Định nghĩa các bước giải cho mô hình COKB

Một phần của tài liệu Tiểu luận MÔN BIỂU DIỄN TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG TÌM HIỂU CÁC MÔ HÌNH BIỂU DIỄN TRI THỨC (Trang 34)

1. Deduce_from3s: suy ra các sự kiện loại 2 từ các sự kiện loại

2. Deduce_from43s: suy ra các sự kiện mới loại 3 từ các sự kiện loại 3

và 4 bằng cách thay thế các biến trong sự kiện loại 3 vào sự kiện loại

4.

3. Deduce_from53s: suy ra các sự kiện mới loại 3, 4, 5 từ các sự kiện

loại 3 và 5 bằng cách thay thế các biến trong sự kiện loại 3 vào sự

kiện loại 5.

4. Deduce_from45s: suy ra các sự kiện mới loại 3 từ các sự kiện loại 4

và 5 bằng cách giải hệ phương trình.

5. Deduce_from8s: suy ra các sự kiện loại 7 từ các sự kiện loại 8.

6. Deduce_from983s: suy ra các sự kiện loại 3, 8 từ các sự kiện loại 3,

8, 9 bằng cách thay thế các sự kiện loại 8 (hay sự kiện loại 3) vào

các sự kiện loại 9.

7. Deduce_Objects: thực hiện suy diễn và tính toán bên trong cấu trúc

của từng đối tượng. Các đối tượng tham gia vào bước giải có khả năng tham gia vào các bước giải có khả năng thực hiện các hành vi nhất định để phát sinh sự kiện mới, thực hiện suy diễn tính toán trên

các thuộc tính của đối tượng, bản thân đối tượng hay các đối tượng

liên quan được thiết lập trên nền của đối tượng.

8. Deduce_from9s: suy ra các sự kiện loại 2, 3 , 6, 7, 8 từ các sự kiện

loại 9 bằng cách thực hiện tính toán hàm.

9. Deduce_Rules: dò tìm luật có thể áp dụng được.

10.Deduce_Funcs: dò tìm hàm có thể áp dụng được.

11.Deduce_EqsGoal: giải hệ phương trình đơn giản gồm n phương

Chương 3: ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC MÔ HÌNH

3.1 Ưu và nhược điểm của các mô hình

3.1.1 Ưu điểm và nhược điểm của biểu diễn tri thức bằng luật

Ưu điểm:

Biểu diễn tri thức bằng luật đặc biệt hữu hiệu trong những tình huống

hệ thống cần đưa ra những hành động dựa vào những sự kiện có thể quan sát được. Nó có những ưu điểm chính yếu sau đây:

- Các luật rất dễ hiểu nên có thể dễ dàng dùng để trao đổi với người

dùng (vì nó là một trong những dạng tự nhiên của ngôn ngữ).

- Có thể dễ dàng xây dựng được cơ chế suy luận và giải thích từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các luật.

- Việc hiệu chỉnh và bảo trì hệ thống là tương đối dễ dàng.

- Có thể cải tiến dễ dàng để tích hợp các luật mờ.

- Các luật thường ít phụ thuộc vào nhau.

Nhược điểm:

- Các tri thức phức tạp đôi lúc đòi hỏi quá nhiều (hàng ngàn) luật

sinh. Điều này sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến tốc độ

lẫn quản trị hệ thống.

- Thống kê cho thấy, người xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo thích

sử dụng luật sinh hơn tất cả phương pháp khác (dễ hiểu, dễ cài

đặt) nên họ thường tìm mọi cách để biểu diễn tri thức bằng luật

sinh cho dù có phương pháp khác thích hợp hơn! Đây là nhược

điểm mang tính chủ quan của con người.

- Cơ sở tri thức luật sinh lớn sẽ làm giới hạn khả năng tìm kiếm của

chương trình điều khiển. Nhiều hệ thống gặp khó khăn trong việc

đánh giá các hệ dựa trên luật sinh cũng như gặp khó khăn khi suy

3.1.2 Ưu điểm và nhược điểm của mạng ngữ nghĩa

Ưu điểm

- Mạng ngữ nghĩa rất linh động, ta có thể dễ dàng thêm vào mạng

các đỉnh hoặc cung mới để bổ sung các tri thức cần thiết.

