Tuân.
B
à i l àm
“ Niễm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xử sở của cái đẹp” ( K. Pautopxki). Với tuỳ bút “ Người lái đò sông Đà”, ngòi bút của Nguyễn Tuân như nở hoa trong sự hoà phối diệu kì giữa cái đẹp của ngôn từ với ánh sáng tuyệt mĩ của chiều sâu hình ảnh, dẫn dắt người đọc đến với vẻ đẹp hung bạo mà trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc, nhất là vẻ đẹp vàng 10 nơi tâm hồn con người mà nhà văn tập trung khắc hoạ qua hình tượng người lái đò.
Tác phẩm được thai nghén trong chuyến đi thực tế Tây bắc năm 1958, được rút ra từ tập tuỳ bút” Sông đà” (1960) là kết tinh của tấm lòng và tài năng nhà văn với những khát khao truy tìm “chất vàng 10” trong con người lao động vùng Tây bắc- thứ vàng đã được thử lửa.
Nếu Thạch Lam truy tìm cái đẹp trong cuộc đời nghèo khổ, bình dị, thì Nguyễn Tuân thường say mê với những vẻ đẹp phi thường, tuyệt mĩ. Trong quan niệm của nhà văn ngay cả những người bình thường khi thực thi những công việc bình thường cũng phải đạt tới đỉnh cao của sự tài hoa, khéo léo. Trước CM,Nguyễn Tuân chỉ thấy vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ ở những con người đặc tuyển, những con người quá khứ chỉ còn 1 thời vang bóng. Đó là những Huấn Cao với tài bẻ khoá vượt ngục, viết chữ đẹp; là kẻ ăn xin nổi tiếng với thú thưởng thức trà....Thì cách mạng tháng 8 nổ ra với bao cuộc vặn mình lột xác, ông không chủ trương chơi ngông bằng văn chương nữa mà đi tìm cái độc đáo trong cuộc đời để làm ra cái độc đáo của văn chương. Vẫn tiếp cận sự việc ở phương diện văn hoá thẩm mĩ, vẫn đi sâu khám phá nét tài hoa nghệ sĩ, nhưng ngòi bút tác gia đã hướng tới những người lao động bình thường của cuộc sống thực tại. Họ có thể chỉ là một người lái đò sông Đà như đã được xây dựng trong tập tuỳ bút cùng tên.
Trong cái nhìn độc đáo của Nguyễn Tuân, sông đà càng độc đáo, dữ dội, nham hiểm bao nhiêu thì vẻ đẹp và phẩm chất của người lái đò sông Đà càng nổi bật bấy nhiêu. Bởi thế, trước khi làm nổi bật “tay lái ra hoa” của người lái đò, nhà văn đã dành nhiều tài năng và tâm huyết để đặc tả cái hung bạo của thác dữ sông Đà như một cách dựng phông nền cho sự xuất hiện của nhân vật. Đúng như tiến sĩ Phan Huy Dũng nhận định” Như một sự độc đáo đi tìm những cái độc đáo”, cái tài trong nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Tuân là đã làm sống dậy và nổi sóng tất cả những sự vật vô tri vô giác. Dưới ngòi bút nguyễn Tuân, ngôn ngữ như cựa quậy, gào thét với sóng nước sông Đà. Thế giới cảnh vật qua lăng kính chủ quan của nhà văn như một bức ảnh bất động được phần mềm Flash update lại để tạo nên một đoạn băng động rõ ràng về đường nét, sắc nét về âm thanh. Dưới ngòi bút ma lực của Nguyễn Tuân, dòng sông Đà như một con thuỷ quái “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ suýt bất cứ người lái đò nào đi qua quãng sông ấy”, rồi “nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”. Nhưng hãy xem, âm thanh sông Đà mới ghê sợ. Âm thanh hay là hình ảnh? Nước hay là lửa? Tất cả bị hoà trộn trong một lối so sánh rất ấn tượng, sự so sánh tần tầng, bậc bậc mà có lẽ nếu ko phải Nguyễn Tuân với cái tài điều khiển ngôn ngữ, luyện đan ngôn từ của mình thì không ai có thể làm được như thế: “ Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang ***g lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”.Nhà văn lại liên tiếp dùng những từ chỉ thời gian như “đã thấy” “ rồi lại” “ lại thấy”....kết hợp với các từ ngữ so sánh cực tả để làm
dậy sóng tò mò, phấn khích, hồi hộp căng thẳng chỉ đợi cái giác cảm giật mình mạnh mẽ trước sự oà ra rất mực hùng tráng của cảnh vật, đặt người lái đò vào vị trí của một nhân vật chính trong một bộ phim kinh dị. Ai bảo trong văn chương, nhịp độ thời gian không thể ứng khớp được với nhịp độ không gian, xúc cảm giữa nhà văn và nhân vật? Trước những cái mạnh mẽ cuồn cuộn của nước lũ sông Đà, dòng ngôn ngữ của nhà văn cũng tuôn trào ào ạt mãnh liệt, cuộn xoáy. Ông lái đò trên chiếc thuyền kia cũng bị cuốn đi theo dòng nước và dòng chảy ngôn từ của một “ngòi bút nở hoa”.
