Giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TM Đông Nam Á (Trang 27)

Sau đây, em xin đưa ra một số giả pháp giúp hoàn thiện hơn công tác kế toán của đơn vị:

Công ty nên áp dụng phương pháp khác tính giá nguyên vật liệu xuất kho, theo em công ty nên lựa chọn phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập. Phương pháp này tận dụng được ưu điểm của phương pháp bình quân, giá cả sẽ được tính san đều, bình quân sau mỗi lần nhập, mà công việc tính giá đều do máy tính tự động tính, tự động cập nhật, chi phí nguyên vật liệu sản xuất sẽ được tập hợp ngay khi phát sinh.

Công ty thay đổi phương pháp tính giá xuất kho ở “Kế toán hàng tồn kho”  “Danh mục từ điển” “Danh mục hàng hóa vật tư”, trong màn hình danh mục vật tư, kế toán lựa chọn nguyên vật liệu, thành phẩm, thay đổi phương pháp tính giá xuất kho.

Doanh nghiệp nên xem xét việc chi tiết tài khoản chi phí về nguyên vật liệu từng sản phẩm, theo dõi chi tiết thêm về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và bao bì, để có thể hạch toán giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính, điều đó phản ánh đúng bản chất, đặc điểm sản phẩm dở dang của doanh nghiệp hơn.

Về chi phí sản xuất chung:

Công ty nên xem xét để có thể quản lý chi tiết hơn các khoản muc nguyên vật liệu xuất kho phục vụ sản xuất, khấu hao TSCĐ hay dịch vụ mua ngoài.

TK 154311-Chi phí nhân viên px1.

TK 154312- Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dung cho px1. TK 154313-Chi phí khấu hao TSCĐ px1

TK 154314-Chi phí dịch vụ mua ngoài px1. TK 154315-Chi phí bằng tiền khác px1

• Về giá trị sản phẩm dở dang (không bao hàm nguyên vật liệu tồn kho ở phân xưởng) và bán thành phẩm:

Hiện nay, công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Ngoài việc thành phẩm hàng hóa được bán ra thị trường, thì bán thành phẩm cũng được một số người đặt mua với số lượng lớn. Giá thành bán thành phẩm được kế toán tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chưa được thể hiện một cách đầy đủ, chính xác.

Theo em, để tính đúng giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kì cũng như giá thành bán thành phẩm, nên đánh giá sản phẩm dở dang (bán thành phẩm) theo phương pháp tương đương.

Em xin trình bày cụ thể cách tính giá trị với sản phẩm dở dang theo phương pháp tương đương, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính hết vào sản phẩm dở dang, chi phí chế biến được tính theo mức độ hoàn thiện của sản phẩm dở dang. Cách tính như sau:

- Quy đổi sản phẩm dở dang dang (bán thành phẩm) sang sản phẩm tương đương: Thể tích sản phẩm tương đương = Thể tích sản phẩm dở dang x Mức độ hoàn thành

Với mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang sẽ được công ty nghiên cứu và quy định cụ thể.

- Phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang

+ Phân bổ chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp: tính cho sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành là như nhau theo công thức:

CP NVL chính phân bổ cho sp dở dang = CP NVL chínhĐK + CP NVL chính phát sinhTK × Thể tích sp dở dangCK Tổng thể tích sp hoàn thànhTK + Thể tích sp dở dangCK

+ Phân bổ chi phí chế biến cho sản phẩm dở dang: Chi phí chế biến bao gồm:

- CP nguyên vật liệu phụ trực tiếp: chai, nhãn, hộp, thùng,… - CP nhân công trực tiếp.

- CP sản xuất chung. CP chế biến phân bổ cho sản phẩm dở dang = CP chế biến ĐK + CP chế biếnphát sinh TK x Số lượng sp dở dang Tổng thể tích sp hoàn thànhTK + Thể tích spdở dang CK

- Tổng hợp chi phí sản xuất phân bổ cho sản phẩm dở dang: Giá trị sp dở dangCK = CP NVL chính trực tiếp

phân bổ cho sp dở dang +

CP chế biến phân bổ cho sản phẩm dở dang (không bao gồm nguyên vật liệu tồn cuối kỳ ở phân xưởng)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TM Đông Nam Á (Trang 27)