỷ Lan là quê Phật Việt Nam, vốn là một dân nghèo, một cô gái hái dâu được vua yêu rồi trở thành hoàng hậu, lại quy y với danh hiệu Linh Cảm phu nhân. Bà cung cấp nhiều tiền và tế điền nhà chùa. Dần dần, việc tôn thờ Phật Bà cũng đồng nhất với sự phụng sự Ỷ Lan. Sau đó đồng nhất Ỷ Lan với Tấm, với Phật Quan Âm. Có thể nói, Phật giáo vào Việt Nam đã dễ dàng hoà hợp văn hoá bản địa, tạo nên xu hướng lịch sử hoá và tôn giáo hoá truyện cổ tích cho phù hợp đặc điểm dân tộc. Thời Lý, vai trò Phật giáo được đề cao hơn bao giờ hết, cho nên không chỉ nhà nước trung ương muốn hoà nhập Phật giáo mà nhân dân cũng muốn hình tượng mà mình tôn thờ cũng đồng nhất với Phật. Về phía Phật muốn thu hút lòng dân cũng phải đồng hoá với Phật, với tín ngưỡng của dân. Do hai nguyện vọng đó gặp nhau, truyện thần thoại “khổng lồ nguyên thuỷ tồn tại trong những ngày hội cầu mưa cũng được đồng nhất với hiện tượng Không Lộ tồn tại trong hội của Phật giáo.

Không chỉ ảnh hưởng đến truyện cổ tích, Phật giáo còn ảnh hưởng đến tục ngữ. Phật giáo vốn có tính triết lý sâu sắc, trong đó thuyết nhân quả không phải ai ai trong xã hội cũng nhận thức được, nhưng, xã hội bấy giờ cũng có ứng dụng thiết thực. Trong quảng đại quần chúng nhân dân, dấu ấn của thuyết nhân quả thể hiện rõ nhất ở những quan niệm về giáo dục đức làm người. Tổ tiên ta thường dạy “ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp ác”, “gieo gió thì gặt bão”…Và nếu chưa thấy quả báo nhãn tiền thì chớ vội tưởng rằng không có quả báo, bởi vì nhân dân nhanh chậm vô thường, biết đâu “đời cha ăn mặn đời con khát nước”.

Lịch Sử

Hệ thống quan điểm Phật giáo ảnh hưởng đến tục ngữ, được đúc kết thành những kinh nghiệm quý báu, là những biểu hiện vô cùng quý báu cho những thế hệ sau này.

* Ảnh hưởng Phật giáo đối với văn học viết:

Phật giáo đã có những ảnh hưởng nhất định đến văn họ viết thời Tiền Lê, nhưng đến thời Lý thì thực sự phát triển. Thời Lý được coi là thời thịnh trị của văn học Phật giáo. Đội ngũ sáng tác văn học thời Lý chủ yếu là các thiền sư. Họ chính là tầng lớp trí thức có vai trò quan trọng đối với công việc triều chính, quốc gia, về các vấn đề của Phật giáo, mang màu sắc triết lý Phật giáo.

Ở thời kỳ đầu của nền văn học viết, văn học triều Lý rất hạn chế về số lượng tác phẩm, hoặc do hạn chế về tư liệu, sử liệu mà các tác phẩm còn lại đến ngày nay chủ yếu được thể hiện trên các văn bia, văn chuông. Văn bia chùa Báo Ân núi An Hoạch do Chu Văn Thường dưới triều vua Lý Nhân Tông (1072 – 1128) soạn, Lý Thường Kiệt có công lớn phò vua giúp nước nhưng cũng rất mộ đạo Phật, cho xây dựng chùa Báo Ân trên núi An Hoạch. Văn bia chùa Sùng Thiện Diên Linh do Nguyễn Công Bột thượng thư bộ Hình dưới triều vua Lý Nhân Tông soạn…

