Từ năm 2003 đến nay

Một phần của tài liệu Vấn đề dẫn độ trong pháp luật Việt Nam (Trang 34)

Những năm đầu của thế kỷ 21 cho thấy, tình hình tội phạm có tính chất quốc tế ngày càng có diễn biến phức tạp. Tình trạng ng-ời Việt Nam phạm tội ở n-ớc ngoài, ng-ời n-ớc ngoài phạm tội ở Việt Nam, ng-ời Việt Nam phạm tội ở trong n-ớc bỏ trốn ra n-ớc ngoài, ng-ời n-ớc ngoài phạm tội ở n-ớc ngoài trốn vào Việt Nam, các băng nhóm tội phạm trong n-ớc câu kết với các tổ chức tội phạm n-ớc ngoài để phạm tội có xu h-ớng gia tăng, gây hậu quả nghiêm trọng. Để đấu tranh phòng và chống tội phạm có tính chất quốc tế đạt hiệu quả cao, thì hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này trở thành vấn đề mang tính tất yếu, phù hợp với xu thế chung của thời đại.

Trong lịch sử lập pháp tố tụng hình sự Việt Nam, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 lần đầu tiên ghi nhận chính thức về mặt pháp lý các nguyên tắc, các quy định cơ bản về hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự, trong đó có vấn đề dẫn độ (Điều 344).

Đặc biệt, lần đầu tiên ở Việt Nam, một Hiệp định dẫn độ hoàn chỉnh đã đ-ợc ký giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc vào ngày 15 tháng 9 năm 2003. Hiệp định dẫn độ Việt Nam - Hàn Quốc đã quy định t-ơng đối đầy đủ, rõ ràng những vấn đề mang tính nguyên tắc, cơ bản nhất liên quan đến hoạt động dẫn độ giữa hai n-ớc. Hiệp định dẫn độ Việt Nam - Hàn Quốc gồm Lời nói đầu và hai m-ơi điều, quy định về các vấn đề: nghĩa vụ dẫn độ; các tội bị dẫn độ; các tr-ờng hợp bắt buộc từ chối dẫn độ; quyền tự quyết từ chối dẫn độ; hoãn và dẫn độ tạm thời; dẫn độ công dân; thủ tục dẫn độ và các tài liệu cần thiết; thông tin bổ sung; bắt khẩn cấp; dẫn độ đơn giản; giải quyết xung đột yêu cầu dẫn độ; chuyển giao ng-ời bị dẫn độ; chuyển giao đồ vật liên quan đến việc dẫn độ; các quy tắc đặc biệt, quá cảnh....

Có thể khẳng định rằng, Hiệp định dẫn độ Việt Nam - Hàn Quốc đã chứa đựng những nguyên tắc cơ bản, những quy định chung nhất bảo đảm cho quá trình dẫn độ đ-ợc tiến hành thuận lợi và phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhìn chung, những quy định trong Hiệp định dẫn độ Việt Nam - Hàn Quốc t-ơng đối phù hợp với các quy định trong Hiệp định dẫn độ mẫu của Liên Hợp Quốc.

Ngoài Hiệp định dẫn độ đã ký với Hàn Quốc, hiện nay, Bộ Công an đang chủ trì chuẩn bị các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc ký Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam với Thái Lan, ấn Độ và Camphuchia.

Những văn bản pháp lý nói trên đã tạo cơ sở cho hoạt động hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm có tính chất quốc tế của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong n-ớc, trong đó có hoạt động dẫn độ.

2.2. Những quy định của pháp luật Việt Nam về dẫn độ

2.2.1. Thủ tục dẫn độ

Theo pháp luật truyền thống (các công -ớc đa ph-ơng, song ph-ơng và nội luật của các n-ớc trên thế giới), quá trình dẫn độ th-ờng đ-ợc chia làm các giai đoạn: N-ớc yêu cầu gửi văn bản yêu cầu dẫn độ đến n-ớc đ-ợc yêu cầu, sau đó n-ớc đ-ợc

yêu cầu xem xét yêu cầu dẫn độ và ra quyết định, cuối cùng, hai Bên tiến hành chuyển giao ng-ời bị yêu cầu dẫn độ và tài sản liên quan đến vụ án.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của Việt Nam không quy định về thủ tục dẫn độ, mà các quy định về thủ tục dẫn độ đ-ợc thể hiện trong các Hiệp định t-ơng trợ t- pháp và pháp lý giữa Việt Nam và các n-ớc, trong Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Nhìn chung, các Hiệp định t-ơng trợ t- pháp từ sau năm 1990 đều chứa đựng các quy định về thủ tục dẫn độ, có nội dung cơ bản dựa trên các quy định của Hiệp định dẫn độ mẫu của Liên Hợp Quốc. Quy định về thủ tục dẫn độ th-ờng liên quan đến các kênh liên lạc, văn bản yêu cầu dẫn độ, thông tin bổ sung, bắt giữ tạm thời, chuyển giao ng-ời, chuyển giao tài sản, quá cảnh.

