a) Với Nhà nước:
- Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước nhằm giới thiệu hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam ra thế giới. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với khách du lịch, đặc biệt là đối
với khách quốc tế khi du lịch vào Việt Nam. Mặt khác, việc đơn giản thủ tục hành chính còn thực hiện trong giai đoạn đăng ký khách sạn, các thủ tục trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Ngoài ra, cần rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, hướng tới thực hiện phát triển du lịch mix. Đẩy mạnh thu hút khách đến Hà Nội được thực hiện một cách hiệu quả nhất thông qua công tác tuyên truyền, quảng cáo, không ngừng đa dạng hóa cá sản phẩm dịch vụ tại nơi đến.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu du lịch, các dự án tạo sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao.
- Đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng tại các địa bàn trọng điểm du lịch, các khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có tiềm năng phát triển du lịch ở miền núi, vùng sâu, vùng xa… trên cơ sở khai thác các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng lĩnh vực, từng địa phương.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành du lịch với cơ cấu nhân lực phù hợp, gắn đào tạo với hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia. Khẩn trương thiết lập chiến lược phát triển nguồn nhân lực trước mắt và lâu dài. Từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, ưu tiên cán bộ có kiến thức, có ý thức chính trị và kinh nghiệm.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, cảnh quan… của khách sạn.
- Khuyến khích các khách sạn áp dụng những thành tựu về khoa học công nghệ vào việc quản lý khách sạn như phần mềm quản lý khách sạn nhằm giúp choviệc làm thủ tục cho khách hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Cần chú trọng công tác quản lý nhà nước về kinh doanh khách sạn. Cần có những chính sách tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, cạnh tranh lành mạnh để các khách sạn có thể tìm được tiếng nói chung, tạo lập các mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau hướng tới mục tiêu cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
c) Kiến nghị đối với thành phố Hà Nội
- Tạo ra những điểm du lịch hấp dẫn trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa dân tộc, phát huy tiềm năng tự nhiên và nhân văn của từng vùng. Tăng cường công tác quản lý, bảo quản, duy tu, tôn tạo các địa điểm du lịch văn hóa, danh lam thắng cảnh, đồng thời thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm, nhằm tạo môi trường văn hóa lành mạnh, hấp dẫn trên từng khu di tích lịch sử văn hóa tại các điểm du lịch.
- Giảm ô nhiễm về tiếng ồn, bụi bặm, ách tắc giao thông, những hình ảnh thiếu văn minh trên đường phố,… Xây dựng những con đường, tuyến phố văn minh nhằm làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân cũng như của khách du lịch.
- Giao thông du lịch:Cải tạo các tuyến đường nhằm đảm bảo cho việc phục vụ đưa đón khách đến điểm du lịch một cách thuận tiện, nhanh chóng.
-Giáo dục toàn dân tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân về giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường và tác dụng của việc phát triển ngay trên địa bàn địa phương để nhân dân hiểu rõ, tự giác tích cực tham gia xây dựng phong cách ứng xử văn minh, giữ gìn trật tự trị an, giữ gìn vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch
- An toàn du lịch: Tại các điểm du lịch phải tăng cường công tác quản lý đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng cho khách, tránh để xảy ra tình trạng tệ nạn xã hội tại điểm du lịch.