Tinh thần, tư tưởng Phật giáo đã có tác động đến văn hoá chính trị, ngược trở lại, tinh thần Phật giáo biểu hiện thành văn học cũng tác động đến văn hoá chính trị. Thiền sư Vạn Hạnh, thế hệ thứ 12 dòng Thiền Nam Phương, ông là người đóng góp nhiều ý kiến xây dựng đất nước, ông được vua Lê Đại Hành rất tôn kính. Song ông cũng nhạy bén với thời cuộc, thấy sự hạn chế của triều Tiền Lê, ông đã viết một số bài văn thơ vận động đưa Lý Công Uẩn lên ngôi thay cho nhà Tiền Lê., lập ra triều Lý: “Khuyến Lý Công Uẩn”, “sấm ngôn”…Vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) với tinh thần bác ái Phật giáo, đã để lại những dòng văn có ý nghĩa tích cực nhất định đối với việc trị nước thời bấy giờ: “Gặp tiết đại hàn bảo các quan tả hữu”, “cố động Thiên công chúa ngục lại”, “bàn về nguồn gốc hưng vong trị loạn trong thiên hạ”…

Lịch Sử

Văn học với tư tưởng đức trị: Dù là những thiền sư có học, hay là những vua quan trí thứ thời đại, thì trước hết họ phải là người giỏi chữ giỏi văn. Mà muốn giỏi văn thì bắt buộc họ phải qua nho học. Cho nên nhiều nhà sư mang nặng tư tưởng Phật giáo, nhưng khi cần nói về sự đời, sáng tác văn học, họ vẫn sử dụng những khái niệm trời đất, âm dương…Nhà sư Trí Hiền, tên thực Lê Thước, sống vào giữa thời vua Lý Anh Tông và vua Lý Cao Tông đã nói về tư tưởng đức trị với bài thơ “đạm nhiên”(nghĩa là Lặng lẽ hồn nhiên):

Đạm nhiên tự thú Duy đức thị vụ

Hoặc vân thiệu ngôn Quyền quyền nhất cua Dịch thơ:

Hồn nhiên giữ lấy mình Riêng đức là gắng gỏi Hoặc nói lời tốt lành

Giữ cho bền câu nói. [13,510]

Thiền sư Nguyễn Trí Bảo (? – 1190) thế hệ thứ 10 dòng Thiềng Quan Bích có bài viết về đạo đức với nhan đệ “Đáp nhân trí túc chi vân”(trả lời người hỏi về hai chữ tri túc). Thông qua đó, ông giải thích cho tăng, lục về tri túc, tức là: Biết thế nào là đủ thì không nhục, biết dừng lại thì không nguy.

Bên cạnh hai đề tài trên, mảng văn học về quan niệm tu phật mang đậm triết lý Phật giáo cũng có những bài nổi tiếng. Lý Phật Mã tức vua Lý Thái Tông nói Phật vốn là không, quan hệ bài thơ “Trả lời các vị thiền lão hỏi về đạo Thiên.

Bát nhã chân vô tông Nhân không nhã diệc vô. Nghĩa là:

Ánh sáng trí tuệ bản chất là không, Người là không, ta cũng là không.

Lịch Sử

Về quan niệm sinh tử theo thuyết lý Phật giáo, con người tu Phật nhưng chẳng ai tránh được cái chết. Cái chết lên cõi niết bàn thì chẳng ai hình dung được ra làm sao? Nhưng bi ai, bệnh tử diễn ra ở hiện thực cuộc đời, kể cả ở những nhà tu hành, thì vẫn cứ phải nhận thức chịu đựng. Thiền sư Vạn Trì Bát (1049 – 1177) có bài thơ “sinh hữu bất tử” như sau:

Hữu tử tất hữu sinh Hữu sinh tất hữu tử Tử vi thế sở bi Sinh vi thế sở hỷ Bi, hỷ lưỡng vô cùng Hỗ nhiên thành bỉ thử,

Ức chi sinh tử bất quan hoài Úm tô rô, tô rô bất lỵ.

Nghĩa là:

Có tử phải có sinh Có sinh tử phải có Sinh thì đời reo mừng Tử thì đời sầu khổ Mừng khổ đều vô cùng Vần xoay hoá kia nọ

Bây giờ sinh tử đều không màng Úm tô rô vào cõi thọ

Tóm lại, Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến văn học Lý trên nhiều bình diện khác nhau. Sự ảnh hưởng của Phật giáo đã tạo nên nét sắc thái văn học riêng của thời Lý, sắc thái văn học Phật giáo.

