Cho vay trung và dài hạn:

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) (Trang 29)

II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG VIETCOMBANK

2.2.Cho vay trung và dài hạn:

2. Hoạt động cho vay

2.2.Cho vay trung và dài hạn:

Do tính rủi ro cho vay trung và dài hạn là cao hơn so với cho vay ngắn hạn, do đó hiện nay ngân hàng cho vay trung và dài hạ với lượng vốn ít, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả. Chúng ta hãy xem bảng sau:

Bảng 5. Kết cấu cho vay trung và dài hạn của Vietcombank.

Đơn vị: Tr. đồng

Thời điểm

Thành phần 2003 2004 2005 2006

Cho vay DNNN 300.500 300.950 3.100.125 2.005.452 Cho vay DN ngoài QD 200.220 300.650 800.840 600.230 Cho vay khác 500.000 250.000 2.100.710 1.500.680

(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng)

Nhìn vào bảng ta thấy lượng vốn trung và dài hạn mà Ngân hàng cho các thành phần kinh tế vay chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Nhưng lượng vốn cho vay này trong những năm qua có một bước phát triển đáng kể và Ngân hàng cần tiếp tục duy trì tốc độ phát triển như hiện nay.

Những khoản cho vay trung và dài hạn này rất cần thiết đối với việc đầu tư, phát triển của doanh nghiệp. Các khoản cho vay trung dài hạn đầu tư đối với sản xuất đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ thẩm định có nghiệp vụ vững vàng. Ngân hàng chú trọng vào việc đầu tư có hiệu quả, đầu tư cho những dự án có tính khả thi cao. Tuy rằng những dự án đầu tư chưa kết thúc nhưng qua tình hình tài chính của các dự án có thể thấy rằng các dự án đang tiến triển tốt đẹp. Sau một thời gian hoạt động, hiện nay ngân hàng đang tăng cường đội ngũ cán bộ thẩm

Các khoản cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay gần như chưa có. Nhiều doanh nghiệp cần vay vốn trung và dài hạn nhằm mở rộng sản xuất nhưng hiện nay còn nhiều hạn chế trong thủ tục cho vay.

Do lượng vốn cho vay còn ít do đó dư nợ trung và dài hạn còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ. Để thấy được tình hình dư nợ chúng ta xem xét bảng dưới đây.

Bảng 6. Kết quả dư nợ trung và dài hạn của ngân hàng Vietcombank

Đơn vị: Tr.đồng

Thời điểm

Nguồn 2003 2004 2005 2006

Dư nợ trung và dài hạn 890.000 1.040.110 4.200.540 6.000.000

Dư nợ cho vay DNNN 350.000 550.110 2.500.200 3.200.000 Dư nợ cho vay DN N QD 100.000 200.000 500.300 700.000 Dư nợ cho vay khác 440.000 290.000 1.200.040 2.050.000

Biến động 0 150 3.160 1.800

% Biến động 16,9% 303,8% 42,8%

(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng)

Từ bảng kết quả trên chúng ta thấy, tuy với số lượng dư nợ ít nhưng tỷ lệ dư nợ đã tăng nhanh (cụ thể năm 2005 tăng 303,8%). Đồng thời do công tác cho vay vốn của ngân hàng đang được tiến hành từng bước có hiệu quả nên các khoản vay trung và dài hạn có khả năng thu hồi nhanh, an toàn vốn và lãi, không có hiện tượng trở thành nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) (Trang 29)