IV. Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về phòng ngừa,
2. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Bảo vệ môi trường
trường 2005 về phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường
Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi có 19 chương, 165 điều, trong đó tăng thêm 4 chương, 29 điều, nhiều điều khoản của Luật Bảo vệ môi trường 2005 tuy vẫn được sử dụng nhưng cũng đã được điều chỉnh đáng kể. Về nội dung phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường, dự thảo Luật đã có một số sửa đổi, bổ sung theo hướng cụ thể hơn, sắp xếp lại để làm rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong phòng ngừa sự cố môi trường; bổ sung nội dung về trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường của tổ chức, cá nhân gây sự cố, trách nhiệm khắc phục của các cơ quan quản lý nhà nước, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư và tham gia ứng phó sự cố môi trường; quy định nội dung điều tra, xác định khu vực ô
nhiễm do sự cố môi trường, trách nhiệm điều tra, xác định… Tuy nhiên, những quy định của dự thảo Luật về phòng ngừa, khắc phục môi trường nhìn chung vẫn chưa thật sự đầy đủ, chưa thật sự khắc phục được những khó khăn, bấp cập của các quy định hiện hành như chúng tôi đã nêu ở trên. Trên cơ sở nghiên cứu về những khó khăn, thuận lợi của các quy định hiện hành, chúng tôi xin đưa một số đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung như sau:
2.1. Về những vấn đề chung
- Đề nghị bổ sung quy định cụ thể về hành vi vi phạm về phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường và các chế tài khen thưởng, xử phạt kèm theo.
- Quy định rõ các nội dung phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường trên đất liền, lưu vực sông, biển, hải đảo và trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan, đặc biệt là tại các khu vực giáp danh giữa các tỉnh.
- Quy định cụ thể về năng lực con người, các công trình, phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, trong các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, khoáng sản, sản xuất, lưu giữ, vận chuyển, buôn bán, kinh doanh,… hóa chất, chất thải và chất thải nguy hại,... giao thông đường bộ, đường thủy trên biển, sông.
- Quy định và hướng dẫn cụ thể việc xác định ô nhiễm do sự cố môi trường, xác định và bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường và trách nhiệm của Bộ Tài nguyền và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức cá nhân liên quan trong công tác: - Phòng ngừa - Ứng phó – Xác định ô nhiễm - Khắc phục sự cố môi trường – Bồi thường thiệt hại.
2.2. Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều cụ thể
- Về phần giải thích từ ngữ:
+ Để làm rõ hơn khái niệm sự cố môi trường và phân biệt được các dạng sự cố khác nhau, đề nghị bổ sung phân loại sự cố môi trường, bao gồm: “sự cố tràn
dầu, sự cố cháy nổ, sự cố rò rỉ hóa chất, sự cố do thiên tai” vào khái niệm sự cố môi trường.
+ Để phân biệt giữa các thuật ngữ phòng ngừa, khắc phục, ứng phó sự cố môi trường, đề nghị bổ sung vào phần giải thích từ ngữ khái niệm “Ứng phó sự cố môi trường” và “Khắc phục hậu quả sự cố môi trường”. Cụ thể:
“Ứng phó sự cố môi trường là các hoạt động sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị, vật tư nhằm xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng đến môi trường do sự cố gây ra.”
“Khắc phục hậu quả sự cố môi trường là các hoạt động nhằm làm sạch môi trường đất, nước, không khí, hệ sinh thái khu vực bị ô nhiễm và các biện pháp hạn chế thiệt hại, phục hồi môi trường sau sự cố.”
- Đề nghị bổ sung điều khoản về nguyên tắc trong hoạt động phòng ngừa
ứng phó sự cố môi trường, gồm các nội dung cụ thể sau:
“1. Tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa, đầu tư trang thiết bị, các phương án hợp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố môi trường.
2. Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và ứng phó sự cố môi trường, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
3. Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó.
4. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố làm ảnh hưởng đến môi trường phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.”
