Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý tại thị trấn trạm trôi – huyện hoài đức – thành phố hà nội (Trang 37)

Về chất lượng tài nguyên đất : do nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng nên đất được bồi lắng phù sa. Vì vậy, đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, càng xuống

sâu độ pHKCL càng tăng. Nhìn chung, đất nông nghiệp có độ phì cao, tầng đất

dày nên có thể bố trí trồng nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả.

Bảng 9: Hiện trạng sử dụng đất của thị trấn :

Stt Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ ( %)

1 Đất trồng lúa 15,91 12,93

2 Đất trồng cây hàng năm 2,8 2,3

3 Đất trồng cây lâu năm 1 0,56

4 Đất nuôi trồng thủy sản 1,99 1,63

5 Đất ở 63,69 51,84

6 Đất trụ sở, cơ quan, sự nghiệp 4,45 3,46

7 Đất sản xuất kinh doanh phi

nông nghiệp

6,3 5,11

8 Đất có mục đích công cộng 21,38 20,82

9 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,87 0,71

10 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,04 1,67

11 Sông suối và mặt nước chuyên

dùng

Theo bảng số liệu trên ta thấy từ số thứ tự 1 4 là nhóm đất nông nghiệp có diện tích 21,7ha, chiếm 17,73%, trong khi nhóm đất phi nông nghiệp là 100,7ha, chiếm 82,27%. Điều đó cho thấy hoạt động nông nghiệp không phải là ngành chủ chốt của người dân trong thị trấn.

4.1.1.4 Tài nguyên nước

Thị trấn có kênh N11 chảy qua và hiện nay tình trạng ô nhiễm của kênh cũng đáng lo ngại

Bảng 10. Kết quả phân tích chất lượng nước Kênh N11b

Số TT Thông số phân tích Đơn vị đo Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 5945-2005TCVN 1 pH - 7,01 6,72 6,84 5,5-9

2 Mùi - Mùi hôi Nặng mùi Mùi hôi

3 SS mg/l 204 1420 1060 100 4 NH4+ mg/l 9,28 18,16 16,07 10 5 Tổng N mg/l 32,7 76,6 59,5 30 6 Tổng P mg/l 1,24 5,22 3,88 6 7 COD mg/l 206 2914 2043 80 8 BOD5 mg/l 158 1546 968 50 9 Dầu mỡ mg/l Vết Vết Vết 5 10 Coliform MPN/100ml 2,2.104 1,5.106 8,32.105 5000

(Nguồn:Khoa tài nguyên và Môi trường, trường ĐHNN Hà Nội 08/2009)

- Vị trí 1: đầu Kênh N11

- Vị trí 2: phía sau bệnh viện Đa Khoa huyện Hoài Đức, nơi Kênh N11

đã tiếp nhận nguồn nước thải của bệnh viện thải ra.

- Vị trí 3: cuối kênh, nơi hợp lưu với kênh T2-9 thuộc địa phận xã Kim Chung.

Nhận xét: so với TCVN 5945:2005 (cột B);

- Chỉ số BOD5 ở Kênh N11 đều cao hơn rất nhiều lần

- Hàm lượng NH4+ vượt khoảng 1,5 - 2 lần

- Khuẩn Coliform vượt khoảng 100 - 1000 lần

Ngoài ra ở thị trấn còn tồn tại 2 cái giếng làng nhưng người dân không sử dụng nước giếng để phục vụ sinh hoạt như ngày xưa nữa mà còn có hành vi vứt rác nên gây nhiễm bẩn nguồn nước và có mùi hôi thối.