Nguyễn Tuân là nhà văn thường say mê vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ hơn đời, hơn người. Vẻ đẹp ấy được bộc lộ sâu sắc tinh tế và nổi bật nhất qua cảnh ông lái đò đưa con thuyền vượt thác.Bằng cái nhìn sắc sảo của một nhà quân sự, Nguyên Tuân đã chỉ rõ sự chênh lệch lớn về cả thế và lực giữa ông lái đò và thác dữ. Nếu thác dữ đông đảo hùng hậu, hiếu chiến với những “boong ke chìm” “pháo đài nổi” “đá tướng” “đá quân” “ luồng ống” “ luồng chết”... đã giăng sẵn trận địa với những vòng mai phục thì ông lái đò đã 70tuổi, đơn độc trên con thuyền độc mộc chỉ có mái chèo là vũ khí. Nhưng kì lạ thay, đối mặt với thác dữ, người lái đò ấy vẫn chẳng hề nao núng: “Ông đò 2 tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình”. Đó cũng là bản lĩnh cứng cỏi hiên ngang, là cái gan góc bình tĩnh của một người lao động Tây Bắc.
Đâu chỉ có vậy, ngòi bút tài hoa của bậc thầy ngôn ngữ đã giúp Nguyễn Tuân khắc họa
thành công không khí căng thẳng, quyết liệt trong trận chiến giáp lá cà giữa ông lái đò với thác dữ. Mỗi hòn đá, tảng đá nơi ải nước hiểm trở đều như có hình hài, tính cách của một tên địch quân nham hiểm hiếu chiến. Trận cận chiến được mở đầu bằng những hành động có vẻ tràn đầy tinh thần thượng võ “ một hòn ấy trông nghiêng
thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào”.Thiên nhiên thực sự giữ vai trò chủ động trong việc mai phục con người, như được thể lấn tới “ sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng và hông thuyền” “ùa vào bẻ gãy cán chèo vũ khí trên cánh tay” rồi có lúc” chúng đội cả thuyền lên”. Những cảm nhận ấy đều hết sức tinh tế và chân thực, nó gợi nhớ tới sự chông chênh trong cuộc chiến với lũ cá mập của ông lão Xan-ti-ago trong tác phẩm của Hêminhuê. Sóng thác không chỉ “ bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò lại lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt” mà còn “đánh những miếng đòn hiểm độc nhất” là bất ngờ “bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”. Dù vô cùng đau đớn, “mặt méo bệch đi” “ mắt hoa đom đóm” nhưng ông lái đò vẫn cố nén vết thương, “ 2 chân vẫn kẹp chật lấy cuống lái”. Ông lái đò đã vượt lên trên nỗi đau thể xác của mình bằng một tinh thần cứng cỏi, một bản lĩnh kiên cường- đó cũng là những vẻ đẹp vàng 10 của con người lao động Tây Bắc mà Nguyễn Tuân luôn thiết tha tìm kiếm, nâng niu.
