17. Caligus epidemicus Da 31.13 1 29 5.76b 18. Lemanthropus kroyeri mang 4.72 2 4 3.0d
Ghi chú: *: loài chưa xác định.
a: trùng/ttk; b: trùng/lam; c: trùng/con cá; d: trùng/mang.
Từ kết quả kiểm tra, chúng tôi đã phát hiện được 17 loài KST và 1 loài ấu trùng của
Nematoda, thuộc 13 giống, 14 họ, 12 bộ, 7 lớp và 5 ngành (Ciliophora, Plathelminthes,
Nemathelminthes, Annelida và Arthropoda).
Trong 18 loài KST được tìm thấy có 7 loài thuộc ngành Plathelminthes, 5 loài thuộc ngành Ciliophora, 2 loài và 1 loài ấu trùng (chưa phân loại) thuộc ngành
So với kết quả của Leong và Wong (1990) khi nghiên cứu KST trên cá chẽm tại Malaysia và Thái Lan thì số lượng loài chúng tôi tìm được là nhiều hơn 2 loài. Hai ông đã phát hiện ra 6 lớp KST trong đó có 5 lớp, giống với kết quả này là:
Oligohymenophorea, Digenea, Nematoda, Crustacea và Cestoidea. Trong tổng số 18 loài KST phát hiện có 2 loài KST, giống với 2 loài KST trong 16 loài mà 2 ông đã tìm thấy là
Pseudometadena celebesensis (TLCN:4,7%, CĐCN: 0,6 trùng/lam) và Trichodina sp
(TLCN: 62,8%). Tuy nhiên, về TLCN của loài Trichodina sp trên cá chẽm chúng tôi kiểm tra là thấp hơn (da: 10,38%, mang: 40,57%), loài Pseudometadena celebesensis (TLCN: 6,6%, CĐCN: 6,77 trùng/lam [19]. Kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Khuyên (2006) cũng phát hiện loài Pseudometadena celebesensis kí sinh ở ruột với TLCN (20,3%), CĐCN (13 trùng/lam) cao hơn so với kết quả này [2].
Ngoài ra, chúng tôi còn tìm thấy 1 loài Prototransversotrema sp ở giai đoạn trưởng thành thuộc lớp Digenea kí sinh trên da và mang. Tuy nhiên, TLCN và CĐCN đều thấp (Mang: 0,94%, 2 trùng/lam; Da: 2,83%, 2,22 trùng/lam), so với kết quả của Carmen C. Velasquez (1958), ông cũng tìm ra 1 loài sán lá song chủ (Transversotrema laruei ), ở giai đoạn trưởng thành ngoại kí sinh còn giai đoạn ấu trùng kí sinh ở cơ và ruột.
Số lượng loài nhiều hơn so với nghiên cứu của Bùi Thị Khuyên (15 loài) khi kiểm tra 64 con cá chẽm ở các giai đoạn khác nhau, trong đó có 3 loài giống với kết quả này (Lecithirium sp, Scolex sp, Pseudometadena celebesensis). Ngoài ra mẫu cá chẽm tôi kiểm tra còn phát hiện được 3 loài thuộc Nematoda giống với kết quả của Mai Đăng Nhân (2003), nhưng khác nhau về loài. Trong khi đó Bùi Thị Khuyên đã không phát hiện được ký sinh trùng thuộc lớp Nematoda ký sinh trên cá chẽm, nhưng tác giả này đã phát hiện được 1 loài Pseudorhabdosynochus latesi thuộc lớp Monogenea.
Theo bảng 3 nhận thấy, cá chẽm cảm nhiễm cao với nhất với Trichodina sp
(da:10,38%, 2,85 trùng/ttk, mang: 40,57%, 15,72 trùng/lam), tiếp đến là Caligus epidemicus (31,13%, 5,76 trùng/lam). Khi cảm nhiễm với cường độ cảm nhiễm cao trên da, mang cá làm phá hủy tơ mang, da đã gây chết ở cá chẽm giống (7- 12cm) tại các ao ương cá giống ở Ninh Hòa, Cam Ranh. Ngoài ra cá chẽm còn cảm nhiễm cao với giống loài Zeylanicobdella sp (da, vây, xoang miệng: 19,81%, 10,2trùng/ con cá), khi CĐCN
32 25 30 35 40 45 50 TLCN
cao cũng gây chết ở cá. Nhóm KST nội ký sinh có tỉ lệ cảm nhiễm tương đối thấp, dao động từ 2,83 – 16,98% chủ yếu là kí sinh ở ruột và dạ dày, ngoại trừ loài Tylocephalum sp
có TLCN cao (28,33%) và CĐCN là 9,43 trùng/lam. Khi cảm nhiễm cao đã gây ra hiện tượng còi cọc, chậm lớn ở cá. Riêng loài Digenea* tuy có TLCN thấp nhưng CĐCN lại cao (7,21 trùng/con cá) có khi lên tới 27 trùng/con cá.
Nhóm loài ngoại kí sinh thuộc giống Apisoma kí sinh chủ yếu trên da, mang. Các mẫu cá chẽm tôi đã thu có TLCN và CĐCN thấp nên không gây tác hại lớn đối với cá. Đặc biệt loài Hemiophays sp cóTLCN thấp (da: 15,09%, mang: 3,77%) nhưng CĐCN lại cao (da: 54,25 trùng/lam, mang: 83,2 trùng/lam), loài này nếu kí sinh với số lượng lớn, sẽ phá hoại tổ chức mang, da của cá và có thể làm cá chết.
Nhìn chung, các kết quả trên cho thấy cá chẽm cảm nhiễm cao các loài KST như:
Trichodina sp, Caligus epidemicus, Zeylanicobdella sp và Tylocephalum sp. Khi cảm nhiễm với CĐCN cao sẽ gây chết từ rải rác đến hàng loạt ở cá, hoặc là nguyên nhân gây còi cọc, chậm lớn ở cá, ngoài ra chúng còn tạo điều kiện cho hiện tượng bội nhiễm một số tác nhân gây bệnh khác trên cá chẽm (virus, vi khuẩn). Những phân tích cụ thể về tác hại của các loài KST này sẽ được thảo luận ở phần sau.
2.2. Mức độ cảm nhiễm các lớp KST kí sinh trên cá chẽm
Trong 18 loài KST đã phát hiện thuộc 7 lớp KST. Trong đó TLCN của mỗi lớp KST kí sinh trên cá chẽm lại có sự khác nhau. Kết quả này được thể hiện qua hình 3.1.
Hình 3.1: Tỉ lệ cảm nhiễm các lớp KST kí sinh trên cá chẽm.
Ghi chú: số liệu về TLCN của mỗi lớp KST được trình bày ở bảng 3.3 trong phần phụ lục.
Qua đồ thị trên ta thấy TLCN các lớp KST kí sinh trên cá chẽm tương đối thấp, trong đó lớp Oligohymenophora có TLCN cao nhất là 47,17%, tiếp đến là lớp Crustacea
chiếm 33,96%, lớp Cestoidea (30,19)%, lớp Trematoda, Hirudinea và lớp Pleurostamata
có TLCN thấp < 25% và thấp nhất là lớp Nematoda (9,43%).
Kết quả này khác so với nghiên cứu của Bùi Thị Khuyên (2006), lớp Digenea có TLCN cao nhất (60,06%), Cestoidea (28,13%), Oligohymenophora (10,02%), Crustacea
và Hirudinea (4,66%) [2].