- Mạng ngữ nghĩa có tính trực quan cao nên rất dễ hiểu.

- Mạng ngữ nghĩa cho phép các đỉnh có thể thừa kế các tính chất từ

các đỉnh khác thông qua các cung loại "là", từ đó, có thể tạo ra các liên kết "ngầm" giữa những đỉnh không có liên kết trực tiếp

với nhau.

- Mạng ngữ nghĩa hoạt động khá tự nhiên theo cách thức con người

ghi nhận thông tin.

Nhược điểm

- Cho đến nay, vẫn chưa có một chuẩn nào quy định các giới hạn

cho các đỉnh và cung của mạng. Nghĩa là bạn có thể gán ghép bất

kỳ khái niệm nào cho đỉnh hoặc cung! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tính thừa kế (vốn là một ưu điểm) trên mạng sẽ có thể dẫn đến

nguy cơ mâu thuẫn trong tri thức. Chẳng hạn, nếu bổ sung thêm nút "Gà" vào mạng như hình sau thì ta có thể kết luận rằng "Gà"

biết "bay"!. Sở dĩ có điều này là vì có sự không rõ ràng trong ngữ

nghĩa gán cho một nút của mạng. Bạn đọc có thể phản đối quan

điểm vì cho rằng, việc sinh ra mâu thuẫn là do ta thiết kế mạng dở

chứ không phải do khuyết điểm của mạng!. Tuy nhiên, xin lưu ý

rằng, tính thừa kế sinh ra rất nhiều mối liên "ngầm" nên khả năng

nảy sinh ra một mối liên hệ không hợp lệ là rất lớn!

- Hầu như không thể biển diễn các tri thức dạng thủ tục bằng mạng ngữ nghĩa vì các khái niệm về thời gian và trình tự không được thể hiện tường minh trên mạng ngữ nghĩa.

3.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của mạng suy diễn tính toán

Ưu điểm:

- Giải được hầu hết các bài toán GT  KL nếu như đáp ứng đầy đủ

các giả thiết cần thiết.

- Thuật toán đơn giản dễ cài đặt cho nên việc bảo trì hệ thống

tương đối đơn giản.

- Có thể xây dựng hệ thống suy luận và giải thích một cách rõ ràng

và dễ hiểu.

Khuyết điểm

- Do hệ thống chỉ bao gồm 1 cặp (M, F) để biểu diễn tri thức nên

khi gặp phải những bài toán phức tạp thì có thể xảy ra việc lưu trữ

khó khăn và nhập nhằng khi quản lý. Đồng thời việc xây dựng lại

thuật toán là một việc tương đối khó khăn  phải bảo trì lại toàn

bộ hệ thống.

- Đối với các bài toán mà sử dụng nhiều các đối tượng tính toán bài

toán trở nên phức tạp, việc giải quyết bài toán bằng mạng tính

toán trở nên khó khăn cho người lập trình.

3.1.4 Ưu điểm và nhược điểm của mô hình frame

Ưu điểm:

- Có sức mạnh diễn đạt tốt, dễ cài đặt các thuộc tính cho các slot

cũng như các mối liên hệ, dễ dàng tạo ra các thủ tục chuyên biệt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hóa, dễ đưa vào các thông tin mặc định và dễ thực hiện các thao

tác phát hiện các giá trị bị thiếu sót.

Nhược điểm:

- Khó lập trình, khó suy diễn, thiếu phần mềm hỗ trợ.

3.1.5 Ưu điểm và nhược điểm của mô hình COKB

Ưu điểm:

- Cấu trúc tường minh giúp dễ dàng thiết kế các môđun truy cập cơ

- Thích hợp cho việc thiết kế một cơ sở tri thức với các khái niệm

có thể được biểu diễn bởi các đối tượng tính toán.

