7. Nấm thượng hoàng
Nấm Thượng Hoàng (tên khoa học là Phellinus linteus ) (Nấm Hoàng Chi) hay còn có tên gọi là nấm Hoàng Sơn (Sang Hwang), có nguồn gốc từ Hàn Quốc. • Giới: Nấm • Ngành: Basidiomycota • Lớp: Basidiomycetes • Bộ: Hymenochaetales • Họ: Hymenochaetaceae • Chi: Phellinus • Loài: P. linteus
Nó mọc tự nhiên trên cây rụng lá như một ký sinh trùng , trên cây dâu tằm, cây sồi, cây hạt dẻ, hoặc thân cây sồi của cây lá rộng, nhưng đôi khi cũng mọc trên cây thông ở Nhật Bản, Hàn Quốc và ở những nơi khác trên thế giới.
Nấm thường mọc ở những vùng rừng sâu, núi cao hiểm trở hay trong các khu rừng nguyên sinh.
Chủng loại
Nấm phát triển tự nhiên trên thân cây liễu, trên thân cây dâu tằm và cây du, có thể có vòng đời hơn 100 năm. Nấm cần phát triển ít nhất
30-40 năm dưới điều kiện phát triển hoàn hảo để thân cây có giá trị ứng dụng về mặt y học
Nấm Thượng Hoàng có hình thù như cái móng, sống trong nhiều năm , là loại nấm cứng màu nâu nâu hoặc màu vàng hơi đỏ (sấy khô
có màu xám đen).
Lớp thụ tầng năm sau chồng lên lớp thụ tầng năm trước.
Nấm thượng hoàng khi cho quả thể sẽ mọc lên từng khối u nhỏ lớn có thịt màu vàng.
Tình hình sản xuất:
Hiện nay 3 nước đang nghiên cứu nhiều về nấm thượng hoàng là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Vì là nấm nhiều năm nên thời gian trồng kéo dài, do vậy cũng có xu hướng lên men sinh khối hệ sợi của nấm để có một sản lượng sinh khối nhanh hơn và nhiều hơn.
Ngày 7/4/2009, ThS. Cổ Đức Trọng của Trung tâm Nghiên cứu linh chi và nấm dược liệu TP.HCM đã công bố kết quả trồng nấm Thượng Hoàng trên mạt cưa cây cao su đầu tiên tại Việt Nam trên cơ sở sưu tầm nguồn giống mọc hoang tại TP.HCM.
Sản lượng nấm Thượng Hoàng trên thế giới chỉ ước khoảng 30 tấn/năm, với giá từ 4 đến 10 triệu đồng/kg.