Ninh là vùng than lớn nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á. Trữ lượng thăm dò 3 tỷ tấn, chủ yếu than antraxí. Sản lượng khai thác trên 30 triệu tấn/năm. Than dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy luyện kim, nhiệt điện như: Cao Ngạn (116 MW), Na Dương (110 MW), Cẩm Phả (600 MW),…
- Đồng – niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu), sắt ở Yên Bái, thiếc và bôxit ở Cao Bằng. - Kẽm – chì ở Chợ Điền (Bắc Cạn), đồng – vàng (Lào Cai). - Kẽm – chì ở Chợ Điền (Bắc Cạn), đồng – vàng (Lào Cai).
- Thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), sản xuất 1000 tấn/năm, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Apatit (Lào Cai), khai thác 600.000 nghìn tấn/năm dùng để sản xuất phân bón.
* Khó khăn:
+ Đa số các mỏ quặng nằm ở nơi giao thông vận tải chưa phát triển.
+ Các vỉa quặng nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí cao và phương tiện hiện đại.
+ Thiếu lao động lành nghề,…..
b. Thủy điện
Trữ năng thuỷ điện lớn nhất nước ta:
- Trữ năng sông Hồng (11.000 MW), chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước. Riêng sông Đà gần 6.000 MW.
- Nguồn thủy năng lớn này đang được khai thác:
+ Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110 MW) + Nhà máy thuỷ điện trên sông Đà (1.900MW).
+ Hiện nay đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La 2.400 MW (trên sông Đà), thuỷ điện Tuyên Quang 342 MW (trên sông Gâm).
Đây là động lực phát triển cho vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản, tuy nhiên cần chú ý bảo vệ môi trường.
* Hạn chế:
Thủy chế sông ngòi trong vùng phân hóa theo mùa. Điều đó gây khó khăn nhất định cho việc khai thác thủy điện.
3/ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY DƯỢC LIỆU, RAU QUẢ CẬNNHIỆT VÀ ÔN ĐỚI: NHIỆT VÀ ÔN ĐỚI:
a. Khả năng phát triển
- Phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du). Đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh...
- Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh: Đông Bắc do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh nhất nước ta, Tây Bắc lạnh do chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi. Thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc các loại cây.
b. Hiện trạng phát triển
- Chè: là vùng chuyên canh chè lớn nhất nước ta, chiếm 60% diện tích và sản lượng cả nước,nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái,… nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái,…