- Tiện lợi cho việc thiết kế các môđun giải bài toán tự động.

- Thích hợp cho việc định dạng ra một ngôn ngữ khai báo bài toán

và đặc tả bài toán một cách tự nhiên.

Với những ưu điểm trên, mô hình COKB là mô hình lý tưởng để biểu

diễn tri thức thay thế cho các mô hình biểu diễn tri thức thông thường. Bên

cạnh đó, công cụ Maple đã hỗ trợ một phần rất lớn cho mô hình COKB.

Đây chính là nền tảng để xây dựng phần mềm ứng dụng sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.

3.2 Phối hợp nhiều cách biểu diễn tri thức

Mục tiêu chính biểu diễn tri thức trong máy tính là phục vụ cho việc

thu nhận tri thức vào máy tính, truy xuất tri thức và thực hiện các phép suy

luận dựa trên những tri thức đã lưu trữ. Do đó, để thỏa mãn được ba mục

tiêu trên, khi chọn phương pháp biểu diễn tri thức, chúng ta phải cân nhắc

một số yếu tố cơ bản sau đây:

- Tính tự nhiên, đồng bộ và dễ hiểu của biểu diễn tri thức.

- Mức độ trừu tượng của tri thức: tri thức được khai báo cụ thể hay

nhúng vào hệ thống dưới dạng các mã thủ tục

- Tính đơn thể và linh động của cơ sở tri thức (có cho phép dễ dàng bổ

sung tri thức, mức độ phụ thuộc giữa các tri thức,...)

- Tính hiệu quả trong việc truy xuất tri thức và sức mạnh của các phép

suy luận (theo kiểu heuristic)

Tuy vậy, như chúng ta đã biết, hiện nay vẫn chưa có một kiểu biểu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

diễn tri thức nào phù hợp với mọi tình huống. Do đó, khi phải làm việc với

nhiều nguồn tri thức khác nhau (khác loại, khác tính chất), chúng ta nhiều

lúc phải hy sinh tính đồng bộ bằng cách sử dụng cùng lúc nhiều kiểu biểu

vậy, chúng ta lại nảy sinh ra vấn đề "dịch" một tri thức từ kiểu biểu diễn

này sang kiểu biểu diễn khác. Tuy thế nhưng một số hệ chương trình trí tuệ

gần đây vẫn dùng cùng lúc nhiều kiểu biểu diễn dữ liệu khác nhau.

Một trong những ví dụ kết hợp nhiều kiểu biểu diễn tri thức mà

chúng ta đã từng làm quen là kiểu kết hợp giữa frame và mạng ngữ nghĩa

trong việc trợ giúp giải bài toán hình học.

Một trong những sự phối hợp tương đối thành công là sự kết hợp

giữa luật sinh và frame. Luật sinh không đủ hiệu quả trong nhiều ứng dụng,

đặc biệt là trong các tác vụ định nghĩa, mô tả các đối tượng hoặc những mối

liên kết tĩnh giữa các đối tượng. Nhưng những yếu điểm này lại chính là ưu

điểm của frame. Ngày nay, đã có rất nhiều hệ thống đã tạo ra một kiểu biểu

diễn lai giữa luật sinh và frame có được ưu điểm của hai cách biểu diễn. Sự

thành công của các hệ thống nổi tiếng như KEE, Level5 Object và Nexpert

Object đã minh chứng cho điều này. Frame cung cấp một ngôn ngữ cấu

trúc hiệu quả để đặc tả những đối tượng xuất hiện trong các luật. Frame còn

đóng vai trò như một lớp hỗ trợ cho thao tác suy diễn cơ bản trên những đối

tượng không cần phải tương tác một cách tường minh trong các luật. Khả

năng phân lớp của frame còn có thể được dùng để phân hoạch, tạo chỉ mục và sắp xếp các luật sinh trong hệ thống. Khả năng này rất thích hợp cho

người dùng trong việc xây dựng và hiểu các luật, cũng như cũng có thể theo

dõi được các luật được sử dụng khi nào và cho mục gì.