a. N-ớc yêu cầu gửi văn bản yêu cầu dẫn độ đến n-ớc đ-ợc yêu cầu

Quá trình dẫn độ đ-ợc bắt đầu bằng việc n-ớc yêu cầu gửi yêu cầu dẫn độ cho n-ớc đ-ợc yêu cầu. Theo các Hiệp định t-ơng trợ t- pháp mà Việt Nam đã ký với các n-ớc, đặc biệt là Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam và Hàn Quốc, yêu cầu dẫn độ phải đ-ợc thể hiện d-ới hình thức văn bản và bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Tên cơ quan yêu cầu; - Tên cơ quan đ-ợc yêu cầu; - Tên vụ việc yêu cầu dẫn độ;

- Nội dung các điều luật (của n-ớc yêu cầu) quy định về tội danh của ng-ời bị yêu cầu dẫn độ, loại và mức hình phạt có thể áp đụng cho tội danh đó; - Mô tả chi tiết về ng-ời bị yêu cầu dẫn độ và những thông tin khác nhằm

tạo điều kiện cho việc tìm kiếm, xác minh làm rõ về lai lịch, nhân thân cũng nh- nơi ẩn náu của ng-ời đó. Các thông tin này có thể bao gồm: họ tên, quốc tịch, nơi th-ờng trú hoặc tạm trú, mô tả hình dáng, có kèm theo ảnh, dấu vân tay...;

- Số liệu về mức độ thiệt hại vật chất do hành vi phạm tội của ng-ời bị yêu dẫn độ gây ra;

- Đơn của ng-ời bị hại trong vụ án hình sự đ-ợc khởi tố theo yêu cầu của ng-ời bị hại và đơn của ng-ời đó yêu cầu bồi th-ờng thiệt hại vật chất, nếu có;

Ngoài ra, tuỳ từng tr-ờng hợp:

- Kèm theo văn bản yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự phải có bản sao có chứng thực lệnh bắt ng-ời, trong đó có mô tả các tình tiết thực tế của vụ án;

- Kèm theo văn bản yêu cầu dẫn độ để thi hình phạt phải có bản sao đ-ợc chứng thực bản án, cùng với việc xác nhận bản án đó đã có hiệu lực pháp luật và điều luật hình sự theo đó ng-ời bị yêu cầu đã bị kết án. Nếu ng-ời bị kết án đã chấp hành đ-ợc một phần hình phạt thì cũng phải thông báo về điều đó.

Nếu n-ớc đ-ợc yêu cầu cho rằng thông tin chứa đựng trong văn bản yêu cầu dẫn độ không đủ cơ sở để ra quyết định chấp thuận dẫn độ, thì n-ớc đó có thể yêu cầu bổ sung thông tin trong thời hạn nhất định. Các Hiệp định t-ơng trợ t- pháp và pháp lý giữa Việt Nam và các n-ớc quy định thời hạn bổ sung thông tin không giống nhau. Có Hiệp định quy định thời hạn trên là một tháng (Hiệp định Việt Nam – Liên bang Nga, Hiệp định Việt Nam – Ucraina...), có Hiệp định quy định thời hạn trên là hai tháng (Hiệp định Việt Nam – Lào, Việt Nam – Mông Cổ, Việt Nam – Ba Lam, Việt Nam – Belarút, Việt Nam – Hunggri, Việt Nam – Tiệp Khắc). Đặc biệt, có Hiệp định quy định thời hạn trên đến ba tháng (Hiệp định Việt Nam – Bungari, Việt Nam – Cuba). Nếu có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể kéo dài 15 ngày, một tháng đến hai tháng, tuỳ quy định của từng Hiệp định. Hiệp định dẫn độ mẫu của Liên Hợp Quốc và Công -ớc châu Âu về dẫn độ năm 1957 không ấn định thời hạn bổ sung thông tin. Theo đó, thời hạn bổ sung thông tin do các bên tự thoả thuận. Hiệp định dẫn độ Việt Nam - Hàn Quốc cũng quy định theo h-ớng này.

