Chúng ta hãy hình dung ra một tương lai mà trong đó nền kinh tế có trí thông minh và hoạt động trong một môi trường peer-to-peer và tính toán lưới, như 1 hệ thống sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập một mô hình dịch vụ theo định hướng tính toán phân tán. Để cung cấp giá trị lớn hơn cho người sử dụng hơn so với các hệ thống truyền thống, một hệ thống quản lý nguồn tài nguyên trong lĩnhvực kinh tế cần phải cung cấp các cơ chế và công cụ cho phép người sử dụng tài nguyên (người sử dụng cuối) và các nhà cung cấp (chủ sở hữu nguồn tài nguyên) có thể đặc tả yêu cầu của họ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu của họ. Đó là:
- Nhu cầu thể hiện yêu cầu, giá trị, và mục tiêu [value expression]
- Phương pháp lập kế hoạch để chuyển chúng đến vùng phân bổ tài nguyên [value translation]
- Các cơ chế để thực thi các lựa chọn và phân bổ các dịch vụ khác biệt, cùng với đó là sự thích ứng với những thay đổi giá trị trong thời gian chạy [value enforcement]. Các yêu cầu tương tự cũng được nêu ra cho các hệ thống giành cho thị trường giao dịch trong một môi trường quản trị domain duy nhất (cluster) và chúng được giới hạn trong mô hình kinh tế hợp tác khi đặt mục tiêu cho phúc lợi xã hội. Hệ thống mạng lưới cần sử dụng các mô hình kinh tế khác nhau giành cho nhiều đối tượng các nhà cung cấp tài nguyên và người tiêu dùng tài nguyên khác nhau có mục tiêu, chiến lược, và các yêu cầu khác nhau tại 1 thời điểm nhất định.
Về cơ bản, người sử dụng tài nguyên cần một mô hình tiện ích (utility model) cho phép họ xác định yêu cầu và ràng buộc về tài nguyên.Ví dụ, mô hình môi giới tài nguyên Nimrod-G cho phép người sử dụng xác định thời hạn và quỹ ràng buộc cùng với các thông số tối ưu hóa như tối ưu hóa thời gian [value expression]. Họ cần mô
hình môi giới cung cấp các chiến lược để lựa chọn nguồn lực thích hợp [value translation] và khả năng thích ứng động với các thay đổi trong nguồn lực sẵn có tại thời gian chạy để đáp ứng yêu cầu người sử dụng [value enforcement]. Mô hình môi giới Nimrod-G hỗ trợ tất cả các yêu cầu này. Chủ sở hữu nguồn tài nguyên cần các cơ chế cho các sơ đồ phát sinh giá (price generation schemes) để tăng cường hiệu quả sử dụng hệ thống và các giao thức (protocols) giúp họ cung cấp các dịch vụ cạnh tranh [value expression]. Đối với thị trường cạnh tranh và lành mạnh, cơ chế phối hợp là cần thiết để giúp thị trường đạt được một trạng thái cân bằng giá giá mà tại đó cung cấp một dịch vụ tương đương với số lượng yêu cầu. Các tài nguyên trong hệ thống mạng lưới có các lịch biểu riêng của chúng (ví dụ, hệ điều hành hoặc hệ thống hàng đợi) dùng để phân bổ nguồn tài nguyên [value translation]. Một số nghiên cứu hệ thống hỗ trợ tài nguyên đặt trước (ví dụ, đặt một khe thời gian từ t1 đến t2 sử dụng Gara Globus và đấu thầu một công việc) và phân bổ nguồn lực trong thời gian dự trữ [value enforcement]. Một số hệ thống nghiên cứu đã khám phá ra hệ thống QoS dựa trên tài nguyên (ví dụ, thời gian CPU và băng thông mạng) phân bổ trong các hệ điều hành và hệ thống hàng đợi, nhưng sự bao gồm của QoS vào các hệ thống chính thống đã làm chậm tốc độ hơn (ví dụ như Internet chủ yếu là sử dụng các chính sách nỗ lực phân bổ tốt nhất, nhưng điều này đang thay đổi với IPv6).