Những khó khăn khi thực hiện Đề án:

Một phần của tài liệu tiểu luận Đề án tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách, pháp luật thuế trong các cấp học đường trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 25)

Hiện nay, vẫn còn có những ý kiến trong xã hội đánh giá là các chương trình giáo dục rất nặng nề, quá tải so với sức khoẻ và khả năng tiếp thu của học sinh; việc phổ biến, giáo dục pháp luật thuế nên áp dụng cho những người đã đến tuổi lao động và không còn ngồi trên ghế nhà trường; việc đưa chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật thuế vào giảng dạy trong trường học sẽ ảnh hưởng đến việc học tập các môn học khác của học sinh; để giáo dục các em học sinh hoàn thiện nhân cách con người nên tập trung vào các môn học Đạo đức, giáo dục công dân, lịch sử, văn học. Cú cỏc ý trên là do họ chưa có nhận thức đầy đủ về nội dung, chương trình của Đề án và phương pháp lồng ghép, tích hợp với môn giáo dục công dân. Vì vậy cần phải tăng cương tuyên truyền về Đề án trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng để tạo sự đồng thuận cao của nhân dân.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận: I. Kết luận:

Việc triển khai thực hiện thí điểm Đề án "tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật thuế trong hệ thống trường học" trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn II (2010 - 2013) là một chủ trương lớn của tỉnh, là sự cần thiết và phù hợp với yêu cầu khách quan trong quản lý kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Thông qua thực hiện thí điểm giai đoạn I (2009 - 2010) bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực; tạo điều kiện cho số đông học sinh, sinh viên có nhận thức cơ bản về thuế, từ đó ý thức chấp hành chính sách thuế trong tương lai, góp phần xây dựng và hoàn thiện con người mới XHCN Việt Nam; mang lại sự hiểu biết về thuế cho cán bộ quản lý, giáo viên của của các cơ quan và ngành Giáo dục, đây là lực lượng tuyên truyền viên có trình độ và uy tín trong xã hội và họ cũng là người chấp hành tốt pháp luật thuế của Nhà nước; tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh và nhân dân có nhận thức đúng về thuế và chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế của Nhà nước, góp phần hạn chế những hành vi vi phạm; góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước và xây dựng xã hội văn minh.

Để thực hiện thành công Đề án giai đoạn II (2010 - 2013) đòi hỏi phải có sự quan tâm lãnh đạo, sự chỉ đạo sát sao thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo thống nhất và quyết tâm cao của Ban chỉ đạo các cấp, ngành Thuế, ngành Giáo dục, của Ban giám hiệu các trường, tinh thần trách nhiẹm cao của các thầy, cô giáo, sự phối hợp của các ngành, sự đồng thuận của nhân dân (trực tiếp là các bậc phụ huynh học sinh), phải tăng cường tuyên truyền về Đề án

trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng thì việc triển khai Đề án giai đoạn II chắc chắn sẽ có nhiều kết quả khả quan hơn giai đoạn I.

Việc triển khai thực hiện thí điểm Đề án "tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật thuế trong hệ thống trường học" trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn I (2009 - 2010) đã trở thành hiện thực, đã khẳng định khả năng tính bền vững của Đề án được đảm bảo. Có thể nói, đây là hình thức hoạt động tuyên truyền có hiệu quả sâu sắc nhất về chính sách, pháp luật thuế, nó vừa mang tính ổn định trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài. Vì vậy đòi hỏi phải tích cực triển khai thực hiện Đề án giai đoạn II để góp phần thực thi chính sách pháp luật thuế của Nhà nước ngày càng có hiệu quả cao, góp phần tăng thu ngân sách, đảm bảo công bằng xã hội, góp phần xây dựng thành công đất nước Việt Nam XHCN với mục tiêu "Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

II. Kiến nghị:

1. Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chỉ đạo và có chủ trương, định hướng lâu dài về việc đưa chính sách, pháp luật thuế vào hệ thống giáo dục quốc gia; chủ trương phải được thể hiện bằng văn bản pháp quy của Chính Phủ.

2. Đề nghị Tổng cục Thuế hỗ trợ và cấp kinh phí kịp thời, đầy đủ để đảm bảo việc triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả./.

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu tiểu luận Đề án tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách, pháp luật thuế trong các cấp học đường trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 25)