Thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Tiền Hải

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng No&PTNT Tiền Hải (Trang 25)

2.3.1. Phân loại nợ

Bảng 4.2: Tình hình nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Tiền Hải

Đơn vị : Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 31/12/ 2010 31/12/2011 31/12/2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 ST % ST % ST % ST % ST % Tổng dư nợ( DN) 256,806 100% 374,372 100% 413,681 100% 117,566 45,78 39,309 10,5 DN nhóm 1 196,649 76,57 277,841 74,22 302,223 73,05 81,192 41,29 24,382 8,77 DN nhóm 2 50,655 20,62 80,581 21,52 90,568 21,89 29,926 59,08 9,987 12,4 DN nhóm 3 6,587 2,56 12,300 3,29 17,165 3,42 5,713 86,73 4,865 39,55 DN nhóm 4 2,352 0,92 2,893 0,77 3,010 0,72 0,541 23 0,117 4,04 DN nhóm 5 0,563 0,22 0,650 0,17 0,715 0,17 0,087 15,45 0,065 0,11 Nợ xấu 9,502 3,7 15,95 4,26 20,89 5,05 6,448 67,85 4,94 30,97

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010 - 2012)

Qua bảng trên ta thấy, nợ xấu năm 2010 là 9,502 tỷ đồng, chiếm 3,7% tổng dư nợ. Năm 2011 với số tiền là 15,95 tỷ đồng, chiếm 4,26% tổng dư nợ, tăng 67,85% so với năm 2010. Nợ xấu năm 2012 là 20,89 tỷ đồng tăng so với năm 2011 30,97%. Vì vậy cần có những biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro để giảm nhanh tỷ lệ nợ xấu.

Xét theo cơ cấu nhóm nợ: Nhìn chung Tỉ lệ nợ trong nhóm 1 và vẫn đảm bảo ổn định. Từ năm 2010 sang năm 2011, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, tổng dư nợ năm 2012 tăng khá cao so với năm 2011. Bắt đầu sang năm 2012, do sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp, khiến cho dư nợ quá hạn, nợ xấu có tăng hơn các năm trước. Dư nợ trong nhóm 3 năm 2011 là 12,3 tỷ đồng, tăng 5,713 tỷ đồng so với năm 2010; Năm 2012 là 17,165 tỷ, tang 4,865 tỷ so với năm 2011. Dư nợ nhóm 4 năm 2010 là 2,352 tỷ,

chiếm 0,92% tổng dư nợ. Năm 2011, dư nợ nhóm 4 là 2,893 tỷ, giảm về tỷ trọng so với năm 2011, chỉ chiếm 0,77% tổng dư nợ. Năm 2012 là 3,010 tỷ đồng, chiếm 0,72% tổng dư nợ. Dư nợ này chỉ tăng 117 triệu đồng so với năm 2011. Nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn. Số nợ này năm 2010 là 563 triệu đồng, năm 2011 là 650 triệu đồng, năm 2012 là 715 triệu đồng.

2.3.2. Phân tích nợ xấu

2.3.2.1 Tỷ lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế và theo thời hạn.

Bảng 4.2. Tình hình dư nợ Đơn vị tính: tỷ đồng 2010 2011 2012 2011/2010So sánh2012/2011 ST % ST % ST % ST % ST % Tổng dư nợ( DN) 256,80 6 100 % 374,372 100% 413,681 100 % 117,56 6 45,78 39,309 10,5 Tổng nợ xấu 9,502 3,7 15,950 4,26 20,89 5,05 6,448 67,85 4,94 30,97 Nợ xấu theo TP kinh tế

DNDN Nhà nước 4,325 1,68 7,653 2,04 10,079 2,44 3,328 76,95 2,426 31,7 DNDN ngoài quốc doanh 3,216 1,25 5,368 1,43 7,406 1,79 2,152 66,91 2,038 38 DN Hộ sản xuất 1,152 0,49 1,955 0,52 2,331 0,56 0,803 69,7 0,376 19,23 DN Dân cư 0,809 0,32 0,974 0,26 1,074 0,26 0,165 20,4 0,100 10,27

Nợ xấu phân theo thời hạn

Ngắn hạn 6,763 2,63 11,058 2,95 15,692 3,79 4,295 63,51 4,634 42 Trung và dài

hạn 2,739 1,07 4,982 1,31 5,198 1,26 2,243 82,9 0,216 4,34

Nợ xấu phân theo tài sản đảm bảo

Nợ có tài sản

đảm bảo 8,249 3,21 14,086 3,76 18,352 4,44 5,837 70,76 4,266 30,39 Nợ không có

tài sản đảm bảo 1,253 0,49 1,864 0,5 2,538 0,61 0,611 48,76 0,674 36,16

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010 - 2012)

Qua số liệu ta thấy cơ cấu cho vay của NHNo&PTNT Tiền Hải, ta thấy tuy tổng dư nợ xấu của Ngân hàng tuy có tăng nhẹ trong các năm, nhưng nhìn chung vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Dư nợ quá hạn ở Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vẫn

chiếm phần lớn trong tổng dư nợ. Năm 2010, Dư nợ DNNN quá hạn là 4,325 tỷ đồng, chiếm 1,68 tổng dư nợ. Năm 2011, Dư nợ DNNN quá hạn là 7,653 tỷ đồng, tăng 76,95% so với năm 2010. Năm 2012, dư nợ này là 10,079 tỷ đồng, tăng 31,7% so với năm 2011, chiếm 2,44% tổng dư nợ.

