Định hướng sử dụng đất cho giai đoạn tiếp theo

Một phần của tài liệu công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện quốc oai – tp hà nội giai đoạn 2011-2020. (Trang 30)

Xuất phát từ phương hướng và mục tiêu về phát triển kinh tế của huyện, cần có những quan điểm khai thác sử dụng đất trong những năm tới như sau:

- Ưu tiên đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và các khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn, các công trình văn hóa thể thao,

tránh lãng phí đất, nhất là các khu vực đất có chất lượng tốt đang sử dụng trong nông nghiệp. Có kế hoạch sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và các mục đích chuyên dùng khác. Trong sử dụng đất nông nghiệp phải coi trọng yếu tố bền vững với sự kết hợp đồng bộ các biện pháp bảo vệ và cải tạo, hạn chế một cách hiệu quả nhất tình trạng sói mòn, rửa trôi thoái hóa đất, từng bước nâng cao độ phì của đất, tránh ô nhiễm môi trường đất. Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng thâm canh, chuyên canh, tạo ra sản phẩm nguyên liệu cho công nghiệp.

- Không ngừng nâng cao ý thức vừa sử dụng vừa bảo vệ đất, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ tài nguyên rừng, đặc biệt là các khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, để không ngừng nâng cao chất lượng môi trường sống, giữ gìn cân bằng sinh thái, làm giàu và bảo vệ môi trường đất để sử dụng lâu dài và bền vững.

- Nghiên cứu chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất đai, tạo nên một cơ cấu sử dụng đất hợp lý, cân đối giữa các ngành, các thành phần kinh tế, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực.

- Dành một số quỹ đất thỏa đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng văn hóa phúc lợi và các khu công nghiệp, khu dân cư theo định hướng phát triển.

- Kết hợp hài hòa giữa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội với khôi phục môi trường sinh thái, tái tạo tài nguyên, đa dạng sinh học bảo vệ các danh lam thắng cảnh, phát huy bản sắc dân tộc.

- Ngoài những khu vực cần thiết phải chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp thì cần phải bảo vệ diện tích đất trồng lúa đã đc cấp trên phân bổ nhằm góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu giống cây trồng vật nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi theo xu thế giảm dần tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi, đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi để ngày càng chủ động trong tưới tiêu.

- Cùng với việc phát triển công nghiệp, đô thị sẽ tập trung đầu tư phát triển hạ tầng như giao thông, thủy lợi, năng lượng, văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, thương mại chợ, vì thế đất phát triển cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục tăng trong những giai đoạn tiếp theo, đất các khu di tích, danh thắng sẽ phát triển mở rộng theo

quy hoạch, đất các khu dân cư nông thôn sẽ chỉnh trang theo hướng hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đáp ứng chương trình xây dựng nông thôn mới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã thực sự trở thành công cụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, là căn cứ pháp lý để giao đất, thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất. Việc thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội của huyện phát triển, đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tăng nguồn thu từ đất, từng bước đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện vào nề nếp.

Sau khi nghiên cứu đề tài em có một số kiến nghị sau đây:

- Đề nghị các Bộ, Ngành, UBND tỉnh có chính sách đầu tư thỏa đáng tạo điều kiện cho huyện Quốc Oai phát huy tiềm năng nội lực, tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài nhằm thực hiện tốt phương án quy hoạch sử dụng đất và sự chuyển dịch cơ cấu các loại đất theo quan điểm sử dụng đất đầy đủ, tiết kiệm, hiệu quả, bền vững đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra và ngày càng nâng cao đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện quốc oai – tp hà nội giai đoạn 2011-2020. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w