Nếu trong thời hạn quy định hoặc đã đ-ợc kéo dài mà vẫn ch-a nhận đ-ợc thông tin bổ sung, thì cơ quan có thẩm quyền của n-ớc đ-ợc yêu cầu có thể trả tự do cho ng-ời bị yêu cầu dẫn độ nếu ng-ời đó đã bị bắt giữ để dẫn độ (xem mục b phần này).

Về ngôn ngữ đ-ợc sử dụng trong văn bản yêu cầu dẫn độ, hầu hết các Hiệp định t-ơng trợ t- pháp và pháp lý giữa Việt Nam và các n-ớc đều quy định rằng, yêu cầu dẫn độ và các giấy tờ kèm theo phải đ-ợc lập bằng ngôn ngữ chính thức của n-ớc yêu cầu và kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ chính thức của n-ớc đ-ợc yêu cầu, hoặc ra ngôn ngữ khác mà n-ớc đ-ợc yêu cầu chấp nhận (chẳng hạn, theo Hiệp

tài liệu kèm theo có thể đ-ợc dịch ra tiếng Nga; theo Hiệp định dẫn độ Việt Nam - Hàn Quốc, văn bản yêu cầu dẫn độ và tài liệu kèm theo có thể đ-ợc dịch sang tiếng Anh). Quy định này trong các Hiệp định t-ơng trợ t- pháp và pháp lý giữa Việt Nam và các n-ớc hoàn toàn phù hợp với quy định trong Hiệp định dẫn độ mẫu của Liên Hợp Quốc và Công -ớc châu Âu về dẫn độ năm 1957.

Về cách thức gửi văn bản yêu cầu dẫn độ, Hiệp định dẫn độ mẫu của Liên Hợp Quốc quy định rằng, yêu cầu dẫn độ và các tài liệu kèm theo sẽ đ-ợc chuyển qua kênh ngoại giao trực tiếp giữa các Bộ T- pháp với nhau hoặc bất kỳ quan chức có thẩm quyền nào mà hai bên thống nhất cử ra.

Theo các Hiệp định t-ơng trợ t- pháp và pháp lý giữa Việt Nam và các n-ớc, trong quá trình dẫn độ, các cơ quan có thẩm quyền liên hệ với nhau qua Cơ quan Trung -ơng. Trong hầu hết các Hiệp định, Cơ quan Trung -ơng của Việt Nam là Bộ T- pháp n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phía n-ớc ngoài cũng là các cơ quan t-ơng ứng.

Những quy định trên đã phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế, nh-ng ch-a cụ thể. Cho đến nay, Việt Nam ch-a có văn bản trong n-ớc nào quy định rõ ràng và đầy đủ về thẩm quyền của các cơ quan nhà n-ớc trong quá trình dẫn độ. Ngày 12 tháng 3 năm 1984, chúng ta có Thông t- liên Bộ số 139/TT – LN của Bộ T- pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao về việc thi hành Hiệp định t-ơng trợ t- pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự đã ký giữa n-ớc ta với Liên Xô và các n-ớc xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, Thông t- này đ-ợc ban hành khi Việt Nam mới ký Hiệp định t-ơng trợ t- pháp và pháp lý với ba n-ớc (Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết, Cộng hoà dân chủ Đức và Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc). Do đó, nội dung ch-a phù hợp với các Hiệp định sau này. Mặt khác, Thông t- này không đề cập cụ thể vai trò của các cơ quan trong quá trình thực hiện việc dẫn độ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ của mình, chúng ta cần có những quy định chặt chẽ và cụ thể hơn về thẩm quyền, các b-ớc mà các cơ quan trên phải thực hiện.

Sau khi nhận đ-ợc yêu cầu dẫn độ, n-ớc đ-ợc yêu cầu dẫn độ xem xét yêu cầu dẫn độ và thông báo cho n-ớc yêu cầu kết quả xem xét đó. Nếu không dẫn độ, n-ớc đ-ợc yêu cầu phải thông báo cho n-ớc yêu cầu biết và nói rõ lý do từ chối dẫn độ. Nếu đồng ý dẫn độ, thì n-ớc đ-ợc yêu cầu phải cho n-ớc yêu cầu biết về thủ tục tiến hành giao ng-ời (chủ yếu là thời gian và địa điểm), đồng thời tiến hành ngay các biện pháp để truy tìm và bắt giữ ng-ời bị yêu cầu dẫn độ.

Trong tr-ờng hợp yêu cầu dẫn độ cần đ-ợc bổ sung thông tin mà n-ớc yêu cầu không cung cấp thông tin cần thiết theo thời hạn đã ấn định, thì n-ớc đ-ợc yêu cầu có thể trả tự do cho ng-ời bị bắt giữ.

Về nguyên tắc, n-ớc đ-ợc yêu cầu chỉ bắt giữ đối t-ợng khi có yêu cầu dẫn độ. Nh-ng trong thực tiễn dẫn độ, để kịp thời bắt giữ ng-ời phạm tội, n-ớc đ-ợc yêu cầu dẫn độ có thể chấp nhận tiến hành những biện pháp ngăn chặn cần thiết khi ch-a có văn bản yêu cầu dẫn độ chính thức. Tuy nhiên, phải có đảm bảo chắc chắn của n-ớc yêu cầu rằng văn bản yêu cầu chính thức sẽ đ-ợc gửi tới sau đó.

Về cách thức chuyển yêu cầu bắt giữ khẩn cấp, theo các Hiệp định t-ơng trợ t- pháp và pháp lý giữa Việt Nam và các n-ớc thì, văn bản đề nghị bắt giữ tr-ớc khi có yêu cầu dẫn độ có thể đ-ợc chuyển đến bằng đ-ờng b-u điện, điện tín, telex, fax. Theo Hiệp định dẫn độ Việt Nam - Hàn Quốc, yêu cầu bắt khẩn cấp có thể đ-ợc các Bên gửi qua đ-ờng ngoại giao hoặc trực tiếp giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam và Bộ T- pháp Đại Hàn Dân Quốc. Nếu không thực hiện yêu cầu bắt giữ, thì n-ớc đ-ợc yêu cầu cần thông báo ngay lý do cho n-ớc yêu cầu biết.

Ngoài ra, một số Hiệp định t-ơng trợ t- pháp và pháp lý giữa Việt Nam và các n-ớc Lào, Ba Lan, Mông Cổ, Hunggari... còn quy định, mặc dù không có đề nghị của n-ớc yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền của một n-ớc có thể bắt ng-ời đang có mặt trên lãnh thổ n-ớc mình, nếu thấy đủ căn cứ để xác định ng-ời đó đã phạm tội trên lãnh thổ của n-ớc kia và sẽ bị dẫn độ.

Việc bắt giữ trong hai tr-ờng hợp trên phải đ-ợc thông báo cho n-ớc yêu cầu hoặc sẽ yêu cầu. Sau thời hạn nhất định (tuỳ vào quy định của mỗi Hiệp định, thời hạn này có thể là một tháng, bốn m-ơi ngày hoặc bốn m-ơi lăm ngày), nếu n-ớc bắt giữ không nhận đ-ợc yêu cầu dẫn độ thì ng-ời bị bắt giữ đ-ợc trả tự do.

Nam - Hàn Quốc và Hiệp định t-ơng trợ t- pháp và pháp lý giữa Việt Nam và các n-ớc t-ơng đối phù hợp với Hiệp định dẫn độ mẫu của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Hiệp định t-ơng trợ t- pháp và pháp lý giữa Việt Nam và các n-ớc không đề cập đến việc bắt lại ng-ời đã đ-ợc trả tự do nếu yêu cầu dẫn độ đ-ợc chuyển đến. Khoản 5, Điều 9 - Hiệp định dẫn độ mẫu của Liên Hợp Quốc quy định rằng, việc tha bổng một ng-ời khi yêu cầu dẫn độ không đ-ợc chuyển tới sẽ không ảnh h-ởng đến việc bắt lại cũng nh- quá trình xét xử đối với ng-ời bị yêu cầu dẫn độ từ khi tài liệu liên quan và yêu cầu chính thức đ-ợc chuyển đến. Quy định này hoàn toàn cần thiết nhằm ngăn chặn việc ng-ời bị yêu cầu dẫn độ tiếp tục phạm tội hoặc có hành

Một phần của tài liệu Vấn đề dẫn độ trong pháp luật Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)