- Quản lý hành chính nhà nước XHCN mang tính nhân đạo Xuất phát
1. Khái niệm về cải cách nền hành chính nhà nước
1.1. Khái niệm về nền hành chính nhà nước
Tiếp cận theo cấu trúc, nền hành chính nhà nước bao gồm các yếu tố sau: - Thể chế của nền hành chính nhà nước
- Cơ cấu, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
- Đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện những hoạt động công vụ - Nguồn lực công (tài chính công, công sản) cần thiết cho tổ chức bộ máy hành chính nhà nước có thể hoạt động được.
Cấu trúc của nền hành chính nhà nước có thể mô tả bằng sơ đồ:
45Thể chế của Thể chế của nền hành chính nhà nước Đội ngũ công chức và hoạt động của họ Hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Nguồn lục công bảo đảm nền hành chính hoạt
1.2. Quan niệm về cải cách nền hành chính nhà nước.
Thuật ngữ “cải cách” được hiểu rất khác nhau cả về nội dung và cấp độ, phạm vi. Cần phân biệt một số từ ngữ được sử dụng trong hoạt động quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức như: cải tiến; đổi mới; sáng kiến; biến đổi, thay đổi; cải cách; cách mạng.
Thuật ngữ cải cách với các thuật ngữ khác ở trên có mối liên hệ. Có nhiều người cho rằng cải cách là một quá trình, trong khi đó cải tiến, sáng kiến v.v… chỉ là những hoạt động cho từng giai đoạn cụ thể. Hay nói khác đi cải cách bao gồm tập hợp của nhiều sáng kiến, cải tiến…
Cải cách nền hành chính nhà nước (hệ thống thực thi quyền hành pháp) là một quá trình liên tục theo định hướng nhất định nhằm làm cho hoạt động thực thi quyền hành pháp ngày càng thích ứng hơn với đòi hỏi của sự vận động và phát triển kinh tế, xã hội không ngừng của quốc gia.
Cải cách hành chính nhà nước là một bộ phận của cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung.
Cải cách nền hành chính hướng tới cải cách đồng bộ tất cả các yếu tố cấu thành (4 yếu tố) nền hành chính nhà nước. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn phát triển cụ thể của quốc gia mà phải xác định nội dung cần ưu tiên. Ở nước ta, giai đoạn đầu cải cách hành chính đã tập trung vào 3 yếu tố sau:
- Cải cách thể chế nền hành chính nhà nước
- Cải cách cơ cấu tổ chức nền hành chính nhà nước.
- Cải cách nền công vụ (công chức thực thi) là yếu tố quan trọng.
Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001- 2010 đã xác định tập trung cả bốn yếu tố.
Cải cách hành chính là một quá trình lâu dài, nhiều khâu, nhiều giai đoạn khác nhau. Điều đó đặt ra cho đội ngũ những người triển khai thực hiện các quyết định cải cách hành chính nhà nước phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với các điều kiện thực tiễn cụ thể.
Về khách quan:
Có nhiều lý do đòi hỏi hoạt động quản lý hành chính của nhà nước phải được đổi mới.
- Xu hướng chung của các nước là phải thu hẹp phạm vi hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước.
- Trình độ dân trí ngày càng cao và có khả năng nhận thức khá cụ thể hoạt động hiệu quả của các cơ quan quản lý hành chính, do đó họ mong muốn có được tiếng nói của mình.
- Tính quốc tế hoá, khu vực hoá của các hoạt động kinh tế đã đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước phải thay đổi, phải áp dụng nhiều thông lệ quốc tế chung trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
- Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển, tạo cơ hội để họ tham gia nhiều hơn trong hoạt động kinh tế vốn do nhà nước độc quyền.
Về chủ quan:
Đó chính là những yếu tố nhận thức yếu kém, hạn chế, không phù hợp từ bên trong bộ máy hành chính nhà nước. Sự phân tích sâu sắc các hạn chế khó có thể nghiên cứu sâu ở chương trình này, song có thể chỉ ra một số yếu tố cơ bản.
Một là: nền hành chính do tính kế thừa, liên tục nên có sức ì, trì trệ. Chẳng hạn như cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp trước đây đã được chuyển sang nền kinh tế thị trường nhưng cơ chế này vẫn tồn tại “âm ỉ” trong hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước.
Hai là: hệ thống thể chế hành chính nhà nước là công cụ cơ bản thúc đẩy các hoạt động của nền kinh tế lại chậm được đổi mới.
Ba là: tổ chức bộ máy quản lý hành chính nhà nước phải được tổ chức lại cho phù hợp với môi trường mới.
Bốn là: phương thức tác động của nền hành chính đến các đối tượng bị quản lý đang được thay đổi và do đó con người (công chức) và các hoạt động của họ phải thay đổi. Đội ngũ công chức mang tính kế thừa, chậm đáp ứng các đòi hỏi mới nên cần có sự hoàn thiện đội ngũ này.
Năm là: Nhà nước có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn các hoạt động quản lý của mình do có sự trợ giúp của các công cụ mới.