- Lý do phạt: do phát sinh hỏng hóc hay thất thoát Số tiền phạt
2.3.2. Mối quan hệ giữa các thực thể
• Một khách hàng có nhiều hợp đồng sửa chữa, một hợp đồng sửa chữa chỉ thuộc một khách hàng
• Một khách hàng có nhiều hợp đồng thuê, một hợp đồng thuê chỉ thuộc một khách hàng
• Một loại container có nhiều container, một container chỉ thuộc một loại
• Một container có nhiều chi tiết, một chi tiết có ở nhiều container
• Một chi tiết có nhiều kiểu hư hỏng, một kiểu hư hỏng nhiều chi tiết bị
• Một kiểu hư hỏng có mọt pương án sửa chữa, một phương án sửa chữa cho một kiểu hư hỏng
• Một bãi cảng có nhiều container, một contaier có thể ở nhiều bãi cảng
•
• Một hợp đồng sửa chữa có một phiếu giám định, một phiếu giám định thuộc một hợp đồng
•
• Một hợp đồng sửa chữa có một phiếu báo giá, một phiếu báo giá chỉ thuộc một hợp đồng sửa chữa
•
• Một phiếu giám định có một phiếu báo giá, một phiếu báo chỉ thuộc một phiếu giám định
•
• Một container có nhiều phiếu giám định, một phiếu giám định chỉ cho một container
•
• Một container có nhiều phiếu báo giá, một phiếu báo giá chỉ cho một container
•
• Một hợp đồng thuê có mộ lệnh cấp vỏ, một lệnh cấp vỏ chỉ thuộc một hợp đồng thuê
•
• Một hợp đồng thuê có một phiếu giao nhận, một phiếu giao nhận chỉ thuộc một hợp đồng thuê
•
• Một hợp đồng thuê có nhiều phiếu phạt, một phiếu phạt thuộc một hợp đồng thuê
•
• Một lệnh cấp vỏ có nhiều container, một container có thể thuộc nhiều lệnh cấp vỏ
•
• Một lệnh cấp vỏ có một phiếu báo giá, một phiếu báo giá thuộc một lệnh cấp vỏ
•
• Một phiếu giao nhận có nhiều container, một container có thể thuộc nhiều phiếu giao nhận
•
• Một phiếu giao nhận có nhiều phiếu phạt, một phiếu phạt chỉ thuộc một phiếu giao nhận
•
• Một phiếu phạt có một container, một container có thể có nhiều phiếu phạt
•
• Một phiếu phạt có một phiếu báo giá, một phiếu báo giá thuộc một phiếu phạt
•
2.3.3. Mô hình liên kết thực thể ER
•
•
• Hình 2.9. Mô hình liên kết thực thể ER
• CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH, HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
o 3.1. Tổng quan về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
3.1.1. Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu
• Cơ sở dữ liệu (CSDL) là nguồn cung cấp thông tin cho hệ thống thông tin trên máy tính, tronsg đó các dữ liệu được lưu trữ một cách có cấu trúc theo một quy định nào đó nhằm giảm sự dư thừa và đảm bảo toàn vẹn dữ liệu.
• Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là hệ các chương trình để có thể xử lý, thay đổi dữ liệu. Theo nghĩa này, hệ quản trị CSDL có nhiệm vụ rất quan trọng như là một bộ diễn dịch với ngôn ngữ bậc cao nhằm giúp người sử dụng có thể dùng được hệ thống mà ít nhiều không cần quan tâm đến thuật toán chi tiết hoặc biểu diễn dữ liệu trong máy tính.
• Trong lịch sử phát triển của CSDL, có ba mô hình CSDL chính thường được sử dụng, đó là:
• - Mô hình phân cấp: Mô hình dữ liệu là một cây, trong đó các nút biểu diễn các tập thực thể, giữa các nút con và nút cha được liên hệ theo một mối quan hệ xác định.
• - Mô hình mạng: Mô hình đuợc biểu diễn là một đồ thị có hướng. Mô hình mạng cũng gần giống như mô hình cây, đó là một nút cha có thể có nhiều nút con, nhưng khác là một nút con không chỉ có một nút cha mà có thể có nhiều nút cha. Do vậy việc truy xuất thông tin mềm dẻo hơn.
• - Mô hình quan hệ: Mô hình này dựa trên cơ sở lý thuyết tập hợp của các quan hệ. Các dữ liệu được chuyển vào bảng hai chiều, mỗi bảng gồm các hàng và các cột, mỗi hàng xác định một bản ghi, mỗi cột xác định một trường dữ liệu. Các bảng có thể móc nối với nhau để thể hiện các mối quan hệ.
• Trong ba loại mô hình trên thì mô hình quan hệ được nhiều người quan tâm hơn cả, bởi nó có tính độc lập dữ liệu rất cao, lại dễ dàng sử dụng và được hình thức hoá toán học tốt.
3.1.2. Lý thuyết về chuẩn hoá các quan hệ
• Do việc cập nhật dữ liệu (chèn, loại bỏ, thay đổi) gây nên những dị thường cho nên các quan hệ cần được biến đổi thành dạng phù hợp. Quan hệ được chuẩn hoá là quan hệ trong đó mỗi miền của một thuộc tính chỉ chứa những giá trị nguyên tố tức là không phân nhỏ được nữa và do đó mỗi giá trị trong quan hệ cũng là nguyên tố. Một quan hệ được chuẩn hoá có thể thành một hoặc nhiều quan hệ chuẩn hoá khác và không làm mất mát thông tin.