- Đề nghị bổ sung điều khoản về phân cấp ứng phó sự cố môi trường:
Sự cố môi trường có nhiều mức độ khác nhau, có những sự cố tầm ảnh hưởng nhỏ nhưng có những sự cố có mức độ nghiêm trọng, tác động đến khu vực rộng lớn… Chính vì thế, cần có sự phân cấp trong ứng phó sự số môi trường để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý sự cố linh hoạt và nhanh chóng. Căn cứ vào mức
độ sự cố môi trường, việc tổ chức, thực hiện ứng phó nên được phân cấp thành 3 cấp sau đây:
1. Cấp cơ sở: Sự cố môi trường mức trung bình, xảy ra ở địa phương (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cơ sở: địa phương, chủ cơ sở phải tổ chức, chỉ huy lực lượng, phương tiện, thiết bị của mình hoặc lực lượng, phương tiện, thiết bị để triển khai thực hiện ứng phó kịp thời. Chủ cơ sở xảy ra sự cố môi trường chịu trách nhiệm chỉ huy hiện trường. Trường hợp sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của địa phương (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cơ sở, thì địa phương, chủ cơ sở phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh để chỉ đạo tổ chức ứng phó.
2. Cấp khu vực: Sự cố môi trường xảy ra không rõ nguyên nhân, hoặc vượt quá khả năng ứng phó của địa phương (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cơ sở, hoặc sự cố môi trường nghiêm trọng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm trực tiếp chủ trì và chỉ đạo tổ chức ứng phó theo kế hoạch.
3. Cấp Quốc gia: Trường hợp sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng vượt quá khả năng của Tỉnh, Tp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Tp nơi xảy ra sự cố môi trường kịp thời báo cáo để Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn nạn trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức ứng phó.
- Bổ sung điều khoản về xây dựng, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường các cấp, cụ thể:
Về kế hoạch quốc gia về ứng phó sự cố, giao trách nhiệm cho Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố môi trường và chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch.
Giao cho Ủy ban nhân nhân cấp tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường của Tỉnh và trình Ủy ban Quốc gia tìm kiếm Cứu nạn phê duyệt sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời
hướng dẫn xây dựng, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường phải xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường của mình trình Ủy ban nhân nhân cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường) thẩm định và phê duyệt. Kế hoạch được phê duyệt phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp trong Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp tỉnh.
Các Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thông báo cho các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan về nội dung thực hiện để phối hợp triển khai theo chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quy định trong Kế hoạch. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chủ trì hướng dẫn việc xây dựng, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh.
- Đề nghị bổ sung quy định về nguồn lực ứng phó sự cố môi trường các cấp,
trong đó phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý, cụ thể: Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng chương trình và tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố môi trường các cấp; Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về khắc phục hậu quả sự cố môi trường trên địa bàn toàn quốc; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì xây dựng và tổ chức các khóa tập huấn, huấn luyện, diễn tập ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố môi trường tại địa phương.
- Đề nghị bổ sung quy định về tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường các cấp, cụ thể: Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chủ trì,
phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch quốc gia phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và kiểm tra việc thực hiện các Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường đã được phê duyệt và kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường của các cơ sở thuộc địa bàn quản lý.
- Bổ sung quy định về đầu mối tiếp nhận thông tin về sự cố môi trường:
Sự cố môi trường thường xảy ra bất ngờ về thời gian, địa điểm, do đó việc kịp thời thông tin đến các cơ quan quản lý để nhằm kịp thời huy động mọi nguồn lực, cách thức, biện pháp nhằm ứng phó, khắc phục sự cố và hạn chế hậu quả của sự cố là rất quan trọng và cần thiết. Vì thế, cần có quy định về trách nhiệm của các nhân, tổ chức phát hiện ra sự cố và đầu mối tiếp nhận thông tin đó. Cụ thể:
1) Các tổ chức, cá nhân để xảy ra sự cố môi trường hoặc phát hiện sự cố môi trường có trách nhiệm báo cáo kịp thời đến một trong các cơ quan sau: Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất;
2) Khi nhận được thông tin, báo cáo về sự cố môi trường, cơ quan chủ trì ứng phó phải: Đánh giá tính xác thực của thông tin về sự cố; Sơ bộ đánh giá tính chất, phạm vi, mức độ và hậu quả có thể của sự cố môi trường; Triển khai phương án, biện pháp ứng phó khẩn cấp với tình huống; Thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan về biện pháp, kế hoạch phối hợp ứng phó khẩn cấp và ký kết hoặc quyết định các hoạt động triển khai ứng phó; Thông báo cho các cơ quan, đơn vị và người dân trong vùng, khu vực bị ảnh hưởng hoặc có khả năng bị ảnh hưởng về sự cố môi trường để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả; Báo cáo các cấp có thẩm quyền về tình hình xử lý thông tin và các biện pháp triển khai phối hợp ứng phó cụ thể và các đề xuất, kiến nghị.”