3.2. Ảnh hưởng của đạo Phật đối với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc:

Với ý thức dân tộc sâu sắc, nhân dân Đại Việt không chỉ xây dựng cho mình một nền văn học phong phú mà còn cả một nền nghệ thuật sâu sắc. Cũng

Lịch Sử

giống văn học, triều Lý nghệ thuật kiến trúc điêu khắc chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo.

* Kiến trúc:

Nói đến kiến trúc thời Lý người ta nghĩ ngay đến hệ thống chùa chiền thời kì này. Chùa vốn là nơi thờ Phật, bắt nguồn từ tiếng Ấn Độ là Stupa. Khi Phật giáo du nhập vào nước ta ở những thế kỉ đầu công nguyên, những người hâm mộ đạo Phật cũng tiến hành xây dựng những Stupa nhiều tầng để đặt tượng Phật trong đó, từ chữ Stupa đọc biến âm theo tiếng việt ngày nay là chùa.

Do sùng bái đạo Phật, triều đình cũng như nhân dân Đại Việt xây dựng rất nhiều chùa chiền. Chùa dựng lên khắp nơi và trở thành biểu tượng của nghệ thuật Phật giáo. Vua, triều đình và tầng lớp quý tộc bỏ tiền xây dựng chùa, tháp lớn. Nhân dân đóng góp xây dựng chùa làng. Có thể hình dung sự phát triển của Phật giáo và chùa tháp thời Lý qua nhận xét của sử thần Lê Văn Hưu thời Trần với vua Lý Thái Tổ như sau: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tông miếu

chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người làm kinh sư…chả trách đời sau xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thờ Phật lộng lẫy hơn cung vua. Trong nước chỗ nào cũng có chùa chiền” [1,142]. Chỉ

cần xem trong “Đại Việt sử ký toàn thư” ta cũng có thể thấy được phần nào nhịp độ xây dựng chùa, tháp sôi động thời Lý: 1010 xây chùa Thiên Phúc, chùa Thắng Nghiêm. Năm 1011 xây chùa Vạn Tuế, chùa Tứ Đại Thiên Vương. Năm 1056 xây chùa Báo Thiên, năm 1057 xây tháp Tường Long…Có thể nói rằng trong lịch sử Việt Nam chưa có thời kì nào chùa tháp được nhà nước và nhân dân chú trọng xây dựng như triều Lý.

Xét một số những công trình nghệ thuật kiến trúc, ta thấy nổi lên những chùa tháp tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc Phật giáo triều Lý.

Độc đáo nhất trong hệ thống chùa thời Lý phải nhắc đến chùa Một Cột. Chùa được xây dựng thời Lý Thái Tông (1049). “Năm 1049 dựng chùa Diên

Lịch Sử

toà. Khi tỉnh dậy, vua đem việc này nói với bề tôi, có người cho là điềm chẳng lành, nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa ao đỡ đài sen Phật Quan Âm ngồi, giống như thấy trong mộng, cho các nhà sư chạy đàn xung quanh tụng kinh cầu cho vua sống lâu vì thế gọi là chùa Diên Hựu” [1,195].

Nhìn trong góc độ kiến trúc, chùa Một Cột có giá trị độc đáo và tiêu biểu về kiến trúc của thời Lý là ở điểm cách điệu hoá điển hình một bông sen. Người xây dựng đã không phỏng theo hình thể thực của bông sem để làm tròn hay 8 cạnh, 6 cạnh mà chỉ lấy bong dáng chính của nó để thực hiện vào toà nhà vuông 4 mặt với hình thức tương xứng cho đời sau nhìn ngắm thấy hình ảnh một bông sen mọc vươn từ giữa hồ lên. Tám cây con sơn ở thân cột đá đưa ra đỡ toà nhà là 8 cánh hoa. Còn thân trên của toà nhà với mái đã là búp hoa vậy. Những cột cửa, lan can đã được cân nhắc làm theo những kích thước vừa đúng, khiến toà nhà vẫn đứng vững mà không làm mất vẻ thanh thoát. Đao mái uốn cong nhưng không cong nhiều chỉ cốt đủ diễn tả cái mềm của chất liệu theo với bờ và nóc mái. Toàn thể toà kiến trúc với cầu thang gạch xây từ mép hồ dẫn lên đã cho thấy sự duyên dáng đậm đà thanh nhã.

