III.3. Biểu diễn bảng của kiểu thực thể/liên kết ............. liên kết hạn chế ...................

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN (Trang 29)

thể / li ên kế t hạn ch ế

Y êu c ầ u

- Không bỏi sót thông tin Phải rà soát từ nhiều nguồn:

+ Các cuộc tiếp xúc, phỏng vấn với các nhân viên

+ Các loại dữ liệu về hệ thống: các báo cáo, thuyết minh, các tài liệu lập trong khảo sát hiện trạng và phân tích chức năng… + Các BLD đã lập

+ Các sổ sách, các tệp.

- Không dư thừa thông tin

+ Thông tin đưa vào không được trùng lặp

+ Bỏ ra ngoài các dữ liệu được tính toán (dẫn xuất) từ các dữ liệu khác.

P há t hi ện c á c ki ểu thự c thể

- Thực chất mỗi thực thể là một nhóm dữ liệu quy tụ xung quanh một sự vật (sự kiện hay vật thể) xuất hiện trong lĩnh vực bài toán. Chúng thuộc các phạm vi mô tả sau:

(1) Các dữ liệu phản ánh cấu trúc tĩnh của tổ chức: + Về nhân lực: Nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp…

+ Về tài sản, thiết bị, nguyên vật liệu: Nhà xưởng, của hàng, máy móc, mặt hàng, nguyên liệu…

+ Về tổ chức và cơ cấu: Phòng ban, phân xưởng, khoa, bộ môn, lớp…

(2) Các dữ liệu phản ánh các sự kiện trong hoạt động tác nghiệp:

+ Các giao dịch: Đặt hàng, giao hàng, thanh toán… + Các báo cáo, tổng kết, thống kê

Tuy nhiên không phải mọi sự vật đều được chọn làm thực thể. Chúng phải được sàng lọc theo 2 tiêu chí:

+ Có ích cho quản lý

+ Có cách để phân biệt với các thực thể khác.

P há t hi ện v à di ễn tả c á c k iểu l i ên k ết

Các liên kết phản ánh các môi liên quan cần ghi nhận giữa các thực thể trong môi trường nghiệp vụ.

Sau khi đã có các kiểu thực thể, ta đối sách từng cặp hay từng nhóm kiểu thực thể xem giữa chúng có tồn tại một kiểu liên kết nào không. Sự phát hiện này có thể làm theo 2 cách:

(1) Dựa trên ý nghĩa của các kiểu thực thể, dựa trên các quy tắc quản lý hay các quy trình giao dịch mà ta phát hiện các kiểu liên kết.

Ví dụ : Quy trình bán hàng bắt đầu với việc một khách hàng đưa đến một đơn đặt hàng. Từ sự kiện này phát hiện ra mỗi liên quan giữa khách hàng và đơn hàng.

(2) Dựa vào việc đi sâu vào danh sách các kiểu thuộc tính của các kiểu thực thể, tìm xem trong đó có các thuộc tính đóng vai trò tham chiếu hay không (thuộc tính kết nối). Mỗi tham chiếu là một kiểu liên kết.

Ví dụ: Xem các đơn hàng thấy đơn hàng nào cũng có Tên khách hàng, đó chính là một tham chiếu.

Sau khi đã phát hiện các kiểu liên kết, ta phân loại chúng thành 1- 1, 1-n, n-n và nhiều ngôi, sau đó áp dụng các quy tắc chuyển chúng về mô hình thực thể / liên kết hạn chế.

P há t hi ện c á c ki ểu thuộ c tí n h

Phân loại thuộc tính theo vai trò: khóa, kết nối, mô tả (1) Thuộc tính khóa: có hai cách chọn khóa:

- Chọn 1 hay tập hợp các thuộc tính tự nhiên, có giá trị duy nhất và bền vững làm khóa.

- Chọn một thuộc tính nhân tạo (2) Thuộc tính kết nối (khóa ngoài) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3)Thuộc tính mô tả: Ngoài thuộc tính khóa và kết nối.

(*) Phân loại các thuộc tính mô tả: Cần chọn các thuộc tính mô tả sao cho đủ dùng. Để có phương hướng chón lựa, ta phân loại các thuộc tính mô tả theo 2 tiêu chí:

- Tính toán / không tính toán

- Bền vững / không bền vững

Phối hợp 2 loại trên ta có 4 loại thuộc tính mô tả

- Tính toán, bền vững

- Tính toán, không bền vững

- Không tính toán, bền vững

- Không tính toán, không bền vững

III.5. Lập l ượ c đồ dữ li ệu vớ i mô hìn h quan hệ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN (Trang 29)