- Bổ sung quy định về xây dựng báo cáo công tác ứng phó và khắc phục sự cố môi trường:
Báo cáo công tác ứng phó sự cố môi trường được xây dựng nhằm cập nhật nhanh chóng tình hình diễn biến sự cố và từ đây có thể đưa ra các biện pháp nhằm ứng phó và khắc phục sự cố. Do đó, đề nghị bổ sung quy định về báo cáo công tác ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.
Báo cáo sự cố môi trường duy trì liên tục từ lúc phát hiện sự cố đến khi kết thúc hoạt động ứng phó sự cố môi trường, bao gồm: Báo cáo ban đầu sự cố môi trường (thực hiện khi phát hiện về sự cố môi trường); Các báo cáo sự cố môi trường tiếp theo (thực hiện định kỳ hàng ngày trong quá trình ứng phó sự cố môi trường); Báo cáo kết thúc sự cố môi trường (thực hiện khi kết thúc các hoạt động ứng phó); Báo cáo tổng hợp sự cố môi trường (thực hiện để tổng hợp tình hình ứng phó sự cố môi trường từ lúc phát hiện sự cố đến khi kết thúc các hoạt động ứng phó sự cố môi trường). Trong quá trình ứng phó và khắc phục sự cố môi trường, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành và địa phương phải thường xuyên báo cáo theo phân cấp quy định.
- Bổ sung quy định về phối hợp quốc tế trong ứng phó sự cố môi trường tại Việt Nam: Sự cố môi trường có thể xảy ra trên diện rộng ảnh hưởng đến cả vùng
ngoài biên giới hoặc có diễn biến đặc biệt nghiêm trọng nhưng với trang thiết bị của nước ta chưa đủ sức để ứng cứu, khắc phục thì rất cần sự hỗ trợ từ nước ngoài. Do đó nên chăng bổ sung quy định về phối hợp quốc tế trong lĩnh vực này, cụ thể:
Trường hợp sự cố môi trường xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của các lực lượng trong nước, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn phối hợp với các Bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị lực lượng ứng phó sự cố môi trường của nước ngoài vào trợ giúp. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn có trách nhiệm chủ trì thống nhất với cơ quan liên quan thỏa thuận về yêu cầu hỗ trợ ứng phó. Việc phối hợp ứng phó sự cố môi trường tại Việt Nam thực hiện theo thỏa thuận về yêu cầu hỗ trợ ứng phó được các Bên thống nhất. Việc cấp phép và phối hợp ứng phó sự cố môi trường thực hiện theo quy định về việc cấp phép và phối hợp hoạt động với lực lượng hỗ trợ ứng phó của nước ngoài tại Việt Nam.
- Bổ sung nội dung về điều tra, xác định nguyên nhân gây ra sự cố môi trường:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra cơ sở, dự án gây ra sự cố môi trường, cần phân cấp, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Cụ thể, đối với
cơ sở, sự án gây sự cố môi trường phụ thuộc diện quản lý của chuyên ngành nào thì do cơ quan quản lý chuyên ngành đó chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện tổ chức điều tra. Việc điều tra cơ quan, đơn vị, cơ sở gây ra sự cố môi trường thuộc diện quản lý của địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành. Cơ quan chủ trì điều tra có trách nhiệm thành lập Tổ điều tra và thành viên của Tổ điều tra phải là người có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật cần thiết theo lĩnh vực điều tra. Trong quá trình điều tra, nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì thông báo cho cơ quan cảnh sát điều tra để phối hợp điều tra. Báo cáo tổng hợp về điều tra, xác định nguyên nhân sự cố môi trường phải gửi Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương có liên quan. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể yêu cầu cơ quan chủ trì điều tra cung cấp các tài liệu, báo cáo tiến hành trong quá trình điều tra.
- Bổ sung quy định tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố môi
trường để khắc phục tai nạn, sự cố và phục vụ điều tra, xác định nguyên nhân sự cố môi trường
- Bổ sung quy định về xác định thiệt hại do sự cố môi trường gây ra:
Đề nghị nêu rõ các dạng tổn thất do sự cố môi trường và các vấn đề liên quan