Hình sau cho thấy một kiểu kết hợp giữa luật sinh và frame. Sự kết

hợp này đã cho phép tạo ra các luật so mẫu nhằm tăng tốc độ tìm kiếm của hệ thống. Kết quả của sự kết hợp này cho phép tạo ra các biểu diễn phức tạp hơn rất nhiều so với việc chỉ dùng frame.

Ví dụ kết hợp biểu diễn tri thức bằng luật sinh và frame trong bài

toán điều chế chất hóa học. Cho trước một số chất hóa học. Hãy xây dựng

chuỗi các phản ứng hóa học để điều chế một số chất hóa học khác.

Đầu tiên, đây là một ứng dụng hết sức tự nhiên của tri thức biểu diễn

dưới dạng luật. Lý do là vì bản thân các phản ứng hóa học tiêu chuẩn đều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được thể hiện dưới dạng luật. Chẳng hạn ta có các phương trình phản ứng sau: Na + Cl2→ NaCl Fe + Cl2→ FeCl2 Cu + Cl2→ CuCl2 Cl2 + H2O → HCl + HClO MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2+ H2O HCl + KMnO4→ KCl + MnCl2 + H2O + Cl2 NaCl + H2O → Cl2 + H2 + NaOH

Như vậy, nếu xem một chất hóa học là một sự kiện và một phương

cách rất tự nhiên, trở thành bài toán suy luận tiến trong cơ sở tri thức dạng luật dẫn.

Tuy nhiên, số lượng các phản ứng là rất lớn, nên ta không thể sử

dụng các luật dựa trên các phản ứng cụ thể như vậy mà phải sử dụng các phản ứng tổng quát hơn như:

Axit + Bazơ → Muối + Nước Kiềm + Nước → Xút + H2

(trong hóa học cũng có nhiều phản ứng rất đặc biệt không thể tổng

quát được, trong trường hợp này, ta sẽ xem phản ứng đó như là một luật riêng)

Để mô tả được các phản ứng tổng quát như trên, ta sẽ sử dụng các

frame. Chẳng hạn để đặc tả Acid Sulfuric H2SO4 ta sử dụng các frame tổng

quát sau.

KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài thu hoạch, em đã có dịp

tìm hiểu, đi sâu nghiên cứu kỹ hơn về các phương pháp biểu diễn tri thức.

Đây là một hướng nghiên cứu khá thú vị. Do thời gian hạn chế nên phạm

vi bài thu hoạch chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu các mô hình biểu diễn tri

thức cơ bản, đặc biệt là mô hình tri thức về các đối tượng tính toán.

Đề tài này có thể mở rộng nghiên cứu, tìm hiểu và cài đặt phần mềm

ứng dụng mô hình biểu diễn tri thức các đối tượng tính toán để giải các bài

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Kiếm, Đỗ Văn Nhơn (2005), Mở rộng và phát triển mô hình tri

thức các đối tượng tính toán, NXB Khoa học Kỹ thuật

2. Đỗ Văn Nhơn (2001), Xây dựng hệ tính toán thông minh – Xây dựng

và phát triển các mô hình biểu diễn tri thức cho các hệ giải toán tự động, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP.HCM 3. Đỗ Tấn Nhàn (2005), Một mô hình Ontology và ứng dụng, Luận văn

thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP.HCM

4. Nguyễn Chánh Tú (2006), Sử dụng Maple trong học tập, nghiên cứu

và giảng dạy toán, Trường Đại học Sư phạm Huế

5. PGS.TS Đỗ Văn Nhơn, Bài giảng môn học Biểu diễn tri thức và ứng

dụng, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, TP.HCM

6. http://123doc.vn/document/24660-ung-dung-mang-tinh-toan-trong- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tiểu luận MÔN BIỂU DIỄN TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG TÌM HIỂU CÁC MÔ HÌNH BIỂU DIỄN TRI THỨC (Trang 34)