Đối với vấn đề luân chuyển nhân sự, ngoài việc tuyển dụng nhân sự thay thế hàng năm, công ty cũng nên có các chính sách lương thưởng hấp dẫn hơn, nhằm giữ các nhân viên làm việc lâu năm tại công ty.
Công tác đào tạo nên được diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng năm tới tháng tám hàng năm khi mức độ công việc đã giảm, giúp cho nhân viên có thể tiếp thu hiệu quả hơn những kiến thức nghiệp vụ. Tăng cường các hình thức đào tạo trực tiếp và đào tạo kết hợp với làm việc hơn là đào tạo trực tuyến. Trong các hình thức đó, thì hình thức được đào tạo trực tiếp bởi các kiểm toán viên có kinh nghiệm và thực hành ngay trong khi đang làm việc được cho là đem lại hiệu quả cao nhất.
3.2.2. Về công tác kiểm toán
Thứ nhất, về mức độ SMT chưa được xác định cụ thể, công ty nên thực hiện việc phân bổ mức SMT cho các khoản mục, từ đó sẽ có cách tiếp cận kiểm toán, cũng như các phương pháp, thủ tục cần áp dụng sẽ được thiết kế chi tiết hơn và phù hợp hơn. Ngoài ra, để nâng cao hiệu suất sử dụng phần mềm eAudIT, công ty nên có thêm các bản cập nhật thường xuyên các lỗi cũng như có kế hoạch đào tạo cho nhân viên.
Thứ hai, khi thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán tại KPMG, các kiểm toán viên thường sử dụng thủ tục phân tích ngang là chủ yếu. Điều này khiến cho kiểm toán viên không có được những đánh giá về mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với nhau, làm giảm đi hiệu quả của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch. Bên cạnh đó, đối tượng phân tích chủ yếu chỉ là Bảng cân đối
kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh mà chưa chú trọng nhiều tới Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nên đôi khi những chỉ tiêu quan trọng liên quan đến luồng tiền của doanh nghiệp có thể không được phân tích kĩ càng. Do đó cần phải có sự chú trọng nhiều hơn tới việc phân tích sự luân chuyển các luồng tiền trong doanh nghiệp và kết hợp giữa phân tích ngang và phân tích dọc trong quá trình phân tích sơ bộ.
Khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp, KPMG thường sử dụng Bảng câu hỏi là chủ yếu. Công cụ này có ưu điểm là nhanh chóng, tiện lợi, tuy nhiên để có thể thu thập được những thông tin hữu ích liên quan tới nhiều loại khách hàng, Bảng câu hỏi cần được điều chỉnh cho hợp lý và kết hợp với các công cụ khác như thực hiện thực hiện kiểm tra xuyên suốt ( walkthrough test ).
3.2.3. Về kiểm soát chất lượng.
Đối với kiểm soát trước khi cuộc kiểm toán được tiến hành, đặc biệt đối với các khách hàng được phân bổ và chỉ định, KPMG Việt Nam mà cụ thể là các chủ phần hùn đến các trưởng phòng và trưởng đoàn kiểm toán nên được thông báo một cách tỉ mỉ về các thủ tục CEAC cũng như là thảo luận trực tiếp với các chủ phần hùn tại KPMG nước trực tiếp thực hiện để có được hiểu biết đầy đủ về bản chất cũng như lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.
Về kiểm soát chất lượng trong và sau cuộc kiểm toán, tăng cường kiểm tra, thông tin đầy đủ cũng như yêu cầu thực hiện các thủ tục xác minh tính độc lập của các thành viên ngay khi bắt đầu thực hiện cuộc kiểm toán.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế thị trường đã tạo ra những bước phát triển về các dịch vụ tài chính đặc biệt là dịch vụ kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế và tư vấn tài chính…Tuy mới xuất hiện vào đầu những 90 của thế kỷ 20 với sự ra đời của các công ty kiểm toán độc lập, song các dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ liên quan đã nhanh chóng thể hiện được vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong việc tăng cường, năng cao hiệu quả hiệu năng quản lý trong nền tài chính Việt Nam. Ngày nay, báo cáo tài chính đã được kiểm toán là đối tượng quan tâm của nhiều cấp quản lý và những đối tượng sử dụng thông tin khác.
Quá trình thực tập tại công ty TNHH KPMG Việt Nam đã giúp em hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban cũng như tổ chức công tác kế toán và công tác kiểm toán tại công ty. Từ đó, giúp em có điều kiện tiếp cận thực tế, vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn, trên cơ sở củng cố kiến thức đã học, đi sâu tìm hiểu thực tế và nắm bắt cách thức tổ chức công tác kiểm toán trong loại hình kiểm toán cụ thể.
Do thời gian có hạn và kiến thức còn nhiều hạn chế nên nội dung báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để nội dung báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa, cảm ơn các anh, các chị trong công ty KPMG Việt Nam đã tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2012
Sinh viên thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh – TS. Nguyễn Thị Phương Hoa (Đồng chủ biên, 2007), Giáo trình Lý thuyết kiểm toán – NXB Tài Chính, Hà Nội.
2. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh – TS. Ngô Trí Tuệ (Đồng chủ biên, 2007),
Giáo trình Kiểm toán Tài chính – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
3. TS Nguyễn Viết Lợi - Th.S Đậu Ngọc Châu (đồng chủ biên), Giáo trình Lý thuyết Kiểm toán – NXB Tài Chính, Hà Nội.
4. Auditing and Assurance Service – An Intergrated Approach, Alvin A.Arens – Randal J.Elder – Mark S.Beasley, 9th Edition,Prenticehall International, INC, 2003
5. KPMG Audit Methodology – sổ tay hướng dẫn kiểm toán KPMG
6. Báo cáo tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán được lập vào năm 2010 của Bộ Tài chính - www.kiemtoan.com.vn
7. Báo cáo thường niên của công ty KPMG quốc tế- www.kpmg.com.vn
8. Báo cáo thường niên của công ty KPMG Việt Nam -
www.kpmg.com.vn
9. Website: http://www.vacpa.org.vn.