TÌM HIỂU NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn đến sự tăng 4 trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei giai đoan PL1 đến PL 10 tại công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam (Trang 27)

+ Mùa vụ đẻ trứng và sức sinh sản:( Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, 2006)

Ở Bắc Equado, mùa vụ đẻ rộ từ tháng 4 đến tháng 5. Ở Peru mùa đẻ rộ từ tháng 12 đến tháng 4. Số lượng trứng đẻ ra tùy theo kích cỡ của tôm mẹ. Nếu tôm có khối lượng 30- 35g thì đẻ khoảng 100.000 – 250.000 trứng, đường kính trứng khoảng 0,22mm.

III. TÌM HIỂU NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRẮNG

1. Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng

1.1. Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam Nam

Việt nam nói chung và các qốc gia Châu Á nói chung đang đứng trước những thách thức to lớn, đó là làm thế nào để phát triển bền vững nghề nuôi tôm trước những đợt dịch bệnh nghiêm trọng.

Mọt giải pháp được nhìu quốc gia sử dụng hiện nay là đa dạng hoá loài nuôi, đi kèm với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu trong

quy trình sản xuất nhằm tạo ra đàn giống sạch bệnh và nâng cao chất lượng di truyền.

Tôm thẻ chân trắng được xem là giải pháp lựa chon đa dạng hoá đối tượng trong nuôi trồng thuỷ sản ở các quốc gia Châu Á. Nhưng trước các thông tin về các đợt dịch bệnh, gây giảm sút sản lượng nghiêm trọng ở một số quốc gia Châu Mỹ đã gây tâm lý e ngại cho các nhà quản lý ở các quốc gia có ý định nhập nội, thử nghiệm và phát triển đối tượng tôm thẻ chân trắng. tuy nhiên những thành công của các công trình nghiên cứu tôm sạch bệnh và cải thiện chất lượng di truyền của các nước Châu Mỹ đã mở ra hy vọng cho việc duy trì và phát triển cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở các vùng sinh thái trên thế giới. Ở các quốc gia châu Á, nhiều nước di nhập và nuôi tôm thẻ chân trắng như Đài Loan, Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Malaixia, Ấn Độ.

Ở Việt Nam, tôm thẻ chân trắng đã được di nhập vào những năm 2001 từ nhìu quốc gia khác ( Mỹ, Trung quốc) cho sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Các công trình nghiên cứu về đối tượng này tại Việt Nam là chưa có. Vì thế, để phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam cần phải có nghiên cứư xây dụng quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam, góp phần sử dụng có hiệu quả hệ sinh thái các thuỷ vực nuôi là vấn đề cấp thiết và cấp bách. Kết quả nghiên cứu trong thời gian 2 năm (2003-2004) về " Nghiên cứư áp dụng quy trình sản xuất giống và cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm chân trắng sẽ giải quyết được những vấn đề trên".

Tại nơi nghiên cứu có 2 công ty sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, thứ nhất là công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Bình Định III, thứ hai là công ty cổ phần Việt Úc.

2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống tôm trên thế giới và ở Việt Nam2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới

2.1.1. Nghiên cứu về sản xuất giống

Vào giữa năm 1990 đã thành công trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới là kết quả của việc có khả năng nuôi giống tôm bố mẹ có nguồn gốc từ Mỹ. Phương pháp đầu tiên được thực hiện được bởi viện Hải Dương Học, Hawaii, đã bắt đầu xây dựng giống không nhiễm bệnh từ phương pháp chọn lọc theo kiểu chọn dòng.

Vào 2002 công ty CP Group tại Thái Lan đã xây dựng trung tâm cải tiến giống tôm thẻ chân trắng đạt năng suất và tỷ lệ sống cao.

Nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ nước lên số lượng và tỷ lệ dị hình của tinh trùng trong điều kiện nuôi nhốt 42 ngày, Pazec và ctv nhận thấy ở nhiệt độ 260C thì chất lượng tinh trùng tốt hơn hẳn so với ở 290C và 320C. Cụ thể ở 260C số lượng tinh trùng là 18,6 triệu tế bào, tỷ lệ dị hình là 99,7%, còn ở 320C thì không thấy xuất hiện ấu trùng.

Ngoài việc cắt mắt để kích thích sự thành thục và khả năng đẻ, Vaca và ctv còn dùng kich dục tố Setrotomin(5-Hyđroxytrytamine) ở nồng độ 15 và 50μg/g trọng lượng cơ thể kích thích tôm đẻ lần thứ hai, tuy nhiên sự thành thục và tỷ lệ đẻ của tôm cắt mắt cao hơn nhiều so với phương pháp dùng kích dục tố.

Hiện nay một trong những nguyên nhân chính làm giảm sút sản lượng tôm trên thế giới là dịch bệnh. Theo thống kê sơ bộ dịch bệnh đốm trắng xảy ra vào 2 năm 1999-2000 đã làm sản lượng tôm giảm sút chỉ còn 11% tổng sản lượng tôm trên thế giới.

Theo Lighner và Bell (1984-1987), Wyban và Swany (1991) ấu trùng tôm thẻ chân trắng dể bị nhiễm Vibrio, vi khuẩn dang sợi và các bệnh do nguyên sinh động vật. Để phòng trị bệnh này ngoài việc thay nước, điều chỉnh các chế độ cho ăn, dùng các loại hoá chất, cần phải tính đến một nguồn nước sạch trước khi đưa vào nuôi.

2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Do rất thận trọng với đối tượng nhập nội mới, nước ta cho dù đã đưa tôm thẻ chân trắng vào nuôi từ năm 1997 ở Bạc Liêu (công ty Duyên Hải), sau đó ở Phú Yên (công ty Asia Hawaii Ventures), ở Ninh Thuận (công ty Anh Việt) và Hà Tỉnh (công ty công nghệ Việt Mỹ); việc sản xuất giống tôm thẻ chân trắng chỉ dừng lại ở mức tự cung tự cấp trong nội bộ diện tích của các đơn vị nói trên và nhìn chung tỷ lệ sống trung bình từ Nauplius đến Post dưới 30% (Lại Minh Hưng, 2005).

Từ năm 2002 các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu đặt vấn đề nghiên cứu quy trình sản xuất giống thẻ chân trắng như: Viện Hải Dương Học Nha Trang (nguồn tôm bố mẹ do công ty Việt Linh cung cấp từ Hawaii), viện nghiên cứu NTTS III Nha Trang nguồn tôm bố mẹ do công ty Asia Hawaii Ventures Phú Yên), viện nghiên cứu NTTS I Hà Bắc (nguồn tôm bố mẹ do công ty Việt Đức cung cấp)

Năm 2003, tại trại giống Hạnh Phúc Phú Yên hợp đồng với chuyên gia Thái Lan sản xuất tôm sú sạch kết hợp với sản xuất thử nghiệm Post từ Nauplius tôm thẻ chân trắng đạt tỷ lệ sống bình quân 30%.

Hiện nay đã có nhiều trung tâm, trại giống sản xuất tôm thẻ chân trắng đạt năng suất cao như: Trại giống công ty Việt Úc, trại của Viện Nghiên Cứu NTTS III, công ty Anh Việt.

Và đã có một số nghiên cứu, đề tài về tôm thẻ chân trắng đã được thực hiện tại một số địa bàn và đã có kết quả như sau:

- Trung tâm Nghiên cứu thủy sản 3 là đơn vị duy nhất được bộ thủy sản chỉ định nghiên cứu áp dụng kỹ thuật sản xuất giống và cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng. Kết quả: Đây là đề tài NCKH cấp nhà nước tiến hành từ 4.2003 đến 12.2004 kết thúc. Đến thời điểm này chúng tôi đã xây dựng được các chỉ tiêu kỹ thuật trong sản xuất giống và định mức chất lượng tôm bố, mẹ, trại giống tôm bố, mẹ cũng như các tiêu chuẩn về thiết bị, nhân công, nhân lực... Kết quả nghiên cứu đã được báo cáo lên Bộ Thủy sản. Và khuyến cáo người dân không tiến hành sản xuất giống tôm chân trắng tại các trại giông tôm sú và giống tôm khác.

- Theo tạp chí thuỷ sản, số 12/2005: Đào Văn Trí - Nguyễn Thành Vũ Viện nghiên cứu thuỷ sản III. Nghiên cứu ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện môi trường nước: có độ mặn 28-35ppm, nhiệt độ nước 26-30oC, pH 7,5-8,2. Kết quả nghiên thì ở mật độ 100-150 ấu trùng/lít có sự tăng trưởng lớn nhất và tỷ lệ sông cao nhất.

- Đào Văn Trí và Nguyễn Thành Vũ: Nghiên cứu áp dụng quy trình sản xuất giống và cở khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trong

2 năm 2003- 2004. kết quả về nghiên cứu ảnh hưởng mật độ lên tốc độ tăng trưởng của ấu trùng: mật độ 100 ấu trùng/lít có sự tăng trưởng cao nhất. - Tại hội nghị quản lý về giống tôm do Cục Nuôi trồng thủy sản tổ chức ở Khánh Hòa, ông Nguyễn Danh Ngừ - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh đã nhận xét, ao đầm như ở Khánh Hòa không thể nuôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn đến sự tăng 4 trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei giai đoan PL1 đến PL 10 tại công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam (Trang 27)