2.2 Phương thức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố văn học trong giáo trình tiếng Anh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh cơ sở tại trường ĐHKHTN, ĐHQGHN.PDF (Trang 28)

Đề tài QT-09-67 được tiến hành nghiên cứu tài liệu và quan sát ỉớp học. Kết quả qua quan sát lớp học sẽ đem so sánh để nghiên cứu ảnh hưởng của văn học trong giờ giảng.

Nghiên cứu trọng tâm tìm hiểu:

(1) Có những yếu tố vãn học nào trong các giáo trình chính dùng giảng dạy tiếng Anh cơ sở cho sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên?

(2) Có những yếu tố văn học nào trong các tài liệu phụ trợ dùng phục vụ giảng dạy tiếng Anh cơ sở cho sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên?

(3) Giá trị văn hóa và giá tri ngôn ngữ được thể hiện trong các ngữ liệu văn học ấy như thế nào?

(4) Mức độ tham gia trong giờ học của sinh viên như thế nào khi giáo viên sử dụng những yếu tố văn học để nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh cơ sở? (5) Và đề xuất một số kiến nghị trong việc chọn lựa và sử dụng các tác phẩm văn học phục vụ giảng dạy ngoại ngữ.

Cách thức tiếp cận

- Để trả lời câu hỏi (1), đề tài nghiên cứu hai bộ giáo trình sử dụng cho giảng dạy tiếng Anh cơ sở: New HeadwayLife Lines nhằm tìm xem có bao nhiêu yếu tố văn học xuất hiện trong giáo trình.

- Với câu hỏi (2), đề tài tiến hành nghiên cứu một số tài liệu phụ trợ mà giáo viên đưa vào sử dụng để tìm kiếm những yếu tố văn học. Đề tài tìm hiểu số tài

liệu mà 4 giáo viên sử dụng thêm cho lớp học của mình trong cả học kỳ II năm học 2008-2009. Đây là 4 giáo viên giảng dạy cho 6 lớp mà đề tài QT-09- 67 tiến hành quan sát lớp.

- Với câu hỏi (3) đề tài đã chọn lựa và tiến hành phân tích 3 ấn phẩm văn học điển hình - một là tác phẩm lược trích có sẵn trong giáo trình, một là truyện ngắn được giáo viên đưa vào làm tài liệu phụ trợ sử dụng, và một dưới dạng thơ ca để tìm ra những giá trị về văn hóa và giá trị ngôn ngữ của những ngữ liệu văn học khi đưa vào giảng dạy ngoại ngữ.

- Có được thông tin cho câu hỏi (4), đề tài tiến hành quan sát 6 lớp học. Mỗi lớp sẽ dự 2 buổi trong đó có:

+ một buổi giáo viên chỉ sử dụng các ngữ liệu trong giáo trình để giảng dạy; và

+ một buổi giáo viên có sử dụng ngữ liệu văn học - có thể từ trong giáo trình hoặc từ tài liệu phụ trợ.

- 6 lớp học được mã hóa như sau:

+ Lớp học giáo trình New Headway: Elementary Student's Book: C-NHE + Lớp học giáo trình New Headway: Pre-Intermediate Student's Book: C -N H P

+ Lớp học giáo trình N ew Headway: Intermediate Student's Book: C-NHI

+ Lớp học giáo trình LifeLines Elementary Student's Book: C-LE

+ Lớp học giáo trình LifeLines Pre-Intermediate Student's Book: C-LP

+ Lớp học giáo trình LifeLines Intermediate Student's Book: C-LỈ

Do không thê quan sát tất cả mọi sinh viên trong lớp nên đề tài chọn ngẫu nhiên mỗi lớp 3 sinh viên để quan sát và trọng tâm vào hành vi trong lớp học của họ. Tổng số sẽ có 18 sinh viên trong 6 lớp.

Những thông tin được đem ra phân tích và đối chiếu. Dựa trên kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đưa ra những khuyến cáo cho việc sử dụng các tài liệu văn học khi giảng dạy ngoại ngữ.

Phiếu quan sát lớp học (Xem phụ lục 1)

Phiếu quan sát lớp học tập trung vào hành vi của sinh viên trong giờ học tiếng Anh trên hai bình diện sau:

- Mức độ hăng hái phát biểu ý kiến đóng góp cho thảo luận (trong khi thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm sinh viên có tích cực nói hay không). - Mức độ hăng hái trình bày trước nhóm và trước lớp. Mỗi khi có cơ hội

để trình bày, người học có sẩn sàng xung phong nói hay không. Mức độ hăng hái này được tính theo số lần nói trên tổng số cơ hội giáo viên tạo ra cho sinh viên.

Và người quan sát có ghi những nhận xét ở cột cuối cùng về mức độ tích cực của sinh viên.