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Thị trấn Trạm Trôi là nơi phát triển các ngành kinh doanh – dịch vụ hơn phát triển nông nghiệp rất nhiều, cụ thể :

- Công nghiệp và xây dựng ước đạt: 23,73 tỷ đồng, đạt 42%

- Thương mại dịch vụ ước đạt : 30,51 tỷ đồng, đạt 54%

- Nông nghiệp ước đạt : 2,26 tỷ đồng, chiếm 4% . tỷ trọng kinh tế trong

nông nghiệp : trồng trọt 58%, chăn nuôi 42%

Hình 4 : Biểu đồ giá trị sản xuất của thị trấn Trạm Trôi năm 2010

Nguồn : Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2010 của UBND thị trấn Trạm Trôi

người, tổng số dân phi nông nghiệp là 1078 người. Số dân có độ tuổi từ 14 trở lên : 4078 và dân thường trú là 4707 người.

Thị trấn đã và đang có chích sách mở các lớp dạy nghề cho tầng lớp nhân dân bị mất đất nông nghiệp nhưng thu hút được rất ít học viên. Nông dân mất đất đa số vào nội thành Hà nội buôn bán rau, hoa quả vì như vậy thu nhập được cao hơn và gần gũi với cuộc sống khi là dân nông nghiệp trước đây hơn.

4.1.4, Giáo dục – đào tạo

Nhiệm vụ giáo dục, đào tạo là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, do vậy chính quyền thị trấn thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục. cùng với sự phát triển kinh tế, sự nghiệp giáo dục của thị trấn thực sự được đầu tư. Ví dụ như trong năm 2010, trường mầm non Hoa Sen của thị trấn đã được bổ sung cơ sở vật chất với tổng kinh phí là 40.511.000 VNd. Đối với trường tiểu học thì nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh bán trú, đầu tư kinh phí xây dựng để phấn đấu thành trường đạt tiêu chuẩn quốc gia.

Bảng 11 : Các trường học trên địa bàn thị trấn

Tên trường Số lượng trường Số lượng học sinh

Trường mầm non 1 407

Trường tiểu học 1 639

Trường trung học 1 314

Nguồn : Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2010 của UBND thị trấn Trạm Trôi

4.1.5, Văn hóa – thông tin

Công tác văn hóa, thông tin tuyên truyền của thị trấn được quan tâm và đầu tư kĩ lưỡng. Đài truyền thanh thường xuyên tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, các nhiệm vụ của địa phương về công tác giải phóng mặt bằng. Đồng thời phối hợp với các ngành đoàn thể trong việc thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư giữ vững danh hiệu “làng văn hóa“.

Về lĩnh vực văn hóa, thị trấn còn phối hợp với phòng VHTT huyện Hoài Đức và đoàn văn nghệ các trẻ em khuyết tật về biểu diễn để quyên góp tiền ủng hộ cho đoàn. Thị trấn cũng đón tiếp các đoàn nghệ thuật như đoàn Tăng thiết giáp, đoàn ca múa nhạc của Tổng cục II Bộ Quốc phòng, đoàn Sao Mai Hải dương..

4.1.6. Y tế

Hiện nay, thị trấn không có trạm y tế và người dân trong thị trấn phải sang trạm y tế xã lân cận, các phòng khám tư nhân hoặc đến bệnh viện Huyện khám chữa bệnh.

4.1.7. Giao thông

Giao thông của thị trấn bao gồm đường quốc lộ 32 và các tuyến đường liên xã, đường dân sinh.

Nhìn chung hệ thống giao thông của thị trấn tương đối tốt. Hầu hết các tuyến đường đã được trải nhựa, bê tông hóa với chất lượng khá tốt, thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa của nhân dân trong thị trấn với các địa phương lân cận.

