Dòng tiền chi ra của Vinamilk cho hoạt động tài chính là rất lớn và tập trung chủ yếu cho việc chi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu (hơn 2 ngàn tỷ đồng).
Năm 2011, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính của Vinamilk dương mặc dù số tiền outflow (chi) là rất lớn bao gồm Tiền chi trả nợ gốc vay, mua lại cổ phiếu quỹ và trả cổ tức cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc kiểm soát dòng tiền của
Vinamilk khá tốt, được cân đối bằng cách phát hành cổ phiếu với tổng trị giá
2030.426.340.000 đồng. Có thể thấy được rằng, việc phát hành cổ phiếu đợt này được tiến hành rất đúng lúc khi mà hạn trả nợ gốc đã đến hạn với số tiền khoảng 1209 ngàn tỷ.
KẾT LUẬN
Xét về cơ cấu dòng tiền của Vinamilk trong năm 2012, dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất, có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu đầu tư mở rộng.
Tiền mặt từ hoạt động sản xuất kinh doanh được doanh nghiệp tập trung sử dụng để bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình, đạt hiệu quả cao. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt mức 5.294 trong năm
2012, 2.411 trong năm 2011, tính thanh khoản được đảm bảo tốt.
Dòng tiền tự do năm 2012 = Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh – Vốn đầu tư tài sản cố định trong kỳ - Thay đổi vốn lưu động trong kỳ = 5.294 – 3.134 – 444 = 1.716.
KẾT LUẬN
Tính toán các chỉ số chuyên biệt.
Tỷ số đảm bảo dòng tiền = 0,56 => Xét trong giai đoạn 03 năm, doanh nghiệp bị thiếu hụt nguồn tiền và phải sử dụng tài trợ từ bên ngoài.
Tỷ số tái đầu tư tiền mặt 2012 = 0,53 <=> Doanh nghiệp sử dụng 53% lượng tiền mặt tạo ra từ hoạt động kinh doanh để tái đầu tư.
Tỷ số tái đầu tư tiền mặt 2011 = 0,25 <=> Doanh nghiệp sử dụng 25% lượng tiền mặt tạo ra từ hoạt động kinh doanh để tái đầu tư.