Mẫu và phương pháp phân tích mẫu

Một phần của tài liệu Khảo sát tính chất nước thải sản xuất surimi từ nguyên liệu cá nguyên con trong quy trình sản xuất pilot quy mô phòng thí nghiệm (Trang 25)

A. Vị trí, phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu a. Vị trí và phương pháp lấy mẫu:

Đối với quá trình lấy mẫu ở PTN

Nước thải sản xuất surimi tại PTN được thu gom vào 1 thùng chứa có dung tích 200 lít, mẫu được lấy ở thùng này. Trước khi lấy cần khuấy đảo nhằm mục đích chộn đều mẫu. Lượng mẫu lấy đủ cho mỗi lần thí nghiệm l à 1lít.

Mẫu nước thải nghiên cứu là mẫu nước sinh ra trong quá trình rửa nguyên liệu, sơ chế và xử lý nguyên liệu. Mẫu được lấy vào thời điểm cuối của quá trình chế biến và được lấy theo phương pháp thủ công bằng cách múc trực tiếp v ào can nhựa 1lít có nút chặt và chuyển ngay về phòng thí nghiệm để phân tích mẫu.

Phương pháp lấy mẫu tổ hợp theo thời gian đ ược thực hiện đối với quá trình nghiên cứu nước thải của phân xưởng sản xuất surimi ở Công ty TNHH Thịnh An.

Mẫu được lấy ở các thời điểm khác nhau trong quá tr ình sản xuất và lấy theo phương pháp thủ công bằng cách dùng các chai nhựa 500ml hứng ở miệng cống chảy ra của phân xưởng sản xuất surimi, cứ 30 phút/1lần, rồi ho à chộn từng mẫu đơn với nhau ta được mẫu tổ hợp. Lượng mẫu lấy đủ cho mỗi lần thí nghiệm là 2 lít. Quá trình lấy mẫu tổ hợp theo thời gian có thể tóm tắt trong s ơ đồ sau:

Nước thải thủy sản có nhiều chỉ tiêu cần phân tích, tuy nhiên để nghiên cứu sự biến động thành phần các chất thải trong nước thải surimi, tôi xin chọn một số chỉ tiêu chính sau: pH, SS, DO, COD, BOD, NTS, PTS.

b Phương pháp bảo quản mẫu:

Nguyên tắc: các số liệu phân tích chỉ có giá trị nếu mẫu đ ược bảo quản trong các điều kiện quy định. Trong quá trình vận chuyển, các mẫu cần được bảo vệ và đậy kín, giữ mẫu lạnh và tránh ánh sáng. Dụng cụ bảo quản mẫu nước thải đơn giản nhất là các thùng xốp có chứa đá để giữ lạnh .

Vị trí lấy mẫu (tại miệng cống chảy ra của PXSX surimi)

Tần suất lấy mẫu (30phút/lần)

Bảo quản các mẫu riêng lẻ

Bảo quản mẫu và phân tích Trộn các mẫu riêng lẻ với cùng

Bảng 2.1: Các điều kiện bảo quản mẫu tiêu chuẩn:

Số TT Thông số Chai đựng Điều kiện bảo quản Thời gian bảo quản

1 PH PE Không 6 giờ

2 Rắn lơ lửng PE 40C 4 giờ

3 BOD PE 40C 4 giờ

4 COD PE 40C 24 giờ

5 DO TT Cố định tại chỗ dd Winker 6 giờ

6 Dầu mỡ TT

7 Nitơ tổng số PE 40C 24 giờ

8 Phôtpho TS TT 40C 24 giờ

B. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu của nước thải surimi

Phương pháp phân tích các ch ỉ tiêu nước thải theo Standard methods for examination of water and wastewater APHA, AWWA, WPCF và các s ố liệu thực nghiệm được quản lý và xử lý bằng phần mềm Microsoft Exel.

Bảng 2.2: Bảng phân tích các chỉ tiêu nước thải

TT Thông số Phương pháp phân tích 1 Nhiệt độ Nhiệt kế

2 pH pH kế

3 DO Phương pháp Iod

4 BOD5 Máy đo BOD

5 COD K2Cr2O7 (phương pháp hoàn lưu khí) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 NTS Kjeldahl

7 PTS Quang phổ kế hấp phụ (spectrophotometer máy quang phổ HACH – DR 2010 ở bước sóng 690nm. thuốc thử NH4MoO4- và SnCl2)

Nước thải (mẫu sau khi lấy về được kiểm tra độ pH, xác định hàm lượng cặn lơ lửng SS, và lần lượt xác định các chỉ tiêu DO, COD, BOD, NTS, PTS). Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước thải trước khi xử lý là cơ sở để đánh giá sự biến động của nó trong nước thải surimi. Từ đó đề xuất ph ương án xử lý đối với nước thải surimi.

Một phần của tài liệu Khảo sát tính chất nước thải sản xuất surimi từ nguyên liệu cá nguyên con trong quy trình sản xuất pilot quy mô phòng thí nghiệm (Trang 25)