Mục tiêu phát triển của Petrolimex đến năm 2015

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Tập Đoàn Xăng Dầu Việt (Trang 47)

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát là những mục tiêu cơ bản, dài hạn cho suốt quá trình phát triển của Petrolimex đến năm 2015. Những mục tiêu tổng quát của Petrolimex đến 2015 như sau:

- Mục tiêu tổng quát 1: Trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam-Tập đoàn Petrlimex lấy kinh doanh xăng dầu làm trục chính, thực hiện đa sở hữu và đang dạng hoá các lĩnh vực kinh doanh.

- Mục tiêu tổng quát 2: Giữ vững và duy trì được vị thế là DN lớn nhất trên thị trường Việt Nam trong kinh doanh xăng dầu ở khâu hạ nguồn, và đầu tư phát triển các lĩnh vực Gas, hoá dầu, Vận tải xăng dầu xuất nhập khẩu và Bảo hiểm và một số lĩnh vực khác, trở thành một trong 10 DN hàng đầu của Việt Nam về quy mô thị trường và hiệu quả kinh tế.

- Mục tiêu tổng quát 3: Nâng cao hiệu quả kinh doanh-tăng trưởng doanh thu, iảm chi phí và có nhuận cao trên cơ sở đổi mới tổ chức, phương thức kinh doanh, cơ chế quản lý và vận hành hệ thống, nâng cao năng lực kỹ thuật công nghệ, nâng cao năng lực nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng (phát triển theo chiều sâu) tổ chức hợp lý thị trường, và tổ chức quản lý tốt quá trình hoạt động kinh doanh

Những mục tiêu tổng quát trên là cơ sở, là định hướng cho mọi hoạt động trong tương lai. Các mục tiêu này còn là một trong những yếu tố khơi dậy lòng tin, nhiệt huyết, quyết tâm và nỗ lực của mọi cán bộ công nhân viên trong quá trình thực hiện các chiến lược đã đề ra.

thành sứ mệnh và đạt được tầm nhìn chiến lược đã đưa ra. Chỉ trong điều kiện là một tập đoàn kinh tế mạnh, đi đầu trên thị trường kinh doanh xăng dầu hạ nguồn, Petrolimex mới có đủ năng lực để nhập và xuất bán một sản lượng lớn, (trên 50% nhu cầu thị trường) và hơn nữa có thể tạo ra những chuẩn mực kinh doanh có những hoạt động mang tính “dẫn dắt” các DN khác trên thị trường. Đây là điều cần có của một DN lớn và Petrolimex đã và đang thể hiện khá tốt vai trò này.

Vai trò trên này không chỉ trong kinh doanh xăng dầu, trong các lĩnh vực mà Petrolimex đang có thế mạnh điều này cũng cần phải được thực hiện, trước hết là bốn lĩnh vực KD quan trọng khác là Gas, Hoá dầu, Vận tải và Bảo hiểm. Có tiềm lực mạnh sẽ thuận lợi cho việc đa dang hoá về sở hữu (do tính hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư) và đầu tư mở rộng, đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh (có đủ khả năng nguồn lực và uy tín thực hiện). Và cũng chính sự đa dang như vậy lại trở lại giúp khai thác có hiệu quả hơn mọi điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, tài sản và các nguồn lực khác. Nhờ đó, hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao hơn và đạt được một sự phát triển bền vững.

Để có thể đạt được các mục tiêu tổng quát trên, Petrolimex cần phải có nhiều nỗ lực trong tất cả các mặt: trong nâng năng lực và kỹ năng quản lý, trong hoàn thiện cơ cấu tổ chức, trong đầu tư hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực v.v. Vì đó sẽ là những thay đổi lớn, và có nhiều thách thức. Petrolimex cần phải cụ thể hoá mục tiêu tổng quát thành những mục tiêu định hướng và những giải pháp chiến lược thích hợp và tổ chức thực hiện các mục tiêu trên một cách tốt nhất.

3.1.2.2. Các mục tiêu định hướng

Đây là những mục tiêu cụ thể, mang tính định hướng và trên từng mặt, từng phần để từng bước đạt được những mục tiêu tổng quát đã đề ra. Những mục tiêu định hướng từ nay đến 2015 cụ thể như sau:

•Mục tiêu định hướng 1: Tăng cường đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu

hết là đầu tư để phát triển nhanh hơn trong kinh doanh xăng dầu (hệ thống kho cảng, hệ thống của hàng bán lẻ, hiện đại hoá công tác quản lý như hiện đại hóa, tự động hóa v.v), và đầu tư phát triển các lĩnh vực khác đang có lợi thế và sẽ mạng lại lợi thế trong tương lai. Tăng cường đầu tư nhằm vào xây dựng được một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, một phương thức tổ chức quản lý tiên tiến. Lấy đó làm cơ sở phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay và trong tương lai, tăng đầu tư vốn là nhân tố quan trọng nhất để phát triển và mở rộng kinh doanh. Trong đó vấn đề quan trọng là phải có nguồn vốn đầu tư để mở rộng kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh được nâng cao phải trên cơ sở mở rộng được thị trường trong và ngoài nước, tăng thị phần, tăng sản lượng và doanh số bán đảm bảo chất lượng hàng hoá và tăng lợi nhuận. Petrolimex cần có những giải pháp phù hợp để huy động và tập trung nguồn vốn cần thiết cho đầu tư phát triển.

•Mục tiêu định hướng 2: Đẩy mạnh đa dạng hoá có chọn lọc các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài xăng dầu, mở rộng thị trường trên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, xây dựng và phát triển Petrolimex trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đa ngành nghề

Petrolimex đã có kinh nghiệm về thực hiện đa dạng hoá hoá sở hữu và đa dạng lĩnh vực kinh doanh. Do vậy tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hoá ở đây là tiếp tục củng cố các lĩnh vực kinh doanh đã được đa dạng hoá để phát triển tốt hơn đồng thời nghiên cứu tiếp tục tham gia kinh doanh các lĩnh vực khác nữa mà hiện nay chưa thực hiện nhưng có khả năng và điều kiện hay cơ hội tham gia. Tiếp tục đa dạng hoá sẽ củng cố thêm vị thế của Tổng công ty, để khai thác có hiệu quả mọi cơ hội thị trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh

Theo đuổi mục tiêu định hướng này đòi hỏi phải có những liên kết có hiệu quả và sự hỗ trợ, hợp tác tốt hơn trong hoạt động kinh doanh của các daong nghiệp trong hệ thống Petrolimex. Đồng thời cần có sự nghiên cứu thêm để có giải pháp về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hợp lý về quy mô, mức độ và các hình thức đầu tư, thị trường và lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực mới để đảm bảo đầu tư phù hợp hơn với thế mạnh và lợi thế đang có cũng như

những cơ hội thị trường.

•Mục tiêu định hướng 3: Đảm bảo đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng sản phẩm và dịch vụ với mức chi phí hợp lý trên cơ sở hợp lý hoá quy trình kinh doanh, tiết giảm chi phí trong các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu.

Đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường, yêu cầu của khách hàng là điều kiện sống còn của các DN trên thị trường. Đó là vấn đề và mục tiêu chiến lược của Petrolimex. Đáp ứng yêu cầu thị trường, trước hết là chất lượng sản phẩm tốt và gía cả hợp lý. Trong sự phát triển chung của xã hội, các yêu cầu trên ngaỳ càng đặt ra cao hơn và là áp lực đối với các DN. Petrolimex đã tạo được uy tín và sự tin cậy của khách hàng trong nhiều năm qua thông qua đáp ứng tương đối tốt các nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên trong tương lai, các yêu cầu sẽ ngày càng được nâng cao hơn. Với một DN có cơ sở hạ tầng lớn và khá hiện đại, Petrolimex cần tiếp tục duy trì những điểm mạnh của mình trên cơ sở đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và đổi mới cơ chế quản lý và phong các làm việc mang tính chuyên nghiệp cao v.v để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng về chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.

•Mục tiêu định hướng 4: Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực để tăng cường thế mạnh, lợi thế kinh doanh trên thị trường

Cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động. Do vậy nguồn lực này cần phải đủ khả năng đảm bảo tốt cho mọi hoạt động kinh doanh, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Năng lực này thể hiển ở tất cả các khâu: vận tải, tiếp nhận và tồn chứa (kho, cảng) phân phối và cung ứng sản phẩm, hàng hoá (trang bị kỹ thuật cho mọi hoạt động của các cửa hàng v.v và đáp ứng các tiêu chuẩn hoạt động kinh doanh trong mọi lĩnh vực.

Phát triển nguồn nhân lực sẽ tập trung vào nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng làm việc (trong các hoạt động trực tiếp) và trình độ trong chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành (đối với chuyên viên kỹ thuật) và nhất là năng

lực tổ chức quản lý (đối với cán bộ quản lý) về các mặt quan trọng như: năng lực về dự báo, dự đoán và hoạch định chiến lược, về tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành và năng lực kiểm soát nắm bắt kịp thời, đầy đủ các vấn đề trong kinh doanh để xử lý có hiệu quả nhất. Đồng thời tạo dựng được phong cách làm việc chuyên nghiệp, ý thức trách nhiệm cao trong toàn DN.

•Mục tiêu định hướng 5. Xây dựng được một một hình về cơ cấu tổ chức mới đáp ứng yêu cầu hoạt động, trên cơ sở sắp xếp đổi mới mô hình tổ chức theo hướng đa dạng hoá sở hữu, đa dang hoá các thành phần kinh tế và vận hành theo cơ chế thị trường.

Mô hình tổ chức cùng với cơ chế quản lý là những vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định để thực hiện thành công những mục tiêu chiến lược của Petrolimex. Bộ máy tổ chức liên quan đến phân cấp, phân quyền và mức độ tập trung hoá, nhất thể hoá. Cơ chế quản lý tác động đến các hoạt động điều hành và động lực làm việc. Đây đang là hai vấn đề lớn đặt ra đối với Petrolimex. Điều có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện các mục tiêu chiến lựơc đã đề ra

•Mục tiêu định hướng 6: Thích nghi với xu thê hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá trong dời sống kinh tế, chính trị. Phát triển mối quan hệ với các DN, các đối tác kinh doanh (các nhà cung cấp, khách hàng các đối tác khác v.v) và tổ chức cơ quan nhà nước, mở rộng quan hệ hợp tác cùng có lợi và bền vững trên cơ sở các quan hệ kinh doanh (với các nhà cung cấp, các tổ chức đối tác và khách hàng v.v) cả trong và ngoài nước qua đó tiếp tục nâng cao ảnh hưởng vai trò của Petrolimex trên thị trường.

Trong điều kiện của hoạt động kinh doanh hiện nay, việc thích nghi với các điều kiện mới trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đảm bảo cho DN có sự linh hoạt cao trong hoạt động kinh doanh. Thích nghi tốt là một sự đảm bảo phát triển và ổn định trong kinh doanh. Quan hệ tốt trong kinh doanh giúp Petrolimex duy trì được các mối quan hệ truyền thống đã có và làm cho quan hệ này được củng cố và tăng cường hơn. Quan hệ ở đây trước hết là quan hệ kinh doanh, các bên cùng có lợi và cùng phát triển. Quan hệ tốt sẽ tạo nên những liên minh, liên kết cần thiết và điều này sẽ có những hỗ trợ tốt và lâu

dài. Qua đó, DN có thêm những điều kiện thuận lợi và cơ hội tốt để phát triển. Các quan hệ hiện nay của Tổng công ty đang là nền tảng rất quan trọng cần được Petrolimex tiếp tục duy trì và có những giải pháp để phát huy, mở rộng và phát triển hơn nữa trong tương lai. Đây sẽ là một trong những nguồn lực rất quan trọng cho sự phát triển cho mọi hoạt động kinh doanh của Petrolimex.

3.2. Các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của tập đoàn 3.2.1. Gỉai pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp

3.2.1.1. Giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận, tăng cường hiệu quả hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như đã phân tích ở trên lợi nhuận của tập đoàn đang có xu hướng giảm sút trong năm 2010 lý do là chi phí đang có xu hướng gia tăng. Tập đoàn cần có biện pháp thích hợp nhằm quản lý chi phí, sử dụng tiết kiệm nguồn vốn hiện có. Hoặc đổi mới phương án kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo sử dụng tiết kiệm nguồn vốn. Cụ thể ở đây tập đoàn chú ý giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy thị trường trong năm 2010 giá cả hàng hóa tăng nhiều nhưng tập đoàn cũng cần thiết phải quản lý chặt chẽ hơn nữa hàng hóa mua vào nhằm đảm bảo lợi nhuận tôí đa.

3.2.1.2. Gỉai pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Tập đoàn nên xem xét để tăng cường tạo lập vốn trong việc đáp ứng nhu sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng nguồn vốn sẽ khiến mức độ độc lập về tài chính của tậpđoàn không tốt, tình hình tài chính phụ thuộc vào các đối tượng bên ngoài. Tập đoàn cần tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách khai thác nguồn vốn nội bộ hiện có như các quỹ hiện tại của Tập đoàn, thu hút vốn từ cán bộ công nhân viên hiện có. Việc thu hút vốn từ cán bộ công nhân viên sẽ tạo cho Tập đoàn có được một lượng vốn sử dụng không phải trả lãi đồng thời cũng tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa lợi ích của các cá nhân đối với lợi ích của tập thể Tập đoàn . Từ đó khuyến khích sản xuất kinh doanh. Tập đoàn có thể phát hành cổ phiếu cho các đối tượng bên ngoài nhằm thu hút thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh

doanh.

Để có thể thu hút được nhiều vốn Tập đoàn phải tăng cường hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn chính là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Trong những năm gần đây hiệu quả sử dụng tài sản của Tập đoàn đang có xu hướng giảm dần. Để cải thiện tình hình trên trước tiên,cần quan tâm để nâng cao sức sản xuất của tổng tài sản. Tập đoàn cần phải cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao lượng sản phẩm bán ra tăng doanh thu. Đồng thời cần chú ý quản lý tốt chi phí nhằm cắt giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận. Từ đó sức sinh lợi của tài sản cũng được nâng cao

TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Hiện nay TSCĐ của Tập đoàn còn ít ,Tập đoàn cũng nên đầu tư thêm vào TSCĐ, cải tiến, đổi mới dây chuyền sản xuất để tăng cường số lượng cũng như chất lượng sản phẩm sản xuất nhằm tăng doanh thu, cắt giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận

Hiệu quả sử dụng VCSH đang có xu hướng giảm sút. Trong khi đó tốc độ tăng của lợi nhuận lại thấp hơn tốc độ tăng của VCSH thậm chí năm 2010 lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2009. Cần thiết phải tăng doanh thu và cắt giảm chi phí. Cụ thể tại Tập đoàn là chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, tăng cường quản lý giá hàng mua vào và tăng doanh thu cung cấp dịch vụ. Tập đoàn cần thực hiện biện pháp nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí, sử dụng tiết kiệm lượng tài sản hiện có để nâng cao lợi nhuận.

3.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân tích tài chính của tập đoàn

Báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản trị doanh nghiệp và đồng thời là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho các đối tượng quan tâm. BCTC không những cho biết tình hình tài chính doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy những kết quả họat động mà doanh nghiệp đạt được trong cả một chu kỳ kinh doanh. Việc phân tích BCTC giúp người sử dụng thông tin đánh giá được chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp từ đó lựa chọn phương án kinh doanh tối

ưu.

Tuy nhiên tại tập đoàn hiện nay, việc phân tích tài chính tại tập đoàn hầu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Tập Đoàn Xăng Dầu Việt (Trang 47)