Tháp Bình Sơn được xây dựng thời Lý cũng khá tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc thời kì này. Tháp hình vuông, vút ngọn dần lên, tầng dưới cùng rộng hơn 3m50 và tầng trên cùng thứ mười một thu lại còn 1m50. Tháp xây đứng rỗng trong lòng từ dưới suốt lên trên nóc, trên 2 cấp bệ và một toà sen. Bệ dưới cùng ngang mặt đất là một nền gạch cao 12 phân, bệ trên xây đứng và thót vào để lộ 2 ô hình chữ nhật dài bằng gạch chạm nổi hình sư tử hí cầu. Toà sen gômg 3 tầng, cánh sen to nổi tầng dưới úp sấp tới một đường sóng hình ống rồi tới 2 tầng trên bật ngửa. Tất cả cao khoảng 40 phân. Tháp tuy chịu ảnh hưởng kiến trúc Chăm Pa nhưng cũng có điểm khác, có những phiến gạch điêu khắc hoặc dập khuôn trước rồi đem sáp ghép lại gắn vào thân tháp bằng những móc. Kiến trúc tháp Bình Sơn đã tỏ ra có một khiếu thẩm mĩ: Toà sen, lá đề xây dựng ở tháp biểu tượng cho hình bóng Phật, được tôn lên với sự hầu chầu của 8 rồng, sư tử.

Lịch Sử

Nhìn tổng thể chùa tháp thời Lý, ta thấy chùa chủ yếu xây dựng bằng gạch đã, tuy nhiên cũng có những ngôi chùa kiến trúc gỗ bố trí theo lối chữ tam như chùa Thầy (Quốc Oai – Hà Tây), nền chùa bố trí tam cấp, thượng điện thờ Phật, thờ vua Lý Thần Tông cao vượt hẳn lên, y như Phật ngự ở trên tầng cao cây tháp. Ta còn thấy kiến trúc chùa bằng gỗ bố trí theo lối chữ tam, thượng điện tương đối hình vuông như ở phế tích chùa Sấm (Trên đảo Thừa Cống, tỉnh Quảng Ninh), đặc biệt thượng điện chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Bối Khê (Hà Tây) trên nền tương đối hình vuông vẫn còn bộ khung kiến trúc gỗ gồm hai bộ vì bốn cột (2 cột cái, 2 cột hiên) chống đỡ kiến trúc, rồi toả ra 2 đầu hồi những cột hiên 2 mái chái, tạo thành kiến trúc 4 mái tương đối hình vuông.

Những chùa tháp kiến trúc hình vuông xuất phát từ quan niệm đất vuông (có từ Ấn Độ) mà Phật thì không cần sinh, âm tính hợp với đất vuông cũng thuộc âm. Còn chùa bố trí theo lối chữ tam là thể hiện tam bảo: Phật, Pháp, Tăng.

Kiến trúc kiểu cột tròn (bên dưới) đỡ toà sem hình vuông (bên trên) biểu hiện triết lý âm dương. Phật tượng trưng cho bình đẳng bác ái, kiểu kiến trúc một cột và cách bố trí không gian mang tính chất tín ngưỡng phồn thực đã nói lên người Việt với văn hoá nông nghiệp lúa nước, theo Phật, thờ Phật, còn mang ý nghĩa cầu mong cho hiện thực cuộc sống.

Nhìn lại toàn bộ kiến trúc chùa tháp thời Lý, ta cũng thấy được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố Phật giáo và dân tộc với nhau. Hình thức chùa tháp không hoàn toàn giống chùa tháp Ấn Độ mà cũng có sự cách điệu phù hợp văn hoá Việt Nam. Lối kiến trúc những ngôi chùa Việt Nam phối hợp tinh thần dân tộc và tinh thần Phật giáo làm một, Hình thức 3 gian, 5 gian 2 chái…mái cong chứa đựng tinh thần dân tộc. Qua đây càng thấy tính hội nhập, hoà đồng của Phật giáo với dân tộc mỗi nước khác nhau.

* Điêu khắc:

Nói đến điêu khắc triều Lý ta cũng thấy sự gắn liền giữa điêu khắc và

Một phần của tài liệu tiểu luận Ảnh hưởng của đạo Phật đối với chính trị và văn hoá triều Lý (Trang 26)

w