Việc định giá chuyển nội bộ đối với các xí nghiệp mà

Một phần của tài liệu MARKETTING XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 64)

VI. ÐỊNH GIÁ CHUYỂN NỘI BỘ (Transfer Pricing) Top

3. Việc định giá chuyển nội bộ đối với các xí nghiệp mà

công ty có một phần sở hữu Top

(Transfer pricing to partially owned foreign enterprices)

Tương đối phổ biến cho các công ty có một phần quyền lợi ở việc điều hành nước ngoài trong việc đối tác với công ty ở nước ngoài hoặc xí nghiệp khác đóng cùng quốc gia nhà. Khi việc nắm giữ quyền lợi một phần hoặc trong trường hợp liên doanh, ngườøi bán không thể độc quyền giá cả đối với việc chuyển giá nội bộ. Bản chất độc lập của nguời mua yêu cầu giá cả phải được định theo quyền lợi của các chủ sở hữu khác hoặc các đối tác trong liên doanh.

Việc định giá chuyển nội bộ đối với ban điều hành ở nước ngoài mà công ty không sở hữu hoàn toàn liên quan đến một số sự xem xét thêm, mà sự xem xét này có liên quan đến việc định giá cho các công ty con mà nhà xuất khẩu sở hữu hoàn toàn. Có rất ít lý do để định giá chuyển nội bộ càng sát với chi phí càng tốt bởi vì sự chuyển dịch lợi nhuận ra nước ngoài có nghĩa là đối tác sẽ chia xẻ trong đó. Tương tự, cũng không hợp lý nếu việc chuyển đi được thực hiện ở nước ngoài cao hơn giá thị trường có cạnh tranh. Trong thực tế, ở đó có thể có một phần áp lực của đối tác nước ngoài để giá chuyển nội bộ phải thấp hơn giá thị trường bên ngoài.

Tiến trình định giá chuyển nội bộ trong hoàn cảnh như vậy thì giống như tiến trình định giá đối với đối tác thứ ba. Cách thực hành thông thường thì dường như giống cuộc đàm phán chiều dài của cánh tay với điều kiện người mua có toàn quyền mua bên ngoài. Tuy nhiên, nếu liên doanh được thành lập cho một mục đích đặc biệt, có lẽ để sản xuất một số sản phẩm không có sẵn ở đâu đó, giá chuyển nội bộ có thể được định trên cơ sở các yếu tố thêm vào và sẵn sàng để thảo luận. VD: mục đích của liên doanh là được thâm nhập bởi hai bên. Như vậy, mọi lợi nhuận mà xí nghiệp thu được sẽ được chia là, hai

phần tương đương cho hai cổ đông hoặc giữ lại cho hoạt động kinh doanh. Hoặc mỗi bên đều nhận được 50% sản phẩm sản xuất ra, cả hai xí nghiệp đều có lợi tương đương với nhau.Theo những điều kiện như vậy, cách điều hành hay nhất đối với nhà máy là lấy cơ sở điểm hòa vốn. Giá cả được tính cho hai khách hàng của nhà mày có thể tính cao một cách vừa phải để bù đắp chi phí. Tuy nhiên, nếu một trong hai đối tác nhận phần nhiều hơn của sản phẩm của liên doanh, đối tác này sẽ hưởng lợi nhiều hơn đối tác kia.

Nếu sản phẩm của liên doanh yêu cầu các bộ phận được sản xuất bởi một trong các đối tác, tình hình trở nên phức tạp hơn nhiều. Nói chung, theo hoàn cảnh này, đối tác bán bộ phận cho liên doanh rất muốn định giá cao, đối tác kia muốn định giá thấp.

Không có sự hướng dẫn chung để hướng dẫn các bên trong việc định giá chuyển nội bộ trong một tình hình như vậy. Việc thực hành thông thường đối với các bên trong bối cảnh của một liên doanh như vậy là:

· Tính số lượng bộ phận được cung cấp bởi một hoặc cả hai bên. · Phỏng chừng phần sản lượng của liên doanh để chia cho mỗi bên. · Xem xét đến các yếu tố thuế quan và thuế.

· Ðàm phán một hợp đồng có nội dung theo một công thức cụ thể cho việc tính toán giá chuyển nội bộ.

Tóm tắt:

Chương này xem xét việc định giá xuất khẩu. Vấn đề chủ yếu được đưa ra bao gồm các nhân tố ảnh hưởng giá cả, chiến lược định giá, giá xuất khẩu và giá nội địa có liên quan như thế nào, các yếu tố của việc chào giá và định giá chuyển nội bộ. Mặc dù các vấn đề định giá xuất khẩu có nhiều cách giống như việc xem xét giá nội địa, có các yếu tố, chỉ riêng đối với tiếp thị ngoại thương mới gặp phải; các nhà xuất khẩu phải đối phó với nhiều vấn đề phức tạp hơn khi số lượng thị trường mà họ thâm nhập nhiều hơn ( và các thị trường này thường trái ngược nhau).

CHƯƠNG VII:

Một phần của tài liệu MARKETTING XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 64)