4.2. Hiện trạng rác thải sinh hoạt tại thị trấn

4.2.1 Nguồn phát sinh rác thải

Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn chủ yếu từ sinh hoạt của các hộ gia đình, cơ quan, chợ, quán ăn, trường học và các hoạt động thương mại, dịch vụ khác. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của toàn thị trấn được thể hiện ở bảng

Bảng 12 . Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn thị trấn Trạm Trôi

Nguồn Khối lượng

(tấn/ngày) Tỷ lệ (%)

RTSH hộ gia đình 3,34 63,05

Rác thải từ các chợ 0,75 14,16

Rác thải từ các quán ăn, dịch vụ công

cộng... 0,87 16,42

Rác thải từ trường học, cơ quan, công ty 0,34 6,41

Tổng 5,3 100

( Nguồn:UBND thị trấn Trạm Trôi)

Từ bảng số liệu trên ta thấy lượng rác thải phát sinh từ hộ gia đình chiếm nhiều nhất chiếm 63,05%. Sau đó là rác thải từ các quán ăn, dịch vụ công cộng. Tuy nhiên không phải mọi thời điểm số lượng rác phát sinh đều như trên mà nó dao động ở nhiều mức khác nhau, 5,3 tấn/ngày là lượng phát sinh tối đa của thị trấn trong thời điểm thống kê là năm 2010 và 2 tháng đầu năm 2011.

Bảng 13 : Khối lượng rác thải thị trấn năm 2010

Tháng Khối lượng ( tân/tháng)

1 142,50 2 135,56 3 152,370 4 146,66 5 140,40 6 113,95 7 119,37 8 156,44 9 139,4 10 132,86 11 148,81 12 151,09 Tổng 1.679,41 ( tấn/năm) Nguồn : HTX Thành Công

Với hiệu suất thu gom là 86%, vậy lượng rác thải thực tế của thị trấn sẽ là : (1,679,41x100) ∕ 86 = 1952,8 ( tấn/năm)

Hình 5 : Biểu đồ khối lượng rác thác thị trấn năm 2010

Ta thấy lượng rác thải qua các tháng không có sự biến động nhiều. Tuy nhiên tháng 6, tháng 7 có lượng rác thải ít nhất trong năm. Nguyên nhân có thể là do đây là lúc học sinh được nghỉ hè nên giảm đi 1 lượng rác thải trường học.

4.2.2 Thành phần rác thải sinh hoạt

Ngành nghề chủ chốt của thị trấn Trạm Trôi là thương mại dịch vụ nên thành phần rác thải cũng không quá phức tạp về chủng loại, nhưng có sự chênh lệch về lượng rác hữu cơ và vô cơ.

Theo kết quả điều tra hộ gia đình, ta thấy được rằng tỷ lệ các chất hữu cơ và vô cơ trong rác thải ở các thôn có sự khác nhau như sau :

Bảng 14. Tỷ lệ chất hữu cơ và vô cơ trong rác thải

Stt Tên thôn Chất hữu cơ % Chất vô cơ %

1 Giang xá 48 52

2 Phố Trôi 67 33

Nguồn: điều tra hộ gia đình 2011

Kết quả cho thấy Phố Trôi có lượng hữu cơ cao hơn vì đây là nơi có quốc lộ 32 chạy qua, tập trung nhiều cơ quan nhà nước tại đây như UBND Huyện, UBND

Huyện…. Ngoài ra còn có bến xe, có 1 chợ đầu mối bán các loại mặt hàng và có rất nhiều khách hàng từ các xã lân cận đổ về mua bán. Thu nhập của người dân chủ yếu là kinh doanh dịch vụ nên có đời sống tương đối ổn định. Các loại dịch vụ khá đa dạng từ dịch vụ chuyên nghiệp như nhà sách, phòng khám tư nhân về lĩnh vực nha khoa, tim mạch, đa khoa…; đến dịch vụ kinh doanh và tài chính : nhà đất, bảo hiểm; dịch vụ khác sạn du lịch: nhà hàng, nhà nghỉ, tham quan du lịch; và các dịch vụ cá nhân như cắt tóc, thẩm mĩ, bán và sửa chữa đồ gia dụng….. Còn tại thôn Giang Xá thì đời sống vật chất cũng khá đầy đủ vì tại đây người dân được đền bù khi đất nông nghiệp được chuyển đổi sang đất dự án. Nhưng hoạt động chăn nuôi vẫn được duy trì nên lượng thức ăn dư thừa đã được người dân tận dụng khiến lượng chất thải hữu cơ ít hơn nhiều so với chất thải vô cơ và ít hơn Phố Trôi.