Phiếu quan sát lớp học được thiết kế như sau:

Phiếu quan sát lốp học Class observation

Nhóm (Group): ... Phòng học (Classroom): ... Ngày (Date): ...

Sinh viên Phát biểu/ ý tướng Trình bày Tổng số Đánh giá TC/ V P /K T C 1 2 3 (Ghi chú: TC = tích cực; v p = vừa p h ả i; K T C = khống tích cực)

Để đánh giá mức độ tích cực của sinh viên thì tiêu chí đánh giá như sau: - TC: Sinh viên tham gia từ 20 % trong tổng số cơ hội trở lên.

- KTC: Sinh viên tham gia dưới 10 % trong tổng số cơ hội.

Số cơ hội là các cơ hội được giáo viên cho phép sinh viên thực hành nói trên lớp. Cơ hội có thể là dịp trình bày ý kiến của mình, thảo luận trong nhóm, thảo luân theo cặp, trả lời câu hỏi của giáo viên hoặc của bạn. Nói tóm lại cơ hội được nói là bất cứ hình thức nào cho phép người học nói bằng tiếng Anh.

Tuy nhiên, thực tế có thể xảy ra là cùng một lúc và tại cùng một thời điểm có thể có nhiều người muốn nói nhưng chỉ một người được lựa chọn. Vậy thì nếu sinh viên giơ tay xin phát biểu cũng sẽ được đánh dấu là có tham gia.

Mỗi khi tham gia vào những hoạt động trên thì người quan sát đánh dấu (V) vào cột tương ứng, Cột cuối cùng là cột để ghi đánh giá và nhận xét của người quan sát dựa trên tiêu chí đã thống nhất.

III. 3. KẾT QUẢ

// /. 3.1. K ết quả qua nghiên cứu giáo trình

Đề thuận tiện cho việc tổng hợp số liệu vào bảng biểu, các giáo trình được viết tắt như sau:

- S oars, L. and J. Soars. 2003. (The New Edition). New Headway:

Elementary Student's Book. Oxford: Oxford University Press,

(Viết tắt: NHE)

- Soars, L. and J. Soars. 2005. (The New Edition). New Headway: Pre- Intermediate Student's Book. Oxford: Oxford University Press.

(Viết tắt: NHP)

- Soars, L. and J. Soars. 2005. (The New Edition). New Headway:

Intermediate Student's Book. Oxford: Oxford University Press.

(Viết tắt: NHI)

- H u tch in so n , T. 1999. LifeLines Elementary Student's Book Oxford: Oxford University Press.

- Hutchinson, T . 1997. LifeLines Pre-Intermediate Student's Book. Oxford: Oxford University Press.

(Viết tắt: LP)

- Hutchinson, T. 1999. LifeLines Intermediate Student's Book. Oxford: Oxford University Press. Oxford University Press.

(Viết tắt: LI)

Từ trên số liệu thu nhận được chúng ta có kết quả về các ngữ liệu văn học trong giáo trình như sau (Xem Bảng 1).

Bảng 1. Các yếu tố văn học trong giáo trình New Headw ay

Giáo

trình

Số Bài

(units)

Thơ ca Truyện Thể loại

khác Tổng Ghi chú NHE 14 2 1 0 3 Units 11, 13, 14 NHP 14 2 2 1 5 Units 3, 5, 14 NHI 12 2 0 1 3 Units 3, 12 C ộng 40 6 5 2 11 8 units

Trong tổng số 40 bài học của 3 quyển giáo trình New Headway thì có 8 bài (chiếm tỷ lệ 20 %) được nhóm tác giả biên soạn đưa các yếu tô' văn học vào giảng dạy để bổ trợ và củng cố các kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ sinh viên đã được học trong bài.

Một điểm rõ nét nữa là tất cả các yếu tố văn học bộ giáo trình này đều được bố cục xắp xếp sau phần giới thiệu ngôn ngữ trọng tâm của bài học (presentation of new language items). Thơ ca đều được xắp xếp vào cuối bài. Tìm hiểu những yếu tố văn học trong 3 quyển giáo trình Lifelines chúng ta có được các số liệu thể hiện ở Bảng 2 dưới đây.

Bảng 2. Các yếu tố văn học trong giáo trình Lifelines

G iáo trình

Số Bài

(units)

Thơ ca Truyện Thể loại khác

Tổng Ghi chú

LE 14 3 0 0 3 Unit: Extensions

3& 4, 7& 8, 11&12

LP 14 2 3 0 5 Units 4 ,5 , 7, 13, 14

LI 14 1 1 3 5 Units 7, 9, 13, 14

Cộng 42 6 4 3 13 12 units

Giữa bộ giáo trình Lifelines và bộ giáo trình New Headway ta thấy có số liệu tương tự về những yếu tố văn học được các nhà biên soạn giáo trình đưa vào. Có thể nói rằng các tác giả giáo trình cũng có những quan điểm thống nhất trong việc sử dụng những yếu tố văn học phục vụ cho mục đích giảng dạy. Trong tổng số 42 bài học của 3 quyển giáo trình Lifelines thì có 12 bài (chiếm tỷ lệ 28.6 %) được tác giả Hutchinson đưa các yếu tố văn học vào giảng dạy để bổ trợ và củng cố cho các kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ sinh viên đã được học trong bài.

