Quy trình xét duyệt dự án

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH GIA LAI (Trang 35)

IV. Tình hình thực tế về công tác đầu tư tại Phòng QHKH2 ngân hàng đầu tư phát triển BIDV chi nhánh Gia Lai.

2. Quy trình xét duyệt dự án

a. Hồ sơ pháp lý:

- Đối với khách hàng hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước: hồ sơ gồm: quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề, giấy phép xin nhập khẩu, giấy phép khai thác tài nguyên, đăng ký mã số thuế, bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký khách hàng,…các văn bản khác theo quy định của pháp luật.

- Đối với khách hàng hoạt động theo luật doanh nghiệp: hồ sơ gồm: quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp, giấy phép hành nghề, quyết định về ủy quyền vay vốn ngân hàng, giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên,…các giấy tờ khác có liên quan.

- Đối với khách hàng là các tổ chức khác: hô sơ gồm có: quyết định thành lập, điều lệ quy chế hoạt động, quyết định bổ nhiệm thủ trưởng hay kế toán trưởng, văn bản ủy quyền hay bảo lãnh vay vốn ngân hàng, các giấy tờ khác có liên quan.

b. Hồ sơ năng lực tài chính:

- Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất và quý gần nhất, gồm có bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng lưu chuyển tiền tệ.

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch.

- Bảng kê công nợ các loại tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

Dựa trên danh mục hồ sơ trên, tiến hành phân tích tài chính, xác định những điểm mạnh, điểm yếu hiện tại của doanh nghiệp để đưa ra những kết luận chính xác về khách hàng.

c. Thẩm định dự án đầu tư

- Sự cần thiết phải đầu tư: mục tiêu đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư, tiến độ triển khai,…. Mang lại sự đánh giá khái quát về dự án, thấy được những thuận lợi và khó khăn của dự án và là cơ sở để quyết định việc đầu tư có hợp lý không.

- Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án: thị trường tiêu thụ đóng vai trò quan trọng, quyết định việc thành bại của dự án, cần đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án đầu tư:

+ Đánh giá về nhu cầu sản phẩm của dự án: phân tích cung- cầu, dịch vụ đầu ra của dự án, định dạng sản phẩm của dự án, đặc tính nhu cầu sản phẩm của dự án, xác định nhu cầu hiện tại và nhu cầu trong tương lai của dự án, đánh giá sự hợp lý về quy mô đầu tư của dự án.

+ Đánh giá về cung sản phẩm: năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, dự báo biến động thị trường, …

+ Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án: cần thẩm định khả năng cạnh tranh của san phẩm dự án đối với thị trường nội địa và thị trường nước ngoài.

+ Đánh giá khả năng tiêu thụ của sản phẩm của dự án.

- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào: nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào của dự án phục vụ sản xuất hàng năm, nguồn cung cấp, nhà cung ứng, chính sách nhà nước đối với việc nhập khẩu nguyên vật liệu, biến động về giá nguyên vật liệu.

- Đánh giá, nhận xét về phương diện kỹ thuật: địa điểm xây dựng, quy mô sản xuất và sản phẩm dự án, công nghệ, dây chuyền thiết bị, giải pháp xây dựng, đền bù, di dân tái định cư…

- Đánh giá phương diện tổ chức, quản lý việc thực hiện dự án - Tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn

- Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án: tính toán chi phí đầu tư, chi phí vốn, doanh thu dự kiến, nhu cầu vốn lưu động, …

d. Xét duyệt dự án

- Mức cho vay: căn cứ quy chế cho vay đối với khách hàng, chính

sách khách hàng tại chi nhánh (có khách hàng đã và đang có quan hệ tín dụng tại BIDV, khách hàng là khách hàng mới quan hệ tại BIDV, khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập), các quy định khác có liên quan, căn cứ giá trị tài sản đảm bảo, tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo, nhu cầu vay vốn của khách hàng.

- Thời hạn cho vay: có tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn.

+ Tín dụng ngắn hạn: cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo món.

+ Tín dụng trung dài hạn: hồ sơ gồm: giấy đề nghị vay vốn, các tài liệu chứng minh tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khả năng

tài chính của khách hàng, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng lưu chuyển tiền tệ, các tài liệu khác có liên quan.

c. Mức lãi suất cho vay: là lãi suất thả nổi, điều chỉnh tối thiểu 6 tháng 1

lần.

Lãi suất cho vay = lãi suất cơ sở + mức phí

Với lãi suất cơ sở là lãi suất huy động vốn tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trả sau đối với VNĐ. Đối với ngoại tệ thì lãi suất cơ sở là lãi suất Sibor/ Libor/ Eurobor 6 tháng.

Mức phí do chi nhánh xem xét xác định trên căn cứ xếp loại khách hàng và tỷ lệ tài sản đảm bảo trên dư nợ của khách hàng. Trường hợp cho vay đồng tài trợ, mức phí được xác định trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng.

