Bất kể một thị trường nào, thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng muốn hoạt động và phát triển thì ddeuf đến vai trò của các trung gian. Không phải nhà kinh doanh nào cũng có thể gặp ngay được những đối tượng cần mua chứng khoán để cả hai cùng thực hiện việc mua bán lẫn nhau. Cũng như không phải bất kỳ người dân nào muốn đầu tư vào chứng khoán cũng có thể nhanh chóng đủ hiểu biết, đủ thông tin để tìm được cho mình nơi mua loại chứng khoá hợp túi tiền, có mức lãi suất và thời gian đáo hạn đúng như ý muốn. Do những hạn chế này và nhu cầu tiẹn lợi cho các chủ thể, trên thị trường xuất hiện những người trung gian đưa đường dẫn lối, để người bán và người mua gặp nhau theo đúng yêu cầu của cả hai bên. Các trung gian sẽ giúp cho hoạt động của các thị trường được suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả, là điều kiện cần và đủ cho sự phát triển của thị trường. Và Ngân hàng thương mại chính là một tổ chức trung gian quan trọng nhất trong thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Trong thị trường chứng khoán, vói tư cách là một tổ chức trung gian, Ngân hàng thương mại sẽ đưa đường dẫn lối để hai bên gặp nhau thông qua các nghiệp vụ của ngân hàng trên thị trường chứng khoán. Ngân hàng thương mại với kiến thức rộng, am hiểu tình hình kinh tế chung và rất rành hoạt động của các công ty. Do vậy, ngân hàng thương mại không phải là một người môi giới thông thường, mà giữ vai trò vô cùng chủ động trong việc thương lượng chứng khoán, thay thế thân chủ để cam kết mua bán chứng khoán
với giá định sẵn do chính trung gian chứng khoán lựa chọn. Với các nghiệp vụ chủ yếu của minh trên thị trường chứng khoán như kinh doanh chứng khoán, môi giới chứng khoán và bảo lãnh chứng khoán đã góp phần vào hoạt động có hiệu quả của thị trường chứng khoán. Quả thật, Ngân hàng thương mại thông qua các công ty chứng khoán của mình đã thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa nhà đầu tư với các doanh nghiệp, góp phần tạo kênh huy động vốn mới thực sự hiệu quả cho nề n kinh tế thông qua việc đẩy mạnh hơn nữa nghiệp vụ môi giới và bảo lãnh chứng khoán, nâng cao chất lượng và mở rộng hơn nữa tư vấn đầu tư chứng khoán, tăng cường tiếp xúc với các doanh nghiệp dưới mọi hình thức nhằm giới thiệu khả năng huy động vốn qua kênh thị trường chứng khoán cho các doanh nghiệp. Khi thực hiện môi giới chứng khoán, các công ty chứng khoán có hai nhiệm vụ chính là: nhiêm vụ cung cấp thông tin và tư vấn khách hàng ( thông qua các nhân viên lành nghề, công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu và các khuyến nghị đầu tư); đồng thời, cung cấp các sản phẩm và dich vụ tài chính, giúp khách hàng thực hiện giao dịch theo yêu cầu và vì lợi ích khách hàng. Với nhiệm vụ này, nhân viên môi giới nhận đơn đặt hàng từ khách hàng và thực hiện giao dịch cho họ. Quá trình này bao gồm các tác nghiệp từ hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại công ty, tiến hành truyền lệnh, xác nhân giao dịch,thanh toán và chuyển kết quả giao dịch cho khách hàng. Không chỉ dừng ở đó, sau khi giao dịch đã được thực hiện, người môi giới còn phải tiếp tục quản lý tài koản của khách hàng, đưa ra những khuyến cáo và cung cấp thông tin, theo dõi để nắm bắt những thay đổi trong đời sống, công việc… của khách hàng mà có thể dẫn đến những thay đổi trong tình trạng tài chính và thái độ chấp nhận rủi ro của khách hàng, từ đó đề xuất chiến lược đầu tư mới thích hợp hơn. Trên thị trường sơ khai, khi sản phẩm hàng hoá còn đơn giản, nhà đầu tư có thể chưa có nhu cầu sủ dụng dịch vụ tư vấn và do mặt bằng dân trí thấp nên hoạ động tiếp thị, giới thiệu sản phẩm trên diện rộng lại giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Có thể nói, hoạt động môi giới đầu tư chứng
khoán dồng thời chứa đựng hàm lượng tư vấn đầu tư khá cao, người đàu tư trông chờ người môi giới cho biết khi nào thì nên mua, lúc nào nên bán chứng khoán và cung cấp thông tin về tình hình diễn biến trên thị trường.
Quả thật với vai trò một trung gian trên thị trường chứng khoán, ngân hàng thương mại đã đóng góp rất to lớn vào sự phát triển của thị trường. Để kể thêm vào những đóng góp của ngân hàng thương mại với tư cách một trung gain chứng khoán, ta có thể kể đến vai trò của ngân hàng nhu quản lý tài khoản tiền gởi của pháp nhân và thể nhân tạo tiền đề cho việc tích luỹ vốn để mua bán chứng khoán, kinh nghiệm về hoạt động tín dụng của ngân hàng tạo điều kiện cho việc mua bán chứng khoán được thuận lợi khi có nhu cầu đầu tư và đặc biệt là kinh nghiệm về tổ chức thanh toán giúp ngân hàng thương mại thực hiện tốt việc chi trả trong mua bán chứng khoán. Khi có thị trường chứng khoán, các quan hệ mua bán chứng khoán diễn ra thường xuyên, nhiều khi chóng mặt nhất là thị trường chứng khoán thứ cấp. Các quan hệ mau bán bao giờ cũng kéo theo quan hệ thanh toán: Người mua trả tiền cho người bán, người bán giao chứng khoán cho người mua. Có thể tới hàng trăm mối quan hệ thanh toán diễn ra với tốc độ rất nhanh, hàng ngàn giao dịch mỗi ngày tại Sở giao dịch chứng khoán của nhiều nước. Qua đó có thể thấy vai trò làm trung gian thanh toán của NHTM trên TTCK là không thể phủ nhận, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.