Trong những năm qua có thể nói nền kinh tế ngoài quốc doanh có bước phát triển mạnh cả về chất và lượng nó đang chiếm ưu thế trong nền kinh tế thị trường; chiếm lĩnh thị phần với phương thức làm ăn năng động, sáng tạo và có tư duy đổi mới để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiệu quả của các phương án hay dự án kinh doanh luôn được dặt lên hàng đầu vì thế mà rủi ro xảy ra đối với họ là ít và khả năng trả nợ cao. Trong khi đó kinh tế quốc doanh đang dần mất đi sự nhạy bén với thị trường cùng với dư âm quản lý trong quá khứ đưa lại, làm cho nó đang chở nên gặp nhiều khó khăn trong thị trường các phương án, dự án trở nên khó hấp dẫn nhà đầu tư cộng với xu hướng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước vì thế mà doanh số cho vay cho kinh tế quốc doanh giảm mạnh đồng nghĩa với nó là rủi ro trong kinh tế quốc doanh tăng cao.

Xét về thời hạn cho vay: Trong những năm vừa qua, tỉ lệ nợ xấu chiếm phần lớn là thời hạn vay ngắn hạn. Năm 2010, nợ xấu theo thời hạn ngắn hạn là 6,763 tỷ đồng, chiếm 2,36% tổng dư nợ. Năm 2011 là 11,058 tỷ đồng. Năm 2012 là 15,692 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2011, chiếm 3,79% tổng dư nợ.

Xét về tài sản đảm bảo: Nhìn chung, Doanh nghiệp vay có tài sản đảm bảo trong nhóm nợ xấu vẫn cao hơn không có tài sản đảm bảo. Tỉ lệ không có tài sản đảm bảo chỉ chiếm 12%-15% so với tỉ lệ có tài sản đảm bảo. Nợ xấu có tài sản đảm bảo năm 2011 là 14,086 tỷ đồng, tăng 5,837 tỷ đồng so với năm 2010 (8,249 tỷ đồng). Năm 2012, số nợ xấu có tài sản đảm bảo là 18,352 tỷ đồng, chiếm 4,44% tổng dư nợ.

Qua số liệu trên có thể nói sự chuyển dịch cơ cấu cho vay từ kinh tế quốc doanh sang kinh tế ngoài quốc doanh của ngân hàng công No&PTNT Tiền Hải đang đi đúng hướng để giảm đi rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

2.3.2.3. Nguyên nhân của nợ xấu

Nguyên nhân nợ xấu hiện nay của NHNo&PTNT Tiền Hải tồn tại dưới hai dạng, nợ xấu do chủ quan của ngân hàng và nợ xấu nguyên nhân từ phía khách hàng. Xét theo tiêu chí nguyên nhân này thì 100% các khoản nợ xấu do từ phía khách hàng.

Bảng 4.3. Nguyên nhân nợ xấu

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tổng nợ xấu 9,502 15,950 20,89 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Do nguyên nhân từ khách hàng. 9,502 15,950 20,89

+ Do nguyên nhân từ phía ngân hàng. 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010 - 2012)

Từ nguồn cung cấp trên ta thấy nguyên nhân do chủ quan của ngân hàng là không tồn tại. Đây là tín hiệu tốt về chất lượng tín dụng hay trình độ phân tích, thẩm định của cán bộ cho vay ngày càng được củng cố và nâng cao. Mặt khác khách hàng của NHNo&PTNT Tiền Hải là những khách hàng truyền thống, ngân hàng rất hiểu về khách hàng.

Bên cạnh đó nguyên nhân do khách hàng là hầu hết các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của các khoản vay. Trong đó nguyên nhân từ phía khách hàng được thể hiện dưới hai dạng đó là: Nợ thường xuyên và Nợ tạm thời.

Nợ xấu thường xuyên:

Là nợ xấu của khách hàng khó khăn thực sự trong việc trả nợ, những khách hàng này thường xuyên xuất hiện trên danh sách NQH của NHNo&PTNT Tiền Hải tại các thời điểm khác nhau. Những khoản nợ này đòi hỏi cán bộ cho vay phải theo dõi sát sao, kiểm tra và phân tích khả năng trả nợ của khách hàng để có thể đưa ra biện pháp sử lý kịp thời.

Nguyên nhân của nhóm nợ này bao gồm những nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng và từ phía ngân hàng No&PTNT Tiền Hải.

Nợ xấu tạm thời.

Là nợ xấu không phải do khách hàng gập khó khăn về mặt tài chính. Các đối tượng thuộc nhóm này không thường xuyên trong danh sách nợ quá hạn. Đơn vị không trả nợ đầy đủ và đúng hạn thường do các nguyên nhân sau: Giám đốc đi công tác chưa về kịp để ký UNC trả tiền, lập UNC trả tiền sai quy cách bị trả lại, tính toán nhằm số tiền phải trả dẫn đến trả nợ thiếu hoặc đang chuyển tiền trong hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng No&PTNT Tiền Hải (Trang 25)