Một điểm tương đồng nữa là tất cả các yếu tố văn học trong bộ giáo trình

Lifelines cũng được xắp xếp sau phần giới thiệu ngôn ngữ trọng tâm của bài học (presentation of new language items). Thơ ca đều được xắp xếp vào cuối bài.

Bảng 3. Các yếu tố văn học trong giáo trình N ew HeadwayLifelines

G iáo trình

Số Bài (units)

Thơ ca Truyện Others Tổng Ghi chú

NHE 14 2 1 0 3 Units 11, 13, 14

NHP 14 2 4 1 7 Units 3, 5, 10, 12, 14

NHI 12 2 0 1 3 Units 3, 12

LE 14 3 0 0 3 Units Extension 3&4, 7& 8, 1 1&12

LP 14 2 3 0 5 Units 4, 5, 7, 13, 14

LI 14 1 1 3 5 Units 7, 9, 13, 14

Cộng 82 12 9 5 26 22 units

Như vậy trên tổng số 82 bài học trong 2 bộ sách gồm 6 quyển từ cấp độ sơ cấp đến cấp độ trung cấp đã có tới 22 bài được tác giả hoặc nhóm tác giả biên soạn đưa kết hợp các yếu tố văn học vào giảng dạy tiếng Anh. Tỉ lệ trung bình về các bài có yếu tố văn học là 26,8 %.

Từ bố cục xắp xếp trình tự bài giảng, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra các yếu tố văn học rất hữu ích cho việc luyện tăng cường nhằm củng cố lâu bền hơn những kỹ năng cũng như kiến thức sinh viên đã được học. Các nhà ngôn ngữ học đã biết khai thác kho tàng văn học làm phong phú thêm cho ngữ liệu giảng dạy ngoại ngữ nhằm phục vụ tốt nhất cho mục đích dạy và học tiếng nước ngoài.

// /. 3.2. K ết quả qua nghiên cứu tài liệu phụ trợ

Đề thuận tiện cho việc tổng hợp số liệu vào bảng biểu, đề tài tập hợp các tài liệu phụ trợ của 4 giáo viên tham giảng dạy các lớp:

- Lớp C-NHE -L ớ p C -L E

- Lớp C-NHP - Lớp C-LP

Trong số các giáo viên giảng dạy có hai giáo viên tham gia giảng dạy 2 lớp (một giảng dạy lớp C-NHE và lớp C-LE, một giảng dạy lớp C-NHI và C-LI) còn hai giáo viên khác thì một người dạy lớp C-NHP và một người dạy lớp C-LP.

Để giúp cho việc tập hợp số liệu, chúng tôi ghi số giáo viên như sau. - Giáo viên 1 - G V 1: giảng dạy lớp C-NHE và lớp C-LE;

- Giáo viên 2 - GV2: giảng dạy lớp C-NHP; - Giáo viên 3 - GV3: giảng dạy lớp C-LP;

- Giáo viên 4 - GV4: giảng dạy lớp C-NHI và lớp C-LI. Kết quả được thể hiện ở Bảng 4 dưới đây.

Bảng 4. Các yếu tố văn học trong tài liệu phụ trợ

Giáo

viên

Số tài liệu

Thơ ca Truyện Thể loại khác Tổng Ghi chú GV1 9 2 0 2 4 Dạy hai lớp GV2 8 1 1 2 4 GV3 7 2 1 2 5 G V4 10 2 2 1 5 Dạy hai lớp Cộng 34 7 4 7 18

ỏ đây giáo viên 1 (GV1) và giáo viên 4 (GV4) đều giảng dạy tiếng Anh cho các lớp có cùng trình độ nên một số tài liệu phụ trợ của họ có thể sử dụng chung cho cả hai lớp. v ề những tài liệu phụ trợ giảng dạy chúng ta có thể thấy những yếu tố văn học được sử dụng cao hơn là những yếu tố văn học có sẵn trong các giáo trình chính. Trên tổng số 34 tài liệu đưa vào tăng cường thực hành thì có tới 18 tài liệu có liên quan tới các yếu tố văn học (chiếm 52,9 %).

Điều này cũng một lần nữa khẳng định rõ vai trò của văn học trong giảng dạy ngoại ngữ, đặc biệt trong việc tăng cường và củng cố kỹ nâng ngôn ngữ.

Trong buổi tọa đàm về số liệu và dữ liệu diễn ra vào cuối tháng 6/2009 những cán bộ tham gia nghiên cứu và bốn giáo viên của Bộ Môn Ngoại Ngữ tham gia giảng dạy cho các nhóm đối tượng của Đề tài QT- 09 - 67 đều cho rằng khi đưa các tài liệu bổ trợ vào giờ giảng họ chú ý tới những yếu tố văn hóa và

ngôn ngữ. Họ tìm kiếm những tài liệu phù hợp với trọng tâm của bài giảng. Ví dụ khi bài học tăng cường luyện lối mời chào thì giáo viên cũng trọng tâm vào lối nói này từ một số trích đoạn hoặc truyện ngắn.

Hơn nữa, để việc luyện và củng cố các kỹ năng cho sinh viên tốt thì những tài liệu phụ trợ cần phải lý thú nhằm thu hút và kích thích động cơ của người học. Nguồn tài liệu mà giáo viên hay tìm đến là truyện ngắn, thơ ca, hoặc truyện dân gian. Thực tế cho thấy những yếu tố bất ngờ của các tác phẩm vãn học đã trở thành điểm “nóng” giúp cho không khí học tập sôi nổi, đặc biệt khi thảo luận và bình luận.

HI. 3.3. K ết quả qua phân tích các yếu tô vãn học - Giá trị vãn hóa

Tất cả mọi tác phẩm văn học trong các giáo trình và tài liệu bổ trợ đều có nhiều những nét văn hóa và ngôn ngữ. Chúng là một tập hợp ngữ liệu rất hữu ích cho các hoạt động củng cố kiến thức và kỷ nâng ngôn ngữ.

///. 3.3.1. Giá trị văn hóa

Để tìm hiểu giá trị văn hóa trong các yếu tố văn học đưa vào giáo trình giảng dạy tiếng Anh cũng như các tài liệu phụ trợ cho giảng dạy, chúng ta hãy xem Bảng 5 và Bảng 6 dưới đây.

Bảng 5. Giá trị văn hóa trong giáo trình New' HeadwayLifelines

G iáo trình Yếu tố vãn học Nét vãn hóa

NHE 3 18 NH P 5 45 NHI 3 21 LE 3 17 LP 5 48 LI 5 58 C ộ n g 24 207

Bảng 6. Giá trị văn hóa trong tài liệu phụ trợ

G iáo viên Yếu tố van học Nét văn hóa

GV1 4 28

G V 2 4 41

GV3 5 38

G V 4 5 49

C ộn g 18 156

Như chúng ta nhận thấy, các yếu tố văn học trong giáo trình mang đậm mẩu sắc vãn hóa. Trong tổng số 24 yếu tố (tác phẩm) văn học trong 6 giáo trình thì có chứa 207 nét văn hóa. Tương tự như vậy trong tổng số 18 yếu tố văn học được đưa vào giảng dạy thì có tới 156 nét vãn hóa. Rõ ràng nếu chúng ta cung cấp cho sinh viên ngữ liệu văn học thì lợi ích sẽ không chỉ nằm ở chỗ họ học được ngôn ngữ mà còn học được những nét vãn hóa tiềm ẩn trong những yếu tố văn học ấy. Một khi làm quen và nắm bắt được những nét văn hóa thì người học cũng sẽ thấy bài học dễ hiểu hơn vì nó chính là biểu hiện của lối tư duy, suy nghĩ, cách thức giải quyết vấn đề, lối ứng xử và lối sống của con người thuộc nền văn hóa mà mình đang học ngôn ngữ của họ.

HI. 3.3.2. Gía trị văn hóa trong truyện ngắn ‘‘Chuyện về hai anh em lặng thinhcửa Arnold Benneĩ ịThe Tale o f two Silent Brothers)

Để hiểu rõ hơn những giá trị văn hóa trong ngữ liệu văn học đưa vào giảng dạy ngoại ngữ, đề tài QT-09-67 trọng tâm phân tích truyện ngắn (lược trích truyện) được hai tác giả biên soạn giáo trình New Headway: John và Liz Soars đưa vào bài thứ 14 của giáo trình New Headway - Pre-Intermediate (tr. 114-

115- Second Edition).

+ Xung khắc và bất hòa trong gia đình thường xảy ra và các thành viên trong cùng gia đình có thể sẽ không nói chuyện với nhau. Tuy nhiên họ vẫn phải giao tiếp và cách thức giao tiếp của họ là thông qua ngồn ngữ viết.

“They lived together, they ate meal together but they never spoke a single word to each other. They hadn’t spoken to each other for ten years, ever since

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố văn học trong giáo trình tiếng Anh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh cơ sở tại trường ĐHKHTN, ĐHQGHN.PDF (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)