Cấu hình và cấu dạng của các phức chất nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc, tính chất một số dãy phức chất của platin(II) chứa safrol, safrol khép vòng và amin (TT) (Trang 25)

c. Tín hiệu proton của các amin thơm trong các phức chất D1÷D

3.6.Cấu hình và cấu dạng của các phức chất nghiên cứu

Khi cho K[PtCl3(Saf)] (A0) tác dụng với amin các loại (Am) thì sản phẩm thu được là các phức chất có cấu hình trans (dãy A).

Độ chuyển dịch hóa học của các proton H8, H9 và H10 ở các phức chất cis-

[PtCl(Saf-1)(Am)] và trans-[PtCl2(Saf)(Am)] được liệt kê ở bảng 3.37.

Bảng 3.37. Độ chuyển dịch hóa học của proton H8, H9 và H10 ở phức nghiên cứu B

ản g

3.37 cho thấy đối với 2 cặp phức chất cùng phối tử, khác cấu hình như A3/D3, E4/D5

cũng như các dãy phức chất không nhất thiết cùng phối tử nhưng khác cấu hình như

B2-B7, D2-D8A1-A10 thì sự khác biệt giữa cấu hình cis và cấu hình trans cũng rất rõ ràng và có tính hệ thống. Cụ thể là:

Ở cấu hình cis: δ(H8a) < 2,7 ppm; δ(H9) < 4,8 ppm; δ(H10trans) < δ(H10cis) < 4,0 ppm

Ở cấu hình trans: δ(H8a) > 3,0 ppm; δ(H9) > 5,0 ppm; δ(H10trans) > δ(H10cis) > 4,3 ppm

Kí hiệu Công thức H8a H8b H9 H10-trans H10-cis

D3 cis-[PtCl(Saf-1H)(4-IPhNH2)] 2,51 3,48 4,43 3,55 4,75 A3 trans-[PtCl2(Saf-1H)(4-IPhNH2)] 3,02 3,38 5,46 4,55 4,47 E5 cis-[PtCl(Saf-1H)(Tz)] 2,64 3,72 4,77 3,73 3,74 A4 trans-[PtCl2(Saf)(Tz)] 3,24 3,57 5,81 4,82 4,70 B2-B7 cis-[PtCl(Saf-1H)(Am)] 2,48-2,60 3,40-3,65 4,63-4,77 3,58-3,64 3,80-3,94 D2-D8 cis-[PtCl(Saf-1H)(Am)] 2,41-2,51 3,43-3,57 3,96-4,43 3,52-3,69 3,40-3,75

Nhận xét trên cho thấy sự khác nhau về độ chuyển dịch hóa học của H8a, H9, H10trans và H10cis đối với các phức chất mà amin ở vị trí trans so với nhóm allyl và các phức chất mà amin ở vị trí cis so với nhóm allyl là khá lớn và ngược nhau. Vì vậy, có thể dùng nhận xét trên như một tiêu chuẩn để phân biệt cấu hình cis trans

đối với các phức chất mà chúng tôi nghiên cứu hoặc cũng có thể mở rộng cho các dãy phức chất tương đồng.

Có 3 chất cho 2 bộ tín hiệu: bộ chính và bộ phụ đều phân giải rõ ràng đối với tất cả các proton. Độ chuyển dịch hóa học của H8, H9 và H10 của chúng được liệt kê như trong bảng sau:

Đ ối

chiếu với “nhận xét về độ chuyển dịch hóa học” thì các cặp chất E6-E6’, E7-E7’, E8- E8’ đều chắc chắn là thuộc cấu hình cis. Sự khác nhau không nhiều về phổ 1H NMR giữa hai chất trong mỗi cặp chỉ có thể được giải thích là do phối tử Btz, MeBtz và MeOBtz cồng kềnh không quay được tự do quanh liên kết N-Pt nên dẫn đến 2 đồng phân cấu dạng như trình bày ở hình 3.53.

Ở hai cấu dạng trên amin dị vòng đều ở vị trí cis so với nhánh allyl nhưng ở cấu dạng I nhân benzen ở xa nhánh allyl hơn so với ở cấu dạng II, dẫn tới ảnh hưởng khác nhau của sự chắn bất đẳng hướng.

Hình 3.53. Hai đồng phân cấu dạng ứng với mỗi cặp chất E6-E6’, E7-E7’, E8-E8’.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc, tính chất một số dãy phức chất của platin(II) chứa safrol, safrol khép vòng và amin (TT) (Trang 25)