- Lãi suất cho vay là giá cả của khoản vay, được hình thành chủ yếu do quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, mức độ rủi ro, chi phí quản lý kinh doanh và mức lợi nhuận dự kiến của ngân hàng.

- Tùy theo tình hình thị trường, BIDV sẽ có thông báo chỉ đạo áp dụng lãi suất sàn cho vay theo từng thời kỳ.

d. Tài sản đảm bảo:

- Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của bên bảo đảm; là tài sản được phép giao dịch; không có tranh chấp; có bảo hiểm nếu cần; có khả năng thanh khoản.

- Giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm (nghĩa vụ trả nợ tiền vay, lãi vay trong hạn, lãi vay quá hạn, các khoản phí).

- Tài sản đảm bảo là của khách hàng/ bên thứ ba: cần có giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản; giấy tờ có giá đối với trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu,…,giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản, các giấy tờ khác có liên quan, giấy cam kết thực hiện bảo đảm bằng tài sản của khách hàng, hợp đồng hoặc văn bản bảo lãnh của bên thứ ba.

- Tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay: cần có giấy cam kết thế chấp, cầm cố tài sản nêu rõ quá trình hình thành và bàn giao ngay các giấy tờ liên quan đến tài sản khi được hoàn thành; văn bản của chính phủ cho phép bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

*/. Với quy trình thẩm định và xét duyệt như trên,

3. Trong năm 2011:

a. Các dự án tín dụng đầu tư và phát triển năm 2011:

*/ Các dự án đã ký hợp đồng tín dụng: có tất cả 45 dự án với tổng

số dư nợ tính đến 31/12/2010 là 969.463 triệu đồng, vốn giải ngân trong năm 2011 là 16.120 triệu đồng (DA Thủy Điện Đăk Hnol- Cty TNHH Nhật Minh, DA Thủy Điện Kênh Bắc Ayun Hạ- Cty CP Thủy điện Kênh Bắc Ayun Hạ, DA Nhà máy chế biến đá Bazan- Cty TNHH 1TV Hiệp Lợi Stone, DA Bến xe Đức Long- Bảo Lộc- Cty CP TĐ Đức Long Gia Lai…)

*/ Các dự án đã duyệt, nhưng chưa ký hợp đồng tín dụng:

- Ký hợp đồng tín dụng năm 2011 là 46.000 trd, nhu cầu vốn giải ngân năm 2011 là 46.000 trd.

*/ Các dự án phát sinh năm 2011: hợp đồng tín dụng trong năm

đồng (DA đầu tư mua máy in kỹ thuật số DC 700 Fuji Xerox + máy in số nhảy- Cty CP in & DVVH Gia Lai, DA đầu tư máy móc thiết bị thi công xây lắp- Cty CP Sông Đà 4, DA 980ha cao su của Cty CP TĐ Đức Long Gia Lai).

*/ Đối với các cá nhân, hộ gia đình: dư nợ 31/12/2010 là 14.460

trd, ký hợp đồng tín dụng là 5000 trd, nhu cầu vốn giải ngân năm 2011 là 5000 trd.

b. Các dự án tín dụng đồng tài trợ năm 2011:

*/ Các dự án đã ký hợp đồng tín dụng:

- Dự án đầu tư thiết bị bê tông lạnh và dự án thủy điện Iagrai3 của Cty Sông Đà 4.

- Dự án thủy điện Sê San 3 của BQL dự án thủy điện 4. - Dự án thủy điện Sê San 3A của Cty CP Sê San 3A.

- Dự án khách sạn Hoàng Anh Gia Lai của Cty CP Hoàng Anh Gia Lai.

*/ Các dự án đã duyệt nhưng chưa ký hợp đồng tín dụng:

- Dự án BOT Quốc lộ 14 và dự án 980ha cao su của Cty CP TĐ Đức Long Gia Lai.

- Dự án mở rộng nhà máy đá Granite của Cty TNHH Khai thác chế biến đá Granite Đức Long Gia Lai.

- Dự án nâng cao năng lực thiết bị của Cty Sông Đà 4.

c. Các dự án phát sinh trong năm 2011, chưa bố trí được nguồn

giải ngân: tổng cộng 26 dự án.

PHẦN III: Một số ý kiến nhận xét và kiến nghị 1. Nhận xét:

Qua quá trình tìm hiểu về tình hình kế hoạch và đầu tư tại Phòng, tôi rút ra được một số nhận xét về công tác kế hoạch và đầu tư tại Phòng như sau:

- Nguồn vốn huy động được từ các tổ chức hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh là lớn.

- Công tác huy động vốn được tiến hành theo từng nhóm khách hàng.

- Khách hàng của ngân hàng được phần ra thành nhiều khối khách hàng, dễ quản lý.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH GIA LAI (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w