Các phương thức tương ứng trong vòng đời Activity

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU ANDROID và VIẾT ỨNG DỤNG MINH họa GAME TOUCHTHEBALL (Trang 37)

Vòng đời của một Activity không phải do Activity kiểm soát, mà nó sẽ do hệ thống kiểm soát, vì trong lúc thực thi activity, sẽ có những tình huống xảy ra bất ngờ ảnh hưởng đến Activity.

T ì m h i ể u A n d r o i d | 37

public class ExampleActivity extends Activity { @Override

public void onCreate(Bundle savedInstanceState) { super.onCreate(savedInstanceState);

// Code xử lý }

@Override

protected void onStart() { super.onStart(); // Code xử lý }

@Override

protected void onDestroy() { super.onDestroy(); // Code xử lý }

// và còn các phương thức khác }

Dưới đây là danh sách các phương thức có thể được gọi cùng với giải thích cụ thể:

onCreate()

Gọi khi Activity lần đầu tiên được tạo. Đây là nơi bạn thực hiện mọi các khai báo cũng như thiết lập giao diện.

Luôn được theo sau bởi phương thức onStart().

onRestart()

Gọi khi Activity đang ở trạng thái Stopped và được kích hoạt lại. Luôn được theo sau bởi phương thức onStart().

onStart()

Gọi khi Activity “restart” và đã sẵn sàng, nhưng chưa chưa hiện ra với người dùng.

Được theo sau bởi phương thức onResume() nếu Activity đi ra foreground, hoặc onStop() nếu nó ẩn đi.

onResume()

Chỉ được gọi khi Activity bắt đầu các tương tác với người dùng. Luôn được theo sau bởi phương thức onPause().

onPause()

Gọi trước khi Activity bắt đầu vào trạng thái “paused”. Trong phương thức này ta thường sẽ giải phóng bộ nhớ, hoặc dừng các hành động nào đó có thể chiếm dụng nhiều ram, cpu để cho Activity được kích hoạt tiếp theo làm việc trơn tru.

Theo sau bởi phương thức onResume() nếu Activity được kích hoạt lại (quay về foreground), hoặc onStop() nếu nó ẩn đi.

onStop()

Gọi khi Activity không còn được sử dụng nữa. Nó có thể sẽ bị hủy bỏ, hoặc có thể sẽ lại được kích hoạt lại từ một Activity khác

Theo sau bởi onRestart() nếu nó được kích hoạt lại, hoặc onDestroy()

nếu nó bị hủy bỏ bởi hệ thống.

onDestroy()

Gọi trước khi Activity thật sự bị hủy bỏ, đây là lời gọi cuối cùng mà Activity có thể thực hiện. Phương thức này có thể được gọi bởi vì ở đâu đó có lời gọi finish()

hoặc finishActivity(), cũng có thể vì hệ thống cần phải hủy bỏ để giải phóng bộ nhớ.

Không được theo sau bởi phương thức nào.

Tóm tắt

Trong chương này ta đã tìm hiểu về Activity trong ứng dụng Android - một thành phần rất quan trọng.

Ta cũng đã tìm hiểu về cách khai báo Activity trong file Manifest, cách bắt đầu chạy một Activity, cũng như cách kiểm soát vòng đời của Activity Ở chương sau ta sẽ tiếp tục nói về một thành phần khác cũng quan trọng không kém.

T ì m h i ể u A n d r o i d | 39

[10]

XÂY DỰNG GAME TOUCH THE BALL

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU ANDROID và VIẾT ỨNG DỤNG MINH họa GAME TOUCHTHEBALL (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)