Chất thải chăn nuôi ở Giang Xá đều được xử lí qua biogas, số ít còn lại không sử dụng biogas thì tận dụng trong phần đất ruộng còn lại không bị nằm trong quy hoạch của gia đình. Vì vậy chất thải rắn chăn nuôi không phải là vấn đề đáng lo ngại tại thi trấn.

Bảng 15. Tình hình chăn nuôi của thị trấn

Gia súc Số lượng (con) Phương pháp xử lí

Lợn 110 Biogas và làm phân bón

Gà 3.755 Trộn với trấu làm phân

bón, bán đi nơi khác.

Đàn trâu bò 7 Làm phân bón

Đàn chó 458 Dọn đi với rác thải sinh

hoạt của gia đình

Nguồn: điều tra hộ gia đình 2011

Còn đối với toàn thị trấn nói chung rác thải sinh hoạt chủ yếu là chất hữu cơ, tỷ lệ này chiếm khoảng 52% bao gồm: vỏ rau củ, thức ăn thừa; tỷ lệ chất thải phi hữu cơ là 48% bao gồm chủ yếu túi nilon, vỏ hến, vỏ trai, giấy, giẻ vụn, các loại vỏ hộp…được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 16. Thành phần RTSH tại thị trấn Trạm Trôi

Thành phần rác Tỷ lệ

Chất hữu cơ 52%

Giấy, giẻ rách 12%

Nhựa, cao su, bao nilon 10%

Kim loại, vỏ đồ hộp 3%

Thuỷ tinh, mảnh vụn kiến trúc 5%

Đất cát, gạch, gốm, xỉ than 18%

(Nguồn: Điều tra hộ gia đình – 2011

Hình 6 : Thành phần RTSH tại thị trấn Trạm Trôi

Qua số liệu trên ta thấy lượng chất thải hữu cơ khá cao mặc dù đã được một bộ phận người dân tận dụng cho chăn nuôi. Khả năng tài chính của người dân được nâng cao kéo theo chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể. Thức ăn dư thừa cũng từ đó mà có cơ hội phát triển vì đảm bảo cho sức khỏe cũng như hương vị của bữa ăn nên thực phẩm thừa dễ bị thải bỏ trong cuộc sống. Tuy chất thải xây dựng trong khu đô thị được xử lý theo phương án của chủ đầu tư, không thu gom theo mô hình của thị trấn nhưng đất cát, gạch gốm chiếm tỉ lệ lớn nhất trong nhóm chất thải vô cơ : 18% . Nguyên nhân vẫn là do người dân đã “ đổi đời “ nhờ được đền bù đất nông nghiệp nên nhiều ngôi nhà đang được

Vỏ đồ hộp, kim loại có tỷ lệ thấp nhất do ở đây người dân không có thói quen sử dụng đồ hộp, và một số hộ còn tích cóp bán cho người thu mua đồng nát….

4.2.3 Khối lượng rác thải phát sinh

Tiến hành điều tra hộ gia đình theo phương pháp sử dụng bảng hỏi và điều tra 30 hộ trong 10 ngày liên tiếp. Trong 30 hộ có 3 hộ nghèo, 7 hộ cận nghèo, 15 hộ khá giả và 5 hộ giàu. Kết quả cho thấy lượng rác thải bình quân trên thị trấn dao động phổ biến ở mức 0,51- 0,8 kg/người/ngày. Lượng rác thải bình quân dao động từ 0,3 - 0,5 rơi vào các hộ nghèo và cận nghèo. Điều đó cho thấy đời sống vật chất của người dân được nâng cao thì kéo theo áp lực lên môi trường lớn hơn.