• Các khái niệm cơ bản:
• - Thuộc tính khoá: Cho một lược đồ quan hệ R trên tập thuộc tính U={A1,..., An}. Thuộc tính A∈U được gọi là thuộc tính khoá nếu A là thành phần thuộc một khoá nào đó của R, ngược lại A là thuộc tính không khoá.
• - Phụ thuộc hàm: Cho R là một lược đồ quan hệ trên tập thuộc tính U={A1,..., An} và X, Y là tập con của U. Nói rằng X → Y (X xác định hàm Y hay Y phụ thuộc hàm vào X) nếu r là một quan hệ xác định trên R(U) sao cho bất kỳ hai bộ t1, t2 ∈ r mà
• nếu t1[X] = t2[X] thì t1[Y] = t2[Y]
• Nói cách khác, phụ thuộc hàm có nghĩa là với mọi giá trị của khóa tại mọi thời điểm được xét, chỉ có một giá trị cho từng thuộc tính khác trong quan hệ.
• - Phụ thuộc hàm đầy đủ: Y là phụ thuộc hàm đầy đủ vào X nếu Y là phụ thuộc hàm vào X nhưng không phụ thuộc vào bất kỳ một tập hợp con thực sự nào của X.
• Các dạng chuẩn:
• Năm 1970, khi đề xuất mô hình CSDL quan hệ, trong lý thuyết ban đầu Codd E.F đưa ra ba dạng chuẩn của quan hệ. Đó là: dạng chuẩn thứ nhất (First
• Normal Form-1NF), dạng chuẩn thứ hai (2NF), dạng chuẩn thứ ba (3NF). Ngoài ba dạng chuẩn trên trong lý thuyết chuẩn hoá còn có một số dạng chuẩn khác, tuy nhiên chúng không được sử dụng rộng rãi.
• - Dạng chuẩn thứ nhất (First Normal Form-1NF):
• Một lược đồ quan hệ R được gọi là ở dạng chuẩn thứ nhất khi và chỉ khi toàn bộ các miền có mặt trong R đều chỉ chứa các giá trị nguyên tố, tức là các giá trị đơn.
• - Dạng chuẩn thứ hai (2NF):
• Lược đồ quan hệ R ở dạng chuẩn hai nếu nó ở dạng chuẩn một và nếu mỗi thuộc tính không khóa của R là phụ thuộc hàm đầy đủ vào khóa chính, không phụ thuộc hàm vào một phần của khóa.
• - Dạng chuẩn thứ ba (3NF):
• Lược đồ quan hệ R là ở dạng chuẩn ba nếu nó là dạng chuẩn hai và mỗi thuộc tính không khóa của R không phụ thuộc hàm bắc cầu vào khóa chính. Hay nói cách khác, các thuộc tính không khóa không phụ thuộc hàm vào bất kỳ phần tử không phải khóa nào.
o 3.2. SQL Server
3.2.1. Giới thiệu về SQL Server
• SQL Server là hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational DataBase Management System- RDBMS) sử dụng các lệnh giáo chuyển Transaction-SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client Computer và Server Computer. SQL Server có một số đặc tính sau:
• Cho phép quản trị một hệ CSDL lớn (lên đến vài tega byte), có tốc độ xử lý dữ liệu nhanh đáp ứng yêu cầu về thời gian.
• Cho phép nhiều người cùng khai thác trong một thời điểm đối với một CSDL và toàn bộ quản trị CSDL (lên đến vài chục ngàn user).
• Có hệ thống phân quyền bảo mật tương thích với hệ thống bảo mật của công nghệNT (Network Technology), tích hợp với hệthống bảo mật của Windows NT hoặc sử dụng hệ thống bảo vệ độc lập của SQL Server.
• Hỗ trợ trong việc triển khai CSDL phân tán và phát triển ứng dụng trên Internet. Cho phép lập trình kết nối với nhiều ngôn ngữ lập trình khác dùng xây dựng các ứng dụng đặc thù (Visual Basic, C, C++, ASP, ASP.NET, XML,...).
• Sử dụng câu lệnh truy vấn dữ liệu Transaction-SQL (Access là SQL, Oracle là PL/SQL).
3.2.2. Các kiểu dữ liệu
• - Kiểu dữ liệu số: gồm 4 loại dữ liệu số nguyên (bit, int, smallint, tinyint) lưu trữ các giá trị số nguyên và 2 loại dữ liệu số thực (float, real): lưu trữ các thông tin về số gần đúng.
• - Kiểu string: gồm kiểu biến char, varchar, nchar, nvarchar lưu trữ các chuỗi ký tự
• - Kiểu Binary: gồm các kiểu Binary(n), Varbinary(n), lưu trữ các thông tin - nhị phân trong cặp 2byte.
• - Kiểu Date và Time: lưu trữ các ngày và giờ.
• - Kiểu Money: lưu trữ các giá trị tiền tệ.
• - Loại dữ liệu kiểu Text và Image: Loại dữ liệu Text lưu trữ dữ liệu như các ký tự trong nhiều trang và được dùng lưu trữ dữ liệu có kích thước hơn 8000 byte. Loại dữ liệu Image lưu trữ hình ảnh theo định dạng bmp, tiff, gif, jpeg, hoặc định dạng nhị phân.
• - Kiểu dữ liệu do người dùng định nghĩa: Khi định nghĩa một kiểu dữ liệu người dùng cần phải cung cấp ba tham số:
• + Tên kiểu.
• + Loại dữ liệu cơ sở của SQL Server.
• + Có cho phép nhân giá trị null.
o 3.3. Ngôn ngữ VisualC#.Net 3.3.1. Microsoft .NET