Về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm

Một phần của tài liệu Đề cương giới thiệu luật tố tụng hình sự năm 2003 (Trang 25)

Sau khi Bộ luật tố tụng hình sự đợc thông qua, ngày 26 tháng11 năm 2003 Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 ban hành Nghị quyết số 24/2003/QH11 về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự gồm những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, về hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự:

Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004, thay thế Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự.

Thứ hai, về việc rà soát và xây dựng văn bản hớng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự :

Giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan tự mình hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức việc rà soát những văn bản huớng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 để hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới cho phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 , bảo đảm hiệu lực của Bộ luật này từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.

Thứ ba, về lộ trình thực hiện thẩm quyền xét xử mới quy định tại khoản 1, Điều 170 của BLTTHS :

Giao Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chính phủ đề nghị Uỷ ban Thờng vụ Quốc hội quyết định những Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án Quân sự cấp khu vực cụ thể nào đợc thực hiện thẩm quyền xét xử mới kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.

Đối với những Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án Quân sự cấp khu vực cha đủ điều kiện để thực hiện thẩm quyền xét xử mới thì vẫn thực hiện thẩm quyền xét xử cũ

(đợc xét xử những tội phạm có mức hình phạt từ 7 năm tù trở xuống) nhng chậm nhất đén ngày 01/7/2009 tất cả các Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án Quân sự cấp khu vực trong toàn quốc thực hiện thống nhất thẩm quyền xét xử mới.

Giao Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình khẩn trơng củng cố cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án cấp huyện, khu vực cha đủ điều kiện thực hiện để bảo đảm thực hiện thống nhất thẩm quyền xét xử mới trong phạm vi toàn quốc.

Thứ t, về thẩm quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Hội đồng giám đốc thẩm:

Đối với bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trớc ngày Bộ luật tố tụng hình sự đợc công bố nhng cha xét xử thì Hội đồng giám đốc thẩm có quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo quy định tại điểm 4 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988; nếu bị kháng nghị sau ngày Bộ luật tố tụng hình sự đợc công bố thì không có quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Thứ năm, về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật:

Giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong

phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với ủy ban Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Bộ luật tố tụng hình sự trong đấu tranh phòng chống tội phạm trên mọi lĩnh vực quản lý nhà nớc và trong đời sống xã hội.

Cùng với việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, nhiệm vụ trọng tâm trớc mắt của các cơ quan t pháp trong năm 2004 là tổ chức tập huấn, xây dựng các văn bản hớng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ của Bộ luật tố

tụng hình sự là “ chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác,

nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vị phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan ngời vô tội…… đáp ứng yêu cầu cải cách t pháp ở nớc ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Đề cương giới thiệu luật tố tụng hình sự năm 2003 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(26 trang)
w