a) Tần suất quan trắc
Tần suất quan trắc tiếng ồn được xác định tuỳ thuộc vào yêu cầu của cơ quan quản lý chương trình quan trắc, kinh phí và mục đích của chương trình quan trắc nhưng tối thiểu phải là 04 lần/năm.
b) Thời gian quan trắc
- Đối với tiếng ồn tại các khu vực quy định và tiếng ồn giao thông: đo liên tục 12, 18 hoặc 24 giờ tuỳ theo yêu cầu;
4. THIÊT BỊ QUAN TRẮC
a) Thiết bị quan trắc được sử dụng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5964:1995;
b) Thiết bị được sử dụng là các máy đo tiếng ồn tích phân có kèm theo bộ phân tích tần số. Trường hợp không có máy đo tiếng ồn tích phân thì đo bằng máy đo mức âm tiếp xúc trong đó các khoảng thời gian phải được ghi lại và dùng phương pháp phân bố thống kê để tính LAeq,T QUOTE :
Trong đó
- T = åti: là tổng các khoảng thời gian cần lấy mẫu;
- ti : là thời gian tác dụng của mức ồn LAi; (ứng với thời gian đo thứ i); - LAi: là mức âm theo đặc tính A tồn tại trong khoảng thời gian ti; - n: là số lần đo mức ồn.
c) Để đảm bảo chất lượng quan trắc, thiết bị đo tiếng ồn phải được chuẩn theo bộ phát âm chuẩn ở mức âm 94 và 104 dBA trước mỗi đợt quan trắc và định kỳ được kiểm chuẩn tại các cơ quan có chức năng kiểm chuẩn thiết bị.
5. PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC
Phương pháp và khoảng thời gian quan trắc được lựa chọn theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5964:1995 và TCVN 5965:1995.
VI.3. QUAN TRẮC HIỆN TRƯỜNG
- Bổ sung theo chương trình quan trắc môi trường không khí tại vùng kinh tế trọng ssiểm phía bắc.và tài liệu hướng dẫn SOP.
- Phương pháp quan trắc: lấy mẫu, đo và phân tích các thông số môi trường theo quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Cụ thể như sau:
1. Môi trường không khí
Đối với mẫu không khí xung quanh được thực hiện TCVN 5937:2005 nay là QCVN 05:2008: tại mỗi điểm quan trắc để đảm bảo tính đại diện cao tiến hành lấy mẫu tối thiểu 3 lần/ngày, mỗi lần lấy 1 tiếng cho các thông số (Bụi tổng số, bụi chì, CO, SO2, NOx(theo NO2)).
Đối với tiếng ồn: Các phép đo và tính toán kết quả đo theo TCVN 7878-1:2008. Đối với máy đo ồn tích phân mỗi giờ đo 3 lần, mỗi lần đo liên tục trong 20 phút. Lấy các giá trị LAeq và LAmax của 3 lần đo và tính giá trị trung bình LAeq và LAmax tương ứng. Đồng thời đếm cường độ dòng xe.
Đối với các thông số khí tượng đi kèm, tại vị trí quan trắc tiến hành đo và ghi nhận kết quả các thông số khí tượng: Nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí xung quanh, hướng gió, tốc độ gió.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN
Thực hiện quan trắc môi trường tỉnh Vĩnh phúc do TTQTMT – TCMT thực hiện mang lại nhiều lợi ích và số liệu cho việc đánh giá chất lượng môi trường của tỉnh nhằm phát triển kinh tế bền vững hạn chế đến tác động môi trường.
1. Tóm lược hiện trạng môi trường
Môi trường không khí: Nồng độ bụi lơ lửng tổng số tại hầu hết các điểm quan trắc đều vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép, các chất khí SO2, NO2, CO đều vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT.
2. Những mặt tồn tại trong công tác quản lý môi trường của Sở TN- MT tỉnh Vĩnh Phúc Nhìn chung việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp còn hạn chế. Phần lớn các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết và đi vào hoạt động nhưng chưa đầu tư hoặc chưa hoàn thiện đầy đủ cơ sở hạ tầng về môi trường theo đúng quy định.
- Việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu xử lý triệt để ô nhiễm hoặc có những đơn vị chưa nghiêm túc chấp hành việc duy trì vận hành thường xuyên liên tục hệ thống xử lý chất thải, xả chất thải ô nhiễm chưa được xử lý ra môi trường. Một loại hình sản xuất điển hình gây ô nhiễm môi trường hiện nay là chất thải chăn nuôi chưa được xử lý triệt để.
- Về thực trạng: Lực lượng thanh tra chuyên ngành về Tài nguyên và Môi trường con thiếu và hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ do Tài nguyên Môi trường là lĩnh vực đa ngành, đa lĩnh vực.
Thanh tra Tài nguyên và Môi trường là một nội dung phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nghề. Nhưng thực tế lực lượng cán bộ của Thanh tra Sở hiện nay lại chưa được đào tạo cơ bản về một số nội dung như khoáng sản, môi trường... do vậy dẫn đến khi thanh kiểm tra những lĩnh vực như trên gặp không ít khó khăn.
II. KIẾN NGHỊ
Tuy hiện trạng môi trường không khí của tỉnh ô nhiễm nghiêm trọng do vậy để kiểm soát được các vấn đề môi trường nảy sinh đó thì các cấp ban ngành liên quan cần:
- Tiếp Tục quan trắc trong những năm tiếp theo tại các điểm quan trắc tại tỉnh Vĩnh Phúc. - Duy trì đảm bảo chất lượng và thời gian thẩm định, cấp phép môi trường theo đúng quy trình đã ban hành.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường sau phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Đảm bảo các công trình xử lý chất thải được đầu tư vận hành theo đúng quy định trước khi đi vào hoạt động
- Kế hoạch cần được phê duyệt sớm để có thể quan trắc đầu năm tiếp theo.
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2012
Sinh viên