Trên cơ sở đờng lối, mục tiêu phát triển và những giải pháp chủ yếu của chiến lợc phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010, kết hợp với thực trạng phát triển du lịch bền vững hiện nay, em mạnh dạn đa ra những kiến nghị, giải pháp sau nhằm phát triển du lịch bền vững trong thời kỳ mới.
2.1. Đối với chính phủ và tổng cục du lịch:
2.1.1. Cần phải xây dựng qui hoạch phát triển du lịch bền vững:
Vấn đề hàng đầu đợc đặt ra là: Trong quá trình hoạch và thực hiện chiến lợc qui hoạch, kế hoạch, tổ chức điều hành và quản lý để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch, phải quan tâm chú ý kết hợp chặt chẽ và nghiêm ngặt với việc bảo vệ môi tr- ờng, sử dụng nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn hợp lý cho sự phát triển bền vững. Trớc tiên, để góp phần tích cực vào bảo vệ môi trờng, đảm bảo phát triển du lịch bền vững, phải có nhận thức đúng ở tầm quốc gia về vấn đề này. Đây là vấn đề chiến lợc dài hạn. Tự nhiên và văn hoá là nguồn lực cơ bản và môi trờng quyết định sự phát triển du lịch bền vững. Vì vậy, cần phải bảo vệ môi trờng cho phát triển du lịch trớc tác động xấu của các hoạt động kinh tế, xã hội, trong đó có cả hoạt động du lịch.
Cụ thể là :
Làm việc với các tổ chức chính phủ trong cả nớc.
Tiến hành nghiên cứu về những ảnh hởng môi trờng, văn hoá và kinh tế.
Xây dựng các mô hình kinh tế nhằm giúp cho việc xác định các mức độ và hình thức phù hợp cho các hoạt động phát triển tại các khu vực thiên nhiên và đô thị.
Xây dựng các tiêu chuẩn và qui tắc cho việc đánh giá tác động môi trờng văn hoá.
Giám sát và kiểm toán các hoạt động phát triển du lịch hiện có cũng nh theo dự kiến.
Chính phủ có thể xem xét đến du lịch trong lập qui hoạch sử dụng đất nhằm giảm thiểu những mâu thuẫn với những cách thức sử dụng đất lâu đời và đảm bảo rằng sức chứa của các điểm du lịch sẽ phản ánh mức độ bền vững của sự phát triển đợc giám sát, điều chỉnh một cách phù hợp.
Chính phủ có thể lập ra các tiêu chuẩn trong thiết kế và xây dựng mà những tiêu chuẩn này sẽ đảm bảo rằng, cách dự án phát triển du lịch sẽ phù hợp với văn hoá địa phơng và môi trờng tự nhiên.
2.1.2. Tăng cờng hỗ trợ du lịch bền vững :
Bằng cách:
Xây dựng các chơng trình giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng.
Chỉ đạo các cơ quan của chính phủ có tham gia vào các hoạt động du lịch cũng nh các bộ phận khác có liên quan nh tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn lịch sử, nghệ thuật…
Đảm bảo rằng, nghành du lịch có đại diện trong các buổi họp quan trọng về qui hoạch kinh tế và môi trờng.
Đa chính sách phát triển du lịch bền vững vào tất cả các thoả thuận về phát triển du lịch của địa phơng cũng nh quốc gia.
Trong quá trình phát triển cần đầu t thích đáng cho công tác tôn tạo, phục hồi các Di sản văn hoá, môi trờng và các hệ sinh thái có giá trị. Khi cha có khả năng đầu t tôn tạo thì vấn đề bảo vệ , giữ gìn cần đặt lên hàng đầu, yêu tiên trớc mắt đối với Di sản thế giới, các vờn quốc gia các khu bảo tồn tự nhiên, các khu sinh quyển các khu di tích đã đợc xếp hạng. Phải chú trọng hơn nữa công tác đào tạo du lịch, nhất là cán bộ quản lý nhà nớc, quản lý kinh doanh, cán bộ xây dựng, điều hành tour, hớng dẫn viên du lịch, lái xe và những ngời tiếp xúc trực tiếp với khách; Đồng thời giáo dục nâng cao dân trí đối với phát triển du lịch bền vững, đa chơng trình giáo dục Di sản văn hoá môi trờng, vào phong trào thiếu nhi, thanh niên, phụ nữ và nhân dân những nơi khách đến du lịch.
2.2 Tăng cờng công tác giáo dục, tuyên truyền cho mọi ngời nhằm nâng caonhận thức về du lịch bền vững : nhận thức về du lịch bền vững :
Qua phần cơ sở lí luận và thực trạng ta đã thấy đợc tầm quan trọng về du lịch bền vững của mỗi ngời dân nói chung và đặc biệt là dân c sở tại tại điểm du lịch nói riêng với sự phát triển du lịch bền vững. Vì thế việc nâng cao nhận thức đối với du lịch bền vững là điều hết sức cần thiết.
• Công tác giáo dục : Xây dựng công trình giáo dục về du lịch bền vững
cho khách du lịch, sinh viên , học sinh, nguời dân địa phơng nhằm giúp cho các đối tợng nắm vững giá trị của du lịch bền vững, nhận thức đợc các vấn đề môi trờng ở các điểm du lịch và hậu quả của nó có đợc những kiến về môi trờng và những kỹ
năng phù hợp để tham gia vào việc cải thiện và bảo vệ môi trờng tại điểm du lịch. Có thái độ và hành động phù hợp để giải quyết các vấn đề môi trờng ở các điểm du lịch trong hiện tại và ngăn ngừa những vấn đề có thể xảy ra trong tơng lai.
Nội dung giáo dục môi trờng ở các điểm du lịch phải phù hợp với các đối tợng và dựa trên các vấn đề môi trờng nguồn lực, phong tục tập quán, lối sống văn hoá và tình hình cụ thể của từng địa bàn. Các nội dung chủ yếu có thể là :
Nâng cao nhận thức của các đối tợng về du lịch bền vững.
Giáo dục về một số kỹ năng bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ các loài thú quí hiếm.
Giáo dục về đạo đức môi trờng và cách ứng xử thân thiện với môi trờng.
Việc lựa chọn phơng pháp, phơng tiện đối với mỗi đối tợng phải rất linh hoạt đa dạng. Chẳng hạn :
Với đối tợng là ngời dân địa phơng ta phải chọn các phơng pháp giáo dục truyền thông hớng ra cộng đồng.
- Với học sinh, sinh viên : tuỳ theo đối tợng mà có thể áp dụng các hình thức phù hợp nh : lồng ghép các chơng trình giáo dục môi trờng vào các môn hoc, tổ chức đi tham thực tế tại các khu bảo tồn thiên nhiên, tổ chức các câu lạc bộ xanh…
- Đối với khách du lịch : phơng thức phổ biến hiện nay là diễn giải môi trờng đó là quá trình chuyển từ một ngôn ngữ khoa học tự nhiên hoặc một lĩnh vực liên quan sang dạng ngôn ngữ và ý tởng mà những ngời bình thờng không làm công tác khoa học cũng có thể hiểu đợc.
• Tăng cờng sự tham gia của cộng đồng địa phơng :
- Đảm bảo có sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng quy hoạch phát triển du lịch : Căn cứ vào nhận thức về phát triển du lịch cộng đồng địa phơng sẽ quyết định ủng hộ hay không ủng hộ việc thc hiện các dự án. Tuy nhiên, để các phơng án quy hoạch có tính khả thi cao, phù hợp với đặc điểm của dân địa phơng cần thiết phải có sự tham gia của cộng đồng vào quá trình thảo luận lựa chọn phơng án tốt nhất, đáp ứng đợc những mong đợi của ngời ngời dân.
- Đảm bảo có sự tham gia tích cực của cộng đồng vào các hoạt động du lịch để bù đắp những thiệt thòi mà cộng đồng có thể phải chịu trong quá trình phát triển các dự án du lịch đồng thời để giảm áp lực tác động của cộng đồng địa phơng đối với tài nguyên và môi trờng do việc khai thác của họ cho cuộc sống sinh hoạt, cần thiết phải tạo cho cộng đồng cơ hội đợc tham gia một cách tích cực vào các hoạt động du lịch. Để thực hiện đợc điều này cần phải :
+ Nghiên cứu để hớng các ngành nghề sản xuất truyền thống của cộng đồng địa phơng phục vụ cho hoạt động du lịch nh sản xuất cung cấp nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ..
+ Khuyến khích việc bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống của cộng đồng để phục vụ du lịch. Tuy nhiên cần có biệp pháp hạn chế những tác động tiêu cực tới văn hoá truyền thống bản địa từ phía du khách và việc thơng mại hoá những giá trị này từ phía các nhà tổ chức, phát triển du lịch.
+ Mở lớp tập huấn, đào tạo về du lịch để cộng đồng có điều kiện đợc tham gia vào những hoạt động nghiệp vụ nh hớng dẫn viên, nấu ăn các món đặc sản địa ph- ơng, làm buồng, hoặc những công việc khác nh dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ.
+ Có đầu t ban đầu cho cộng đồng từ phía các tổ chức phát triển du lịch để ngời dân có điều kiện nâng cấp và khai thác ngay chính cơ sở vật chất của mình phục vụ du lịch.
- Đảm bảo có sự tham gia, giám sát của cộng đồng trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển du lịch : thực tế cho thấy có nhiều ý tởng tốt đẹp trong các phơng án quy hoạch phát triển có thể bị bóp méo đi trong quá trình thực thi nhằm đem lại lợi ích cho tổ chức đầu t do thiếu sự giám sát của cộng đồng. Tất nhiên, cộng đồng sẽ là ngời phải gánh chịu những hậu quả về môi trờng, kinh tế – xã hội và văn hoá của việc thực hiện không đúng quy hoạch đề ra ban đầu.
- Cần có một chính sách phù hợp của chính phủ để khuyến khích và tăng cờng vai trò của cộng đồng địa phơng trong việc tham gia các liên doanh, các tổ chức kinh doanh du lịch, đảm bảo lợi ích lâu dài cho các bên đối tác. Ngoài ra, cũng cần có chính sách và qui định đối với các tổ chức kinh doanh du lịch để đảm bảo có sự chia sẻ lợi nhuận bằng vật chất cho cộng đồng địa phơng và cho công tác bảo tồn tài nguyên, môi trờng nơi các tổ chức này khai thác phát triển du lịch.
2.3. Xây dựng pháp luật :
Hành lang pháp lí là cơ sở hạ tầng để quản lí và định hớng mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân, trong đó có kinh doanh du lịch. Muốn du lịch phát triển theo hớng bền vững, chúng ta cần có hệ thống pháp luật đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Từ nhận thức đúng, phải có một cam kết chính trị mạnh và rõ ràng cho việc thực hiện phát triển du lịch bền vững, thống nhất từ trung ơng đến địa phơng đợc thể chế hoá bằng các văn bản qui phạm pháp luật cụ thể. Đồng thời, phải xác định rõ trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thờng xuyên giữa các cấp, các ngành, đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch : tổ chức tốt việc thực hiện Pháp lệnh Du lịch, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng luật du lịch, tạo môi trờng pháp lý cho việc quản lý hoạt động du lịch, thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nớc cho đầu t phát triển du lịch phù hợp với tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế của cả nớc.
Tăng cờng hiệu lực của các văn bản pháp luật đã đợc chính phủ và các nghành liên quan ban hành : Cho đến nay, hàng trăm văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trờng dã đợc ban hành. Tuy nhiên, hiệu lực và kết quả thực hiện còn rất hạn chế. Vì vậy, công tác giáo dục để ngời dân hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên có ý nghĩa lớn đối với công tác quản lý môi trờng các khu du lịch cũng nh đối với công tác bảo tồn thiên nhiên.
Mặt khác, cần tiến hành xử lý nghiêm minh những vi phạm nội qui và qui chế quản lí, bảo vệ các khu du lịch.
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ môi trờng trong du lịch, cần phải rà soát và đánh giá lại tất cả các văn bản pháp luật đã đợc ban hành để rút kinh nghiệm, chỉnh hoặc bãi bỏ. Việc ban hành mới hoặc chỉnh sửa nên có ý kiến tham gia của các ban ngành liên quan và ý kiến của nhân dân để các văn bản pháp luật thực sự đi vào cuộc sống.
2.4 Đối với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch :
Đảm bảo việc sử dụng bền vững đất, nớc và rừng trong các hoạt động phát triển du lịch. Giảm cũng nh sử lý hợp lý rác thải; ví dụ bằng cách tái chế, tái sử dụng và giảm xả thải ở bất cứ nơi nào có thể, và bằng cách đạt đợc những tiêu chuẩn cao về xử lý rác và nớc thải.
Thực hiện tiếp thị xanh, thí dụ nh quảng cáo các loại hình du lịch giảm thiểu tác động xấu đến môi trờng và văn hoá, thông tin, giáo dục cho các du khách về những tác động do sự có mặt của họ. Cung cấp những thông tin đầy đủ và đáng tin cậy cho khách du lịch.
Tiến hành các cuộc thanh tra thờng xuyên về môi trờng; ví dụ bằng cách tiến hành đánh giá độc lập các tác động môi trờng của toàn bộ các hoạt động của ngành, trong đó có các chỉ tiêu về chất lợng nớc, sức chứa, tiêu thụ năng lợng, mỹ quan môi trờng và xử lý rác thải.