8. Cấu trúc của luận văn
3.1. Mục đích nhiệm vụ, phương pháp, kế hoạch thực nghiệm
3.1.1. Mục đích
Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học: Trong dạy học bất đẳng thức cho học sinh trung học phổ thông, nếu tổ chức được hoạt động dạy và hoạt động học giải bài tập toán theo định hướng sáng tạo của luận văn thì sẽ rèn luyện được tính sáng tạo của học sinh, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT.
3.1.2. Nhiệm vụ
1. Thiết kế bài giảng theo phương án phát huy tính sáng tạo của học sinh 2. Tiến hành thực nghiệm: Thu thập, phân tích, xử lý kết quả ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, đối chiếu, so sánh kết quả để đánh giá hiệu quả của luận văn
3. Đánh giá tính khả thi, điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện việc thiết kế bài giảng trong quá trình dạy học nội dung bất đẳng thức.
3.1.3. Phương pháp
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.1.4. Kế hoạch thực nghiệm
- Đề tài được tiến hành thử nghiệm, thực nghiệm tại trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội, trong năm học 2011 - 2012.
- Đối tượng thực nghiệm:
+ Học sinh lớp 10A5, 10A6 là hai lớp học sách giáo khoa nâng cao của trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội, năm học 2011 - 2012. Lớp 10A5 và lớp 10A6 là hai lớp có điểm đầu vào cao nhất khối 10, trình độ học lực là tương đương nhau.
+ Học sinh lớp 10A2, 10A3 là hai lớp học sách giáo khoa ban cơ bản của trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội, trong năm học 2011 - 2012. Lớp 10A2 và lớp 10A3 là hai lớp có điểm đầu vào tầm trung bình của khối 10, trình độ học lực là tương đương nhau.
- Thời gian thực nghiệm sư phạm: 8 tuần kể từ ngày 15/12/2011 đến ngày 15/2/2012 khi các em học xong các chuyên đề cơ bản về Bất đẳng thức và các bài toán cực trị. Trong thời gian này các em được học chuyên đề về bất đẳng thức nâng cao hai tuần một buổi (4 tiết).