Những ưu điểm của các trang BMĐT

Một phần của tài liệu Cách viết tin thông qua việc nghiên cứu các tờ báo mạng điện tử lớn, điển hình hiện nay ở Việt Nam. (Trang 28)

2. NỘI DUNG

2.2.2. Những ưu điểm của các trang BMĐT

Thứ nhất, các trang này đưa thông tin một cách toàn diện.

Tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều được phản ánh một cách triệt để. Điều này được phản ánh ngay trên tít của tin. Đặc biệt là với trang Quân đội nhân dân.

Vì tôn chỉ mục đích của môi cơ quan là khác nhau vì thế ta sẽ thấy mỗi báo sẽ tập trung vào những mẳng riêng.

Chẳng hạn:

Quân đội nhân dân thường đưa tin về các sự kiện liên qua tới chính trị và quân đội, đời sống của người lính.

Vietnamnet lại là một trang tổng hợp. Không có lĩnh vực nào quan trọng hơn lĩnh vự nào. Tùy thuộc từng thời điểm và tính chất thông tin, sự kiện mà có sự lựa chọn

Tuổi trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Vì thế, các thông tin trên trang cũng không vượt ra khỏi tôn chỉ mục đích của cơ quan chủ quản. Dự vậy, thông tin trên báo Tuổi trẻ cũng rất phong phú, đa dạng, thậm chí còn có tính đa phương tiện rõ nhất trong ba tờ báo.

Thứ 2, đã biết sử dụng tít ngắn.

Ngoại trừ Quân đội nhân dân “chuyên gia” đặt tít dài, hai tờ còn lại tít viết khá tốt. Tít có độ dài vừa phải, không quá dài.

Vietnamnet: Tít của Vietnamnet thường có độ dài câu ngắn. Tít dài nhất của trang này trong suốt thời gian khảo sát cùng lắm cũng chỉ là 13, 14 từ.

Ví dụ như: “Triều Tiên thử tên lửa ở Hoàng Hải” số ngày 16/11 “Cậu ấm” nhà Gaddafi đã sa lưới” ngày 19/11 ….

Tuổi trẻ:

“Vàng giảm 250.000 đồng/lượng” đăng ngày 15/11

“Iran bắt giữ thêm 12 điệp viên CIA” đăng ngày 26/11 ….

Thứ 3, tít tin có nội dung khá rõ nghĩa.

Đây là điều rất cần thiết đối với tít tin. Tí tin chính là cánh cửa giúp người đọc bước vào thế giới thông tin. Nếu cánh cửa này cứ khóa “kín mít”, người đọc sẽ chẳng thấy gì bên trong cả. Đã không nhìn thấy thì có bỏ qua cũng chẳng tiếc. Đó là quan điểm của người Phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.

Do đó, tít không cần phải nói được hết sự kiện. Nó chỉ cần cho người đọc thấy một vài hình ảnh thú vị sau “cánh cửa”, ắt sẽ có người mowr cửa bước vào xem tiếp!

“Mỗi ngày có 5.000 HS phạm lỗi giao thông” ngày 30/11

Quân đội nhân dân:

“Doanh nghiệp Anh mong muốn hợp tác với Việt Nam” (18/11)

“Điền kinh, TDDC tiếp tục mang tin vui về cho TTVN” (15/11)

“ASEAN tăng cường hợp tác khoa học, công nghệ” (23/11)

Tuổi trẻ:

“Hai vụ tai nạn xe container” số đăng ngày 29/11

“Trung Qốc lại thử nghiệm tàu sân bay” đăng ngày 30/11 “Hát xoan hú Thọ trở thành di sản thế giới” đưng ngày 25/11

Thứ tư, các trang BMĐT này cũng đã biết nên đưa tít xen vào trong nội dung của tin.

Đối với một tin dài, để tránh sự nhàm chá của người đọc khi đọc mãi không hết, người viết nên chia nó thành nhiều đoạn nhỏ và có thể đặt tít xen tạo độ giãn cho người đọc.

Ví dụ trên Vietnamnet đăng bài: “Tôi mà rửa tiền, đọc luật này tôi lách được ngay”. Đây là tít được trích trong một câu nói của đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc.

Trong bài viết tác giả đã lần lượt để những tít xen sau: Chặn “cửa” ngân hàng sẽ không khả thi

Cân nhắc kĩ

Một phần của tài liệu Cách viết tin thông qua việc nghiên cứu các tờ báo mạng điện tử lớn, điển hình hiện nay ở Việt Nam. (Trang 28)