Bảng 17. Lượng rác thải của hộ/ngày

(Điều tra 30 hộ) Lượng RTSH bình quân (kg/người/ngày) Tần suất lặp lại Tỷ lệ (%) 0,30 - 0,50 26 8,67 0,51 - 0,60 64 21,33 0,61 - 0,70 96 32 0,71 - 0,80 85 28,33 0,81 – 1 16 5,33 > 1 13 4,34 Tổng 300 100

Nguồn: điều tra hộ gia đình 2011

Còn theo khối lượng phát sinh rác trong năm 2010 là 1.952,8 ( tấn/năm) với số dân là 5386 người thì ta sẽ tính được khối lượng rác thải bình quân của mỗi người dân bằng cách:

- Tổng lượng rác trong 1 năm / 365 ngày = 5,34 ( tấn/ngày)

- lượng rác trung bình : (63.05 x 5,34) x 1000 / ( 100 x 5386)= 0,63 ( kg/người/ngày)

Khối lượng rác thải của từng khu dân cư được thể hiện qua bảng sau, trong đó từ khu 1 đến khu 5 là Giang Xá, khu 6 và khu 7 là Phố Trôi:

Bảng 18 : Lượng RTSH phát sinh ở từng khu

Khu dân cư Số dân (người) Lượng rác phát

sinh (kg/ngày) Tỉ lệ ( % ) 1 630 396.9 11.7 2 821 517.23 15.2 3 1014 638.82 18.8 4 725 456.75 13.5 5 640 403.2 11.9 6 768 483.84 14.3 7 788 496.44 14.6

Nguồn: điều tra hộ gia đình 2011

Vậy Giang Xá chiếm 71.1% lượng rác thải của thị trấn còn Phố Trôi chiếm 29,9%. Phố Trôi chỉ có 2 khu dân cư mà chiếm tới 1/3 tổng lượng rác thải. Trong đó chưa tính tới lượng rác thải từ các khu chợ, bến xe, các trụ sở cơ quan nhà nước… thuộc địa phận Phố Trôi. Mặt khác, Phố Trôi còn được đội VSMT đô thị quét dọn trục đường 32 nhưng bên vệ đường vẫn còn rất nhiều đống rác tồn đọng lâu ngày. Điều đó cho thấy công tác bảo vệ cảnh quan môi trường của thị trấn chưa được quan tâm sát sao.

4.2.4 Thu gom và vận chuyển

Hiện nay lượng rác thải phát sinh trên địa bàn thị trấn do Hợp tác xã Thành Công (HTXTC) chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý. Rác từ nguồn phát sinh sẽ được thu gom bằng xe gom rác đẩy tay và đưa đến các bãi tập kết. Xe chuyên dụng của HTX sẽ đến chở đi và chuyển về khu xử lý rác thải Xuân Sơn – Sơn Tây. Mô hình thu gom rác thải ở thị trấn được minh họa như sau :

Rác thải từ nguồn phát sinh ↓

Xe gom rác đẩy tay ↓

Điểm tập kết ↓

Xe chở rác chuyên dụng ↓

Xuân Sơn – Sơn Tây

Xe gom rác sẽ đi thu rác 1 ngày / 1 lần vào khoảng 13h – 14h trong ngày, sau khi ra điểm tập kết sẽ được xe chuyên dụng chở đi luôn trong ngày. Vì các khu dân cư của thị trấn đều nằm sát nhau và có đường thông giữa các khu nên toàn thị trấn có 4 địa điểm tập kết. Điểm thứ nhất dành cho khu 5 và khu 7, điểm thứ 2 : khu 4 và khu 6, điểm thứ 3 : chợ Giang Xá tại khu 3, điểm thứ 4 : khu 1, khu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý tại thị trấn trạm trôi – huyện hoài đức – thành phố hà nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w