MẶT CÁT ĐỊA TÀNG TỪ LÔ KHOAN 17-DD ĐẾN LỎ KHOAN 15-G

Một phần của tài liệu Tảo vôi ( Nanofossils ) trong bồn Cửu Long và ý nghĩa địa tầng của chúng (Trang 26)

2. Phương pháp nghiên cứu

MẶT CÁT ĐỊA TÀNG TỪ LÔ KHOAN 17-DD ĐẾN LỎ KHOAN 15-G

thượng) không đủ cơ sở để lập đới. Kể từ Miocen thượng trở đi mới có đủ điều kiộn để chia đới:

1. Đới Discoaster bellus được xác lập theo * Đáy xuất hiện D. bellus

* Nóc mất đi D. calcaris, D. leoblichii

Trong đới thường gặp: D. brouweri, D. calcaris, D. pentaradiatus, D. challenged, D. variabilis, D. leoblichii, Heliocosphaera carteri, H. Kamptneri.

Đới Discoaster bellus gặp trong các giếng khoan: BD*, 17DD, TD, BD, BV, 15A.

Đới này có thể so sánh với đới chuẩn (NN10) của Martini, 1971.

2. Đới Discoaster quỉnqueramus được xác lập trong khoảng xuất hiện và biến mất của loài mang tên (đới phân bố loài). Trong đới thường gặp:

Calqidiscus macintyrei, D. variabilis, D. quinqueramus, D. chaỉìengeri, D. berggrenii, D. brouweri, D. pentaradiatus, D. surculus, D. mendomobensis, D. spheroìithus, Heliocosphaera carteri, H. kamptneri, Reticulofenestra pseudoumbilica.

Đới Discoaster quinqueram us gặp ở các giếng khoan: BD*, CL1, BH6, 17DD, TD, BD, BV, 15A.

Đới Discoaster quinqueram us tiếp trên đới Discoaster bellus và tương đương với phần cao của Miocen thượng, có thể so sánh với đới N N 11 của Martini, 1971.

Cả hai đới Dỉscoaster quinqueramus và Discoaster bellus so với đới

chuẩn của Martini, 1971 thuộc hệ tầng Đồng Nai (Tuổi Miocen muộn) (Các phân vị Địa tầng Việt Nam, 2005).

3. Khoảng địa tầng từ mức kết thúc của đới Discoaster quinqueramus

( Ni l ) đến khoảng kết thúc của Discoaster brouweri (NN18) là khoảng địa

tầng dài hóa thạch cho tuổi Pliocen (từ NN 12 - NN 18). Tuy nhiên vì khoảng cách lấy mẫu thưa và quá xa nên chưa phát hiện được những dạng đặc trưng cho từng đới nhỏ hơn nên tạm thời để như vậy. Sau này nếu có nghiên cứu chi tiết sâu hơn và bổ sung mẫu dày hơn rất có thể chia ra các đới nhỏ cụ thể hơn.

Khi nghiên cứu bể Nam Côn Sơn các tác giả Đặng Đức Nga, Nguyễn Văn Vinh (2005) đã chia chi tiết khoảng địa tầng này thành đới và liên đới.

4. Đới Crenalithus doronicoỉdes được xác lập:

* Đáy xuất hiện của c . doronicoides, Gephyorocapsa caribeanica.

* Nóc xuất hiện của G. oceanica

Cùng với các loài trên còn gặp Calcidiscus leptopora, Heliocosphaera

carteri, Rhabdosphaera claviger, Umbilicosphaera sibogae foliosa.

Đới Crenalithus doronicoides gặp ở các giếng khoan: BD*, CL1, BH6, 17DD, TD, BD, BV.

Đới này có thể so sánh với đới chuẩn (NN19) của Martini, 1971.

5. Phần trên cùng của các khoan có thể có những đại biểu của đới NN20 theo Martini, 1971, song do mẫu lấy để TKTD dầu khí chỉ chú ý đến phần Đệ tam nên phần này thường không đước lấy mẫu, nếu có cũng rất ít. Ở đây chúng tối chỉ xin dự đoán phần trên cùng này. Phần này có thể gặp được các dạng của đới NN 20 và NN 21 vì từ những năm 1990 đến 2000 tham gia chương trình biển của Tổng cục Địa chất Việt Nam, trong khi phân tích mẫu tầng mặt (ở độ sâu 0 - 30 m nước) của thềm lục địa Việt Nam từ Móng Cái đến Hà Tiên. Chúng tôi (Đặng Đức Nga, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Thị Thu Cúc và Nguyễn Thùy Dương) đã phát hiện và xác lập được đới NN 21.

Khoảng địa tầng từ Pliocen đến Đệ tứ tương đương với hệ tầng Biển Đông (Tống Duy Thanh và nnk, 2005) và tương đương với các đới NN 12 - NN18, NN19 - NN21 của thế giới.

4

7

0 Độ sâu

"linate Miocen trung Miocen muộn Pliocen - Đệ tứ Tuổi Địa c

Côn Sơn Đồng Nai Biển Đông Hệ tầng

NN 10 NN 11 NN 1 2 - NN 18 NN 1 9 -NN 21

Một phần của tài liệu Tảo vôi ( Nanofossils ) trong bồn Cửu Long và ý nghĩa địa tầng của chúng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)