III. Xử lý VPPL về các nguồn tài nguyên thiên nhiên
11. Trình tự giải quyết tranh chấp môi trường
*Bước 1: Kiểm tra, xác minh những nội dung được phản ánh trong các đơn thư
khiếu kiện:
- Đây là bước đầu tiên, quan trọng và là cơ sở cho việc xem xét các tình tiết cụ thể của việc tranh chấp.
- Việc kiểm tra, xác minh về mức độ chính xác trong nội dung các đơn thư khiếu kiện được tiến hành bằng các biện pháp gồm:
+ Lấy mẫu các thành phần môi trường bị ô nhiễm, phân tích các đặc tính của yếu tố môi trường;
+ Kiểm tra tình hình quan trắc và kiểm soát o nhiễm trong khu vực;
+ Đánh giá hiện trạng môi trường nơi ô nhiễm xảy ra, xác định nguồn gây ô nhiễm;
+ Chứng minh mối quan hệ giữa hành vi gây ô nhiêm với thiệt hại vật chất, đối chiếu kết quả với Hệ thống tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, từ đó có kết luận đương sự khiếu kiện đúng hay sai sự thật.
- Kiểm tra, xác minh được tiến hành bởi các đoàn thanh tra chuyên ngành hoặc liên ngành. Thành phần đoàn thanh tra gồm:
+ Thanh tra chuyên ngành về môi trường;
+ Đại diện các cấp chính quyền địa phương nơi môi trường bị ô nhiễm, nơi có nguồn gây ô nhiễm;
+ Đại diện các cơ quan chuyên môn; + Đại diện bên bị hại;
+ Đại diện bên gây thiệt hại;
- Trên cơ sở các kết luận, các chủ thể có thẩm quyền một mặt áp dụng các quy định về xử lý vi phạm hành chính với đối tượng gây ô nhiễm; mặt khác, giúp bên bị hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
*Bước 2: Hướng dẫn bên bị thiệt hại thu thập chứng cứ về sự thiệt hại và xác
định yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.
- Đây là nét riêng của quá trình xem xét, giải quyết các tranh chấp môi trường do thiệt hại gây nên có giá rị lớn nên bị hại thường không thể đưa ra các số liệu chứng minh nếu không có sự trợ giúp của cơ quan chuyên môn.
*Bước 3: Tham gia giải quyết tranh chấp, góp phần điều hòa lợi ích giữa các
bên xung đột.
- Các cấp chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tham gia với tư cách là cơ quan chuyên môn xem xét, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm; vừa là cơ quan đầu mối trong việc đánh giá chứng cứ pháp lý.
- Tổ chức giải quyết tranh chấp dưới dạng cuộc họp hoặc hội nghị.
- Phương pháp giải quyết tranh chấp: mềm dẻo, thận trọng hiệu quả nhằm mục đích duy trì mối quan hệ lâu dài giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh gây thiệt hại với cộng đồng dân cư xung quanh để bảo vệ môi trường chung.
- Một số phương án bồi thường thiệt hại: + Bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế.
+ BTTH trên cơ sở xác định tỉ lệ giữa tổng giá trị thiệt hại được bì đắp so với tổng giá trị thiệt hại thực tế.
+ BTTH trên cơ sở xác định cấp độ thiệt hại.
+ BTTH trên cơ sở xác định mức thiệt hại bình quân.
+ BTTH bằng việc đầu tư vào các công trình phúc lợi, công cộng cho cộng đồng dân cư.
- Các trường hợp đặc biệt:
+ Tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu thì cơ quan quản lý môi trường địa phương sẽ là người đại diện cho bên bị hại thực hiện: lập hồ sơ pháp lý và đòi bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây nên.
+ Tranh chấp mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài về bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết theo pháp luật VN, đồng thời xem xét đến pháp luật và thông lệ quốc tế.
3. Tranh chấp giữa VN với các nước khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được giải quyết trên cơ sở thương lượng, có xem xét đến pháp luật và thông lệ quốc tế.
VẤN ĐỀ 7: THỰC THI CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNGTổng quan về điều uớc quốc tế về môi trường: Tổng quan về điều uớc quốc tế về môi trường:
- Được hình thành trong các hội nghị quốc tế về môi trường: Trên cơ sở những cam kết chung của các quốc gia thông qua 1tuyên bố chung, một chương trình hành động chung.
Lưu ý: cam kết chung là cam kết chính trị và đạo lý nhằm thực hiện những
mục tiêu nhất định, không chứa đựng những ràng buộc về mặt pháp lý và vì vậy không chứa đựng những chế tài
- Các điều uớc quốc tế về môi trường mà VIệt Nam là thành viên:13 điều uớc
+ Các điều ước quốc tế về môi trường trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường: 9 điều ước
1. Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzon (Việt Nam tham gia vào ngày 26- 4- 1994)
2. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ôzon (Việt Nam tham gia vào ngày 26- 1- 1994)
3. Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (Việt Nam tham gia vào ngày 16- 11- 1994)
4. Công ước Marpol 73/78 về ngăn chặn ô nhiễm biển do tàu gây ra (Việt Nam tham gia vào ngày 29- 8- 1991)
5. Công ước quốc tế về an toàn tính mạng trên biển SOLAS 1994 (Việt Nam tham gia vào ngày 18- 3- 1991)
6. Công ước luật biển 1982 (Việt Nam tham gia ngày 16- 11- 1994)
7. Công ước về các quy tắc quốc tế phòng tránh đâm va trên biển COLREG 1972 (Việt Nam tham gia vào ngày 18- 12- 1990)
8. Công ước về tiêu chuẩn cấp chứng chỉ cho thuyền viên 1987/1995 (STCW) (Việt Nam tham gia vào ngày 18- 3- 1991)
9. Công ước về kiểm soát và vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng BASEL 1989
+ Các điều ước quốc tế về môi trường trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên.
10. Công ước về đa dạng sinh học (gọi tắt là công ước CBD- Việt Nam tham gia vào ngày 16- 11- 1994)
11. Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của loài chim nước (gọi tắt là công ước Ramsar- Việt Nam tham gia vào ngày 7- 10- 1997)
12. Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã bị nguy cấp (gọi tắt là công ước CTIES)
13. Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (gọi là công ước di sản văn hóa thế giới hay còn gọi là công ước Paris) .
(lưu ý: Công ước Bonn 1979 về bảo tồn di cư những loài động vật hoang dã. Việt Nam không là thành viên) .