Sau khi phá xong vòng vây thứ nhất, không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, ông lái đò đã “phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật”.Như một chàng kị sĩ dũng mãnh đang chinh phục
loài thuỷ quái” “cưỡi lên thác nước sông Đà” và “ cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ” Nguyễn Tuân đã sử dụng hàng loạt các động từ mạnh như “ nắm chặt lấy bờm sóng” “ ghì cương lái, phóng nhanh vào cửa sinh”... để làm nổi bật những hành động kiên quyết, dứt khoát, mạnh mẽ của ông lái đò đã giúp cho con thuyền vượt qua được trùng vi thạch trận vòng thứ hai, để lại sau mình cả lũ đá tướng, đá quân “ tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”. Bước vào vòng vây tiếp theo, ông lái đò khéo léo đưa con thuyền “phóng thẳng chọc thủng” lũ đá hậu vệ và phóng rất nhanh vào cửa sinh. Với tốc độ “ vút, vút, cửa ngoài cửa trong. lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”Với nghệ thuật so sánh, Nguyễn Tuân vừa vẽ ra những đường nét chuyển động tinh tế của chiếc thuyền, vừa cho thấy vẻ đẹp của một tay lái ra hoa- một nghệ sĩ trên sông nước.Với Nguyễn Tuân, hình ảnh ngwoif lái đò sông Đà không chỉ là anh hùng lao động mà là người anh hùng trên chiến trận- trong cuộc chiến chạy đua khốc liệt với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên “ hình ảnh cuộc chiến đấu gian lao trên chiến trường sông Đà” một “quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà”. cảnh người lao động sông Đà vwotj thác gợi nhớ cảnh dũng tướng Triệu Tử Long đơn thwong độc mã phá vòng vây Đương Dương cứu Ấm chúa.
Qua cái nhìn tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân, trong suốt cuộc đời gần 70 tuổi của mình ông lái đò đã trên 100 lần xuôi ngược dòng sông, trong đó khoảng 60 lần chính tay cầm lái, mà chỉ riêng đoạn sông từ Vạn Yên về xuôi đã có tới 73 con thác nham hiểm nên cả cuộc đời ông lái đò đã hàng ngàn lần vượt qua thác dữ, hàng ngàn lần chiến thắng dòng sông hung bạo. Dù chỉ đặc tả một lần vượt thác, nhưng Nguyễn Tuân vẫn làm nổi bật được toàn bộ cuộc đời tài hoa nghệ sĩ của ông đò. Bất giác thấy tràn về trong lòng một ý thơ Tố Hữu:
“ Thác bao nhiêu thác cũng qua Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời”
Phải chăng, giác cảm của sự ngợi ca trân trọng hình ảnh người lái đò cũng theo thuyền chữ của Nguyễn Tuân mà ào ạt ùa về?
Cuộc chiến trên mặt trận sông Đà cam go là thế, nhưng hãy xem hình ảnh người lái đò sau khi vượt thác. Một sự ung dung thanh thản tới kì lạ. Trong đêm nghỉ lại nơi hang đá, những con người ấy không chỉ “nướng ống cơm lam” mà còn “bàn về cá dầm xanh, cá anh vũ” cũng “chẳng thấy ai bàn thêm 1 lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”.Chính tâm trạng ung dung thanh thản như thế đã giúp người đọc hình dung về tầm vóc của những người lao động anh hùng trên sóng nước sông Đà.
Đọc tuỳ bút “ Người lái đò sông đà”, hẳn không ai quên đựơc tư thế hiên ngang trên thác
của “ một người lái đò sông đà có tự do” bởi “ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá”, mà nói như Ăng-ghen “Tự do là ý thức của cái tất yếu”, và khi nắm được quy luật, người ta sẽ bước từ vương quốc của cái tất yếu sang vương quốc của tự do. Nhờ nắm đựơc quy luật tất yếu của thác dữ sông đà, người lái đò luôn cảm thấy tự do và chiến thắng thác dữ. Phải chăng tác phẩm chính là khúc ca ca ngợi tư thế con người khi đứng trước thiên nhiên- một thiên nhiên mà trong quan hệ với con người muôn thủa vừa là thù vừa là bạn. Đó là thế giới thiên nhiên đã không ít lần đi vào thế giới văn học trong “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”, trong “Ông già và biển cả” của văn gia người Mĩ với những cuộc chiến nổi tiếng trên sông nước.
Có thể nói, khả năng làm chủ ngôn ngữ của Nguyễn Tuân thật phi thường. Muốn vẫy gió
tuôn mưa, hô phong hoán vũ, để từ đó dựng cảnh cho người lái đò xuất hiện với tất cả sự tài ba của một nghệ sĩ lái đò, một nhân vật đạt tới đỉnh cao của sự toàn mĩ trong công việc của mình. Phải chăng đó chính là cái độc đáo tài hoa của Nguyễn Tuân- cái điều mà ông vẫn quan niệm “đã viết văn thì phải viết cho hay, cho đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương cần sự độc đáo hơn bất kì một lĩnh vực nào khác....”.