LẦM
*Hãy tìm ra nguyên nhân của việc hiểu lầm
Xã hội do nhiều người với nhiều tính cách khác nhau tập hợp mà thành. Lập trường, và tính chất công việc của mỗi người đều không giống nhau. Trong một nơi làm việc tập trung bao nhiêu là người như vậy thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi hiểu lầm thậm chí còn trở thành kẻ đối địch của nhau. Khi bị người khác hiểu lầm thì công việc của chúng ta sẽ trở nên vô cùng khó khăn, không những vậy nó còn có ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể. Do vậy, nhất định phải có những lời nói có tính chất nhằm hoá giải những hiểu lầm.
Có một vài nguyên nhân xảy ra hiểu lầm như sau:
* Mạnh dạn đối mặt với tình trạng bị mọi người xung quanh hiểu lầm và nghi ngờ Nghi ngờ là nghi hoặc hay phỏng đoán. Một câu nói bình thường không làm cho người khác hy vọng và khâm phục mà ngược lại, lại làm cho họ có cảm giác không yên. Bị nghi ngờ là một việc đau khổ nhất. Mọi người trong chúng ta ai cũng đều từng nghi ngờ một ai đó và ngược lại. Nhưng chỉ có những người thông minh và linh hoạt
mới có thể giải quyết tốt sự hoài nghi của người khác. Để xảy ra nghi ngờ giữa người với người thì có rất nhiều nguyên nhân. Có người là do hiểu lầm nhất thời mà mất đi cơ hội giao tiếp và giải thích, có người là do sự khác biệt về tính cách mà mất hẳn sự bao dung, tha thứ giữa hai bên và dần dần sẽ hình thành nên sự mất lòng tin đối với người khác; có người cứ nuôi trong mình lòng đố kỵ vì vậy mà nó đã tạo nên một sự xa cách thậm chí là căm ghét đối với bạn bè; có người dòng suy nghĩ còn hạn hẹp lúc nào cũng nghi ngờ và suy tính thiệt hơn đối với người khác, có nghi ngờ như vậy cũng chỉ là một điều rất tự nhiên; có người hễ cứ biến đổi về tâm lý là thiếu hẳn đi sự chuẩn đoán và cách giải quyết của mình, do vậy nên họ luôn nghi ngờ những người xung quanh hay những việc mà họ có ác cảm; có người thì tự cho mình là thanh cao và độc tôn mà thiếu hẳn đi sự nhận biết, đối với con người và mọi vật xung quanh, họ luôn có cảm giác không thể hiểu nổi. Tuy nhiên, nghi ngờ cũng có mặt trái của nó không phải lúc nào cũng là nghĩa xấu. Nếu trong cuộc sống xã hội giữa người với người xảy ra nghi ngờ thì đó cũng là một điều bình thường, vì vậy khi mà bạn đối mặt với những hiện tượng khách quan đó bạn cũng đừng nên lẩn tránh nó. Thái độ đúng nhất lúc này là cần phải chấp nhận và giải quyết nó một cách có khoa học.
* Khi nói chuyện cố gắng đừng để người khác nghi ngờ.
Trong những buổi giao tiếp hàng ngày, nếu lời nói của chúng ta thường xuyên bị người khác hiểu lầm thì chúng ta phải làm sao để hoá giải được điều này?
Vào buổi chiều của một ngày chủ nhật, có một người thanh niên vào một cửa hàng để chọn mua cho mình một cái mũ, nhân viên bán hàng lấy một cái mũ đưa cho anh ta, anh ta thử xong rồi nói: “To, to” người nhân viên bán hàng liền đưa cho anh ta khoảng 4 hay 5 cỡ nữa cho anh ta thử nhưng anh ta vẫn lầu bầu: “To, to”.
Người bán hàng lườm anh ta, rồi rất nhiều khách hàng bên cạnh đó đều quay lại chế nhạo anh ta.
Nguyên nhân gây ra kết cục thảm hại như vậy là do anh thanh niên này đã lược bỏ chủ ngữ “đầu” trong câu nói của anh ta.
Xin đưa ra một câu chuyện như thế này: Có một chàng trai đã hơn 30 tuổi rồi nhưng vẫn chưa lấy vợ, mẹ của anh ta vô cùng sốt ruột. Sau này có giới thiệu cho anh ta một cô, chỉ vài ngày sau đó anh ta viết cho mẹ anh ta một lá thư, trong thư viết “bên nữ sảng ước”. Mẹ anh ta mừng lắm đi kể với khắp làng là con trai mình đã có người yêu vì nghĩ rằng bên nữ đã vui vẻ nhận lời. Một năm sau, mẹ của chàng trai muốn gặp mặt người con gái đó, lúc này chàng trai mới biết là mẹ mình đã hiểu lầm anh ta, anh liền viết thư giải thích với mẹ anh ta rằng “sảng ước” là “sảng” trong chữ “thất hẹn” chứ không phải là “sảng” trong chữ “sảng khoái” như mẹ anh ta đã tưởng. Nếu lúc đầu người thanh niên này thay chữ “sảng” thành chữ “thất” thì có lẽ đã không có trường hợp đáng tiếc này xảy ra và biết đâu đó chàng trai lại có những cơ hội khác rồi.
Bị cấp trên phê bình và chỉ trích tuy là phải nghe một cách thành khẩn nhưng cũng hãy cố gắng nhẫn nhịn, bất kể là đúng hay sai bạn cũng phải biết chấp nhận nó, lúc cần thiết bạn cũng cần phải dũng cảm để biện hộ cho mình và cần phải có sự biện hộ theo hướng tích cực.
Có một người đầu bếp sai người mang thịt nướng để dâng quan nhưng trên thịt lại có một sợi tóc, viên quan này vô cùng tức giận và liền cho gọi người đầu bếp này lên mắng cho một trận: “Ngươi định cho ta chết hóc à? Tại sao lại có tóc ở trên thịt?”. Lúc này người đầu bếp gập đầu lạy hai lạy và nói như nhận lỗi: “Hạ thần có ba tội đáng chết: Hạ thần đã mài dao rất kỹ đến nỗi nó sáng cứ như là con dao ngọc vậy, thái thịt là thịt đứt nhưng còn sợi tóc dính trên thịt sao lại không đứt chính là tội thứ nhất của hạ thần; không phát hiện sợi tóc bám trên xiên thịt đây là tội thứ hai của hạ thần; lò nướng thịt như vậy lửa cũng biến thành than huống chi là thịt, nhưng tại sao sợi tóc bám trên thịt lại không biến thành than, đây cũng là tội thứ ba của thần. Chắc chắn có kẻ muốn hãm hại hạ thần”.
Viên quan này liền nói: “Những điều người nói cũng thật có lý”. Sau đó viên quan này liền lệnh cho tất cả những kẻ hầu người hạ bên ngoài vào trong để tra hỏi và quả nhiên có người muốn hãm hại người đầu bếp này. Cuối cùng tên hầu đó đã bị viên quan này ra lệnh giết chết. Nếu biện hộ một cách chính diện có lẽ chỉ đổ thêm dầu vào lửa, giận dữ sẽ chỉ làm cho tội càng tăng thêm mà thôi. Vì vậy nên người đầu bếp này đã áp dụng cách nói lái đi để biện hộ cho mình. Ông vờ như là nhận lỗi, thực sự thì ông cũng muốn nói rõ sự thật: Con dao thái thịt sắc như vậy thái thịt đều bị đứt ngay tại sao tóc bám ở trên thịt lại không bị đứt; thịt đặt ở trong lò thịt cũng phải chín huống hồ là tóc. Điều này rõ ràng là không hợp lý, vì vậy mà người đầu bếp này đã chứng minh được là mình vô tội, thức tỉnh được viên quan này là liệu có phải có kẻ muốn ám hại mình. Sự biện hộ này của người đầu bếp này thật thấu tình đạt lý, có thể nói là rất thông minh và khéo léo. Cách này của người đầu bếp là rất cần thiết và phù hợp.
Có một số người khi gặp rắc rối liền dùng cách biện hộ để trốn tránh trách nhiệm, cách mà họ bước vào con đường cực đoan. Sự biện hộ đổi trách nhiệm đôi khi không ảnh hưởng tới ai thì có thể bỏ qua được nhưng phạm lần thứ nhất rồi lại phạm lần thứ hai thì người khác sẽ không còn lòng tin đối với bạn. Đôi lúc làm sai một việc gì đó thì nguyên nhân chủ yếu lại hoàn toàn từ các cấp trên mà ra, lúc này hãy dũng cảm mà biện hộ cho mình. Không giải thích chỉ càng làm cho ấn tượng của cấp trên đối với bạn xấu đi mà thôi, cũng không nên nghĩ nhiều đến trách nhiệm của mình quá. Trong công việc, giữa các đồng nghiệp với nhau, đặc biệt là cấp trên đối với cấp dưới nếu có xảy ra những ý kiến bất đồng thì bạn cũng đừng nên sợ người khác cho mình là cái đinh trong mắt họ, hãy cố gắng nói rõ lý do, im lặng chỉ làm cho vấn đề trở nên phức tạp và khó giải quyết mà thôi. Vấn đề là ở chỗ nếu hai bên giải quyết mọi việc bằng tình cảm thì hai bên sẽ mất hết bình tĩnh, quá vội vàng và tự trách mình chỉ làm cho
mọi việc trở nên cứng nhắc. Do vậy khi rơi vào trạng thái đối lập khó giải quyết kiểu này bạn càng phải giải thích một cách rõ ràng và càng phải nói rõ trách nhiệm.