Chi phí bán hàng

Một phần của tài liệu phân tích khả năng sinh lời của công ty – công ty nhựa bình minh bmp (Trang 27)

4. Phân tích chi phí

4.1 Chi phí bán hàng

Phân tích chi phí bán hàng cần tập trung vào ít nhất ba lĩnh vực chính: - Đánh giá mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí chủ yếu

- Đánh giá chi phí nợ xáu

- Đánh giá xu hướng và hiệu quả của chi phí tiếp thị trong tương lai

Tầm quan trọng của mối quan hệ giữa chi phí bán hảng và doanh thu không giống nhau giữa các ngành và các công ty. Ở một số công ty, chi phí bán hàng chủ yếu là hoa hồng và có tính biến đổi cao trong khi một số công ty khác lại khá ổn định. Khi phân tích chúng ta cần phải phân biệt giữa các thành phần biến đổi và cố định này vì điều đó rất hữu ích khi phân tích trong mối quan hệ tương quan với doanh thu. Các thành phần chi phí càng chi tiết thì phân tích càng có ý nghĩa.

Chi phí bán hàng tính trên phần trăm doanh thu tăng, chúng ta sẽ tập trung sự gia tăng chi phí bán hàng gắn liền với việc tạo ra gia tăng doanh thu. Vượt qua mức chi phí bán hàng nào đó thì tỷ lệ doanh thu biên sẽ tăng với tốc độ chậm hơn. Thông thường nguyên nhân là thị trường đã bão hoà, trung thành với nhãn hiệu, hoặc gia tăng chi phí trong khu vực mới. Chúng ta cần phải phân biệt giữa tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu từ khách hàng mới so với khách hàng hiện hữu. Điều này tác động đối với dự báo khả năng sinh lợi. Nếu một công ty phải gia tăng đáng kể chi phí bán hàng để tăng doanh thu thì khả năng sinh lợi của công ty sẽ bị hạn chế hoặc có thể sụt giảm.

Bảng 4.1: Bảng tổng hợp CPBH/DT của BMP, NTP

Nguồn: Tự tổng hợp

Nguồn: Tự tổng hợp

Theo như kết quả phân tích từ bảng thì tỷ lệ gia tăng chi phí bán hàng trên doanh thu mỗi năm ổn định. Năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu được tạo ra thì chi phí bán hàng chiếm 2.21 đồng và năm 2012 là 3.39 đồng. Riêng năm 2008 chi phí bán hàng chiếm 3.31 đồng do phải thực hiện quảng bá thương hiệu tại khu vự phía Bắc. Trong khi đó NTP có tỷ lệ này chiếm khá cao với mức trung bình trên 9% và có xu hướng tăng mỗi năm. Đây là lý do dù doanh thu của BMP thấp hơn so với NTP nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vẫn cao hơn. Điều này cho thấy BMP đã thành công trong bài toán về chi phí bán hàng. Mục tiêu là gia tăng doanh thu nên BMP ngoài thực hiện mở rộng mạng lưới phân phối còn đưa ra chính sách bán hàng linh hoạt, đi kèm với những hậu mãi hấp dẫn dành cho khách hàng: nới lỏng thời gian thu hồi nợ cho khách hàng; tạo điều kiện khách hàng mua nợ với mức tối đa giá trị các tài sản mà họ thế chấp theo quy chế kiểm soát của công ty. Trong khi đó NTP đưa ra chính sách tăng hoa hồng cho các đại lý bán hảng. Với định hướng mở rộng thị phần sang miền Bắc và vùng nông thôn, các nước lận cận trong khu vực như Lảo, Campuchia và đồng thời phát triển khách hàng dự án nên tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu của Quý 1/ 2013 cao hơn so với Quý 1/2012. Tuy nhiên tốc độ tăng chi phí bán hàng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu thuần nên BMP cần xem xét hiệu quả của việc tăng chi phí bán hàng từ đó có biện pháp điều chỉnh hợp lý hơn.

Chi phí nợ xấu thường được xem là chi phí tiếp thị. Vì mức độ của chi phí nợ xấu có liên quan đến khoản “dự phòng nợ khó đòi”, nên kiểm tra mối quan hệ giữa khoản dự phòng và các khoản phải thu (gộp), sẽ giúp phân tích chi phí nợ xấu một cách hữu hiệu.

Bảng 4.2: Bảng tính tỷ số DP/KPT

Nguồn: Tự tổng hợp

Khoản dự phòng nợ xấu trên khoản phải thu là thấp. Vì BMP có tài sản thế chấp của khách hàng và được định giá bởi những nhà định giá độc lập. Tuy nhiên các khoản phải thu từ năm 2008 đến 2012 có xu hướng tăng do chính sách nới lỏng tín dụng, quý 1/2013 so với quý 1/2012 lại giảm hơn . Tốc độ vòng quay khoản phải thu của BMP so với NTP lại ngược nhau khi số vòng quay khoản phải thu của NTP qua các năm có xu hướng tăng, nghĩa là khả năng quản lý thu hồi nợ của NTP thực hiện tốt hơn. Mặc dủ chính sách nới lỏng tín dụng đem lại doanh thu cao cho BMP nhưng việc bị chiếm dụng vốn lâu dài có thể ảnh hưởng đến nguồn tiền mặt cần đầu tư cho các dự án lớn, vì thế công ty nên cần chú trọng nhiều đến việc quản lý khoản phải thu của công ty.

Chi phí tiếp thị

Các chi phí nhằm mục đích gia tăng doanh thu, đặc biệt là chi phí quảng cáo, có khả năng tạo ra lợi ích hiện tại và trong tương lai. Đo lưởng lợi ích tương lai tử các chi phí này là cực kỳ khó khăn. Chi tiêu cho những hoạt động tiếp thị nhằm tạo ra thu nhập trong tương lai là khá tuỳ nghi, nên khi phân tích chúng ta phải xem xét xu hướng hằng năm trong các chi tiêu này. Ngoài việc các khoản chi tiêu này ảnh hường tới doanh thu tương lai, chúng còn giúp ta hiểu biết thêm và về xu hướng “quản lý” thu thập báo cáo của ban quản lý.

Theo như phân tích thì chi phí tiếp thị của BMP nằm trong chi phí bán hàng và những khoản này chi này cũng góp phần cho doanh thu của BMP trong những năm vừa qua gia tăng đáng kể và chiếm thị phần cao trong thị trường nhựa xây dựng. Chi phí tiếp thị của BMP trước đây thông qua tham gia chuỗi hội chợ, quảng cáo qua báo và truyền hình thì những năm gần đây công ty còn quảng bá hình ảnh của mình thông qua internet và các hoạt động mang tính cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu phân tích khả năng sinh lời của công ty – công ty nhựa